Tổng quan về Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 46 - 53)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới trực thuộc BQP Việt Nam, với nhiệm vụ thu thập, mua sắm và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội. Tổ chức gồm các bộ phận: Sưu tầm, mua sắm, phân phối vũ khí; lập các bản vẽ kỹ thuật vũ khí; văn phòng. Ngày 10/9/1974, thực hiện Nghị quyết số 39/QUTW ngày 5/4 của Quân ủy Trung ương, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định số 221/CP thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc BQP. Ngày 07/11/1985, Tổng cục Kinh tế được thành lập theo Nghị định số 260/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 03/3/1989, Tổng cục CNQP được thành lập với tên gọi là Tổng cục CNQP và Kinh tế trên cơ sở Tổng cục Kinh tế và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, với vai trò là cơ quan quản lý các nhà máy, xí nghiệp CNQP. Từ tháng 7/2000, Tổng cục CNQP được tổ chức lại và mang tên gọi hiện nay khi BQP tách hai chức năng quản lý CNQP - giao cho Tổng cục CNQP và chức năng quản lý quân đội làm kinh tế (quản lý các DN quân đội) - giao cho Cục Kinh tế - BQP.

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về CNQP, tổ chức và quản lý các cơ sở CNQP nòng cốt;

- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: sản xuất vũ khí lục quân; đóng mới và sửa chữa tàu quân sự và tham gia sản xuất kinh tế;

- Nghiên cứu KH&CN: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại vũ khí trang bị phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và hiện đại hóa quân đội; đảm bảo kỹ thuật cho sản xuất quốc phòng; đảm bảo tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ;

- Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên quốc phòng.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

Tổng cục CNQP có 22 công ty hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, 04 viện nghiên cứu, 02 kho vật tư, 01 trường cao đẳng, sơ đồ tổ chức thể hiện như Hình 2.1.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức, hoạt động của Tổng cục CNQP

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục CNQP xét trên phương diện quản lý bao gồm 02 khối: - Khối cơ quan quản lý Tổng cục, gồm: Lãnh đạo Tổng cục và các cơ quan giúp việc cho lãnh đạo tổng cục chỉ đạo các hoạt động quản lý nhà nước về CNQP, quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu KH&CN, triển khai các dự án đầu tư…

- Các đơn vị trực thuộc gồm: Các nhà máy sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị cho quân đội; các tổng công ty và công ty đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; các nhà máy sản xuất khí tài, vật tư kỹ thuật; 04 VNC (Viện Vũ khí, Viện Công nghệ, Viện Thuốc phóng Thuốc nổ; Viện Thiết kế tàu quân sự); Trường Cao đẳng; Tổng công ty thương mại; Các kho.

2.1.1.4. Mô hình cấp phát tài chính của Tổng cục CNQP đối với các đơn vị dự toán

Khối đơn vị dự toán của Tổng cục CNQP gồm: Viện Công nghệ (VCN); Viện Thuốc phóng Thuốc nổ (Viện TPTN); Viện Vũ khí (VVK); Viện Thiết kế tàu quân

sự (Viện TKTQS); Trường Cao đẳng CNQP, Đoàn An dưỡng 289; các kho K752, K602; các Ban Quản lý Dự án 9, Dự án 5, Dự án I.

Mô hình cấp phát tài chính của Tổng cục CNQP đối với các đơn vị dự toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.2: Mô hình cấp phát tài chính của Tổng cục CNQP

2.1.2. Tổng quan về các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các viện nghiên cứu trong Tổng cục CNQP

Các VNC thuộc Tổng cục CNQP có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu, thiết kế, chế thử, thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các nhà máy trong Tổng cục. Tham mưu, đề xuất cho Tổng cục về phương hướng phát triển khoa học của Tổng cục.

- Đảm bảo kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất quốc phòng của các nhà máy trong Tổng cục: Xây dựng, thẩm định tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, tài liệu sửa chữa phục vụ cho sản xuất, sửa chữa quốc phòng; giải quyết các khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất tại các Nhà máy trong Tổng cục; Xây dựng và tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về chỉ tiêu kỹ thuật và quy trình kiểm tra chất lượng vật tư sản xuất quốc phòng; thực hiện giám định vật tư mua sắm của Tổng cục và các Nhà máy trong Tổng cục phục vụ cho sản xuất quốc phòng. Tiến hành kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn máy móc thiết bị, phương tiện đo; phân tích, đo đạc, kiểm định, đánh giá các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất và các sản phẩm vũ

BQP

(Cục Tài chính – dự toán cấp 1)

Tổng cục CNQP

(Phòng Tài chính – dự toán cấp 2)

VNC, trường, kho, ban quản lý dự án

khí trang bị sau sản xuất; xây dựng tiêu chuẩn.

- Tham gia tư vấn về mặt kỹ thuật, công nghệ cho Tổng cục trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, nhận chuyển giao công nghệ; phối hợp với các cơ quan của Tổng cục thẩm định các thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của các dự án đầu tư, các dự án chuyển giao công nghệ.

- Triển khai sản xuất ở quy mô pilot đối với những sản phẩm nghiên cứu có quy mô nhỏ. Ứng dụng một số kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức của các viện nghiên cứu trong Tổng cục CNQP

Mô hình tổ chức của các VNC thuộc Tổng cục CNQP do BQP quy định, trực tiếp là Bộ Tổng tham mưu quy định khung bộ máy tổ chức và biên chế quân số. Mô hình tổ chức của các VNC trong Tổng cục CNQP cơ bản được thống nhất tổ chức theo mô hình gồm các bộ phận sau: Lãnh đạo, chỉ huy Viện; khối cơ quan; các phòng nghiên cứu; trung tâm phân tích, đo đạc, kiểm định; xưởng sản xuất, xí nghiệp.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức, hoạt động của các VNC trong Tổng cục CNQP

2.1.2.3. Cơ chế tài chính của các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay

Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức Khoa học và Công nghệ theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, năm 2014, Bộ trưởng BQP

đã ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần cho 01 VNC thuộc Tổng cục CNQP. Như vậy, đến nay, thực trạng hoạt động của các VNC thuộc Tổng cục CNQP như sau:

- 01 VNC tự đảm bảo 50% kinh phí hoạt động thường xuyên: Viện TPTN. - 03 VNC vẫn được NSNN đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thường xuyên: VVK, VCN, Viện TKTQS.

2.1.2.4. Phân bổ nguồn kinh phí cho thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Như đã phân tích ở chương I, nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động KH&CN nói chung của các tổ chức KH&CN trong quân đội bao gồm: NSNN, ngân sách quốc phòng và các nguồn khác.

Nguồn kinh phí cho thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN của các VNC trong Tổng cục CNQP được lấy từ nguồn kinh phí: NSNN cho sự nghiệp phát triển KH&CN; ngân sách quốc phòng; quỹ phát triển KH&CN của Tổng cục và quỹ KH&CN của các Viện. Trong đó, nguồn kinh phí chủ yếu để các VNC trong Tổng cục thực hiện nghiên cứu KH&CN là nguồn ngân sách từ BQP, chiếm 63% - 85%. Kinh phí từ NSNN cấp cho các hoạt động KH&CN của các VNC chiếm khoảng 7%

- 25%. Kinh phí từ Tổng cục và của các VNC còn khá hạn chế, quỹ Tổng cục hỗ trợ các hoạt động KH&CN cho các VNC chỉ chiếm khoảng 8% - 18%; quỹ đơn vị chiếm thấp nhất, chỉ 0,5% - 1,5%.

Cấp Nhà nướcCấp BộCấp Tổng cụcCấp cơ sở Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 0 0.72 0.9 5.1 7.87 0.43 1.490.82 7.24 10 9.39 10.37 15.36 14.11 18.5 15.59 60 50 40 3025.79 20 65.09 63.33 70 73.54 80 79.9 84.46 90 (ĐVT: %)

Hình 2.4: Phân bổ nguồn kinh phí cho nghiên cứu KH&CN của các VNC trong Tổng cục CNQP

(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của các VNC trong Tổng cục CNQP) 2.1.2.5. Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Hoạt động dịch vụ KH&CN là một trong những hoạt động thường xuyên và là hoạt động có thu của các VNC trong Tổng cục CNQP. Hoạt động dịch vụ KH&CN của các VNC trong Tổng cục gồm:

- Tham gia tư vấn cho các dự án chuyển giao công nghệ của các nhà máy, các đơn vị trong và ngoài Tổng cục CNQP;

- Chế tạo, cải tiến, sửa chữa các loại phương tiện đo, kiểm phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm do các Nhà máy trong tổng cục sản xuất và các đơn vị trong quân đội có nhu cầu đặt hàng;

- Phân tích, đo đạc, kiểm định các loại vật tư, hóa chất, máy móc, thiết bị, các sản phẩm do CNQP sản xuất hoặc do các đơn vị trong và ngoài quân đội đặt hàng;

20,000,000,000 18,000,000,000 16,000,000,000 14,000,000,000 12,000,000,000 10,000,000,000 8,000,000,000 6,000,000,000 4,000,000,000 2,000,000,000 -

Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021

Viện TPTN12,908,000,000 14,193,000,000 15,218,000,000 16,483,000,000 17,784,000,000 Viện Công nghệ 3,506,000,0003,589,000,0003,697,000,0003,908,000,0004,031,000,000 Viện Vũ khí1,268,000,0001,361,000,0001,605,000,0001,722,000,0002,290,000,000 Viện TKTQS689,000,0001,297,000,0001,556,000,0001,717,000,0001,660,000,000 Viện TPTNViện Công nghệViện Vũ khíViện TKTQS

quốc phòng và theo nhu cầu của các đơn vị trong và ngoài quân đội theo lĩnh vực chuyên môn được BQP cho phép;

- Sản xuất, chế tạo các sản phẩm theo lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho kinh tế quốc dân.

Hoạt động dịch vụ KH&CN đem lại cho các VNC trong Tổng cục CNQP một số lợi ích sau: Có thêm nguồn kính phí để tái tạo sức lao động, duy trì, nuôi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN; duy trì, phát huy trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ KH&CN; có nguồn kinh phí để chủ động đầu tư thêm máy móc thiết bị, cải tạo hạ tầng kỹ thuật góp phần nâng cao năng lực NCKH. Kết quả hoạt động dịch vụ KH&CN của các VNC trong Tổng cục CNQ từ năm 2017 - 2021 được thể hiện như hình 2.5.

(ĐVT: đồng)

Hình 2.5: Kết quả hoạt động dịch vụ KH&CN của các VNC trong Tổng cục CNQP năm 2017 - 2021

(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm của các VNC trong Tổng cục CNQP)

Từ kết quả hoạt động dịch vụ KH&CN trên hình 2.5 ta thấy, các VNC trong Tổng cục CNQP có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ KH&CN khá ổn định và tăng dần theo các năm, tuy nhiên nguồn thu này không đồng đều giữa các VNC trong Tổng

cục. Viện TPTN có nguồn thu lớn nhất, sau đó tới VCN, VVK và thấp nhất là Viện TKTQS. Sự chênh lệch nguồn thu này thể hiện ở đặc thù chuyên môn của các VNC và các sản phẩm của các VNC có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Viện TKTQS là một VNC chuyên ngành rất đặc thù, nguồn thu dịch vụ KH&CN của viện chủ yếu là hoạt động tư vấn, thẩm định các dự án đóng tàu nên nguồn thu này là rất ít. VCN, VVK có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ KH&CN chủ yếu là hoạt động tư vấn các dự án chuyển giao công nghệ, các hoạt động đảm bảo cho sản xuất quốc phòng, các hoạt động dịch vụ sản xuất và sửa chữa nhỏ đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong quân đội và các hoạt động phân tích, đo đạc, kiểm định cho các đơn vị trong và ngoài quân đội. Viện TPTN ngoài các hoạt động như VVK và VCN còn sản xuất một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất quốc phòng và cung cấp cho kinh tế quốc dân như: sản xuất vật liệu nổ công nghiệp cung cấp cho khai thác than, khoáng sản; sản xuất một số loại hóa chất đặc chủng và một số bán thành phẩm đảm bảo cho sản xuất quốc phòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w