thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ
3.2.1. Cơ hội
Khi tiến hành chuyển đổi sang DN KH&CN, các VNC trong quân đội có cơ hội hưởng những ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với DN KH&CN với mục đích khuyến khách và tạo động lực cho các DN KH&CN nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KH&CN và sản xuất kinh doanh như: miễn hoặc giảm thuế GTGT; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; vay vốn với mức lãi suất thấp hơn DN thông thường…
Hoạt động theo mô hình DN KH&CN, các VNC sẽ có cơ hội nâng cao tính chủ động của mình trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, tái cơ cấu tổ chức, chế độ đãi ngộ người lao động, đào đạo và tuyển chọn nhân sự… Về đầu tư, thay vì chờ đợi kinh phí từ NSNN, các VNC trong quân đội có thể huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, từ đó chủ động trong việc thực hiện các dự án đầu tư. Về cơ cấu tổ chức và chế độ đãi ngộ cho người lao động: các VNC sẽ được phép sắp xếp cơ cấu tổ chức sao cho hiệu quả và xây dựng được cơ chế hoạt động rõ ràng, minh bạch, khuyến khích động viên các nhà khoa học đổi mới sáng tạo; một nguyên tắc làm việc thống nhất, qua đó tạo ra hành lang pháp lý thống nhất tạo điều kiện tốt nhất cho các cá nhân trong đơn vị trong NCKH và sản xuất kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển của đơn vị.
3.2.2. Thách thức
Chuyển đổi sang DN KH&CN không chỉ đem tới cho các VNC thuộc quân đội những cơ hội để phát triển mà còn có không ít những thách thức.
Thứ nhất, nguồn thu của các VCN thuộc quân đội hiện nay xuất phát từ việc
thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do các cấp có thẩm quyền giao, nguồn thu từ dịch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, năng lực tiếp cận thị trường của các đơn vị này còn thiếu và các sản phẩm nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngoài quân đội. Do đó, các VNC trong quân đội phải xác định được mục tiêu và phương hướng phát triển để có thể tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
là một trong những yếu tố quan trọng để các VNC có thể thực hiện chuyển đổi. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ trong nước cũng như trên thế giới không ngừng phát triển, chu kì của một sản phẩm khoảng 5 - 7 năm đòi hỏi các VNC không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tận dụng tối đa nguồn lực để tìm ra được những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của đơn vị.
Thứ ba, vốn lưu động và hiệu quả hoạt động kinh tế là bài toán khó đói với
các VNC khi chuyển đổi sang DN KH&CN. Hầu hết các tài sản được đầu tư cho các VNC đều là tài sản dùng cho hoạt động NCKH và đào tạo, tuy có giá trị cao nhưng lại không có nhiều hiệu quả khi sử dụng cho hoạt động kinh tế. Khi chuyển đổi sang DN KH&CN, các tài sản này sẽ phải đưa vào khấu hao cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây gánh nặng tài chính và ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các đơn vị này. Ngoài ra, các kết quả KH&CN hiện nay của các VNC thuộc Tổng cục CNQP chủ yếu là các đề tài cấp nhà nước, cấp BQP, nên nếu được giao quyền sử dụng các kết quả đó để làm kinh tế thì số tiền nộp lại NSNN cũng rất lớn, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động chung cũng như hiệu quả kinh tế của các đơn vị.
3.3. Một số giải pháp nâng cao khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộcTổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang doanh nghiệp khoa học và công Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang doanh nghiệp khoa học và công nghệ
3.3.1. Các giải pháp khai thác nguồn tài chính
3.3.1.1. Đối với nguồn NSNN
Ngành KH&CN quân sự đóng vai trò quan trọng trong nền KH&CN nước nhà, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, tài chính đất nước, Đảng và nhà nước vẫn ưu tiên NSNN và NSQP để tập trung phát triển ngành KH&CN quân sự. Có thể nói, nguồn NSNN hiện nay vẫn là nguồn kinh phí chủ đạo cho các tổ chức KH&CN thuộc quân đội.
Các VNC cần phát huy thế mạnh của đơn vị, tận dụng sự giúp đỡ của các ban ngành có liên quan trong. Với việc được tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để khai thác tối đa nguồn ngân sách trên cơ sơ thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm, các đơn vị cần chi tiêu tiết kiệm, có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
3.3.1.2. Đối với các hoạt động có thu
Ngoài NSNN, thu từ các họat động có thu là nguồn chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của các VNC thuộc quân đội. Với mục đích là giảm gánh nặng cho ngân sách. Yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức các hoạt động có thu là: - Các hoạt động có thu hiện nay phải tận dụng khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về nhân lực, cơ sở vật chất, gắn liền với nhiêm vụ của đơn vị, không được dùng NSNN hoặc các khoản nộp cho ngân sách để làm nguồn kinh phí tổ chức sản xuất, kinh do;
- Các hoạt động có thu phải phục vụ mục đích chính trị của đơn vị đó là các nhiệm vụ NCKH, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực được giao, nhằm phục vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần vào đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Các hoạt động có thu phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế, thu chi có lãi và phải thu hút được đội ngũ cán bộ khoa học tham gia, xây dựng được lòng tin đối vỡi mỗi sản phẩm cung ứng;
- Kết quả của các hoạt động có thu phải được sử dụng để đầu tư cho tăng cường tiềm lực tại các đơn vị, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên trong đơn vị.
Muốn đạt được yêu cầu trên, các VNC cần phải:
- Tập trung quản lý các hoạt động có thu tại đơn vị: chấp hành nghiêm các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn đối với mọi khoản thu chi, mở sở theo dõi toàn bộ hoạt động thu chi của đơn vị;
- Hàng quý phải tổng hợp đầy đủ các khoản thu, các hoạt động có thu; thực hiện thu các khoản đúng theo định mức, quy định.
- Đối với các dịch vụ KH&CN cần sử dụng vật tư, hóa chất: Lập dự toán chi tiết, kiểm soát chất lượng đầu vào của vật tư, hóa chất. Xây dựng quy trình nhập, xuất kho vật tư để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.
3.3.1.3. Phát huy nội lực trong đơn vị
các VNC thuộc Tổng cục CNQP. Các VNC thuộc Tổng cục hiện nay được BQP, Tổng cục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại; đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao. Vì vậy, các đơn vị phải có kế hoạch để sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở và đội ngũ nghiên cứu sẵn có của đơn vị, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Để đạt được mục tiêu này, các đơn vị phải xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Ngoài việc trả lương theo cấp bậc, hệ số quy định, đơn vị có thể xây dựng quy chế khen thưởng các cá nhân xuất sắc, đạt thành tích trong hoạt động nghiên cứu, lao động sản xuất. Ngoài ra, cũng có hình thức phê bình, kỷ luật với các cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, để vừa tạo động lực, vừa tạo áp lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị.
3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các viện nghiêncứu trong Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cứu trong Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
3.3.2.1. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ trong quản lý hoạt động tài chính tại các viện nghiên cứu
Một là, các VNC phải nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy chế quản lý các
hoạt động tài chính của đơn vị mình, trong đó tập trung vào làm rõ:
- Các loại hình hoạt động có thu đối với lĩnh vực dịch vụ KH và kinh tế tại các VNC;
- Quy định và phân công trách nhiệm cụ thể cơ quan quản lý hoạt động có thu tại đơn vị;
- Tập trung vào hướng dẫn nội dung chi phí quản lý các hoạt động có thu tại đơn vị;
- Trên cơ sở quy định về quản lý hoạt động có thu của Nhà nước và BQP đã ban hành và sửa đổi, vận dụng những nội dung phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của đơn vị.
Hai là, thực hiện phân cấp quản lý, nâng cao tính tự chủ trong hoạt động có
- Phân cấp quản lý gắn liền với nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động có thu. Mọi hợp đồng cung cấp dịch vụ KH&CN, cung cấp sản phẩm đều phải lập dự toán. Phụ trách phòng, ban trong các VNC chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, thủ trưởng đơn vị mình về công tác hoạt động có thu của phòng, ban mình.
- Cơ quan TMKH, cơ quan tài chính làm chức năng tham mưu cho Đảng ủy, thủ trưởng các VNC trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý các hoạt động có thu tại đơn vị mình; hướng dẫn các quy định, chế độ chính sách có liên quan đến công tác quản lý hoạt động có thu tại các phòng ban; thực hiện việc kiểm ra, kiểm soát, chế độ báo cáo theo quy định.
3.3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao
Nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý hoạt động tài chính của các VNC thuộc Tổng cục CNQP. Thực trạng công tác quản lý hiện nay chưa mang lại hiệu quả rõ rệt một phần nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế của bộ máy quản lý. Do đó, khâu then chốt trong công tác quản lý của đơn vị chính là xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách, có tính thần trách nhiệm, có chuyên môn cao. Đó cũng là điều kiện nhằm hoàn thiện, tạo nền tảng và bước đệm để các VNC tiến tới tự chủ tài chính, dần dần chuyển đổi sang DN KH&CN. Để thực hiện giải pháp này, các VNC trong Tổng cục CNQP cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, kiểm tra đánh giá lại năng lực, trình độ cũng như đạo đức của đội ngũ
tài chính trong đơn vị. Trên cơ sở đó, tiến hành tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, trong đó có bộ phận quản lý hoạt động có thu theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ tài chính của đơn vị phải là những cán bộ có trình độ và đạo đức tốt, có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động có thu của các đơn vị hành chính có thu, nắm vững các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động có thu, đặc biêt là lĩnh vực quản lý thuế.
việc, chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát các hoạt động có thu tại đơn vị mình.
- Các VNC phải từng bước hoàn thiện lại bộ máy, tổ chức, biên chế cho phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị. Nghiên cứu đề xuất với cơ quan chức năng bố trí nhân lực phù hợp với tình hình đơn vị. Đề nghị tăng biên chế bộ phận quản lý tài chính của các hoạt động có thu thành bộ phận độc lập, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và Thủ trưởng Viện (hiện mỗi VNC có 01 trợ lý quản lý chuyên trách các họat động có thu tại đơn vị).
Hai là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về hoạt động có thu,
nâng cap nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
- Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường đưa cán bộ đi học hỏi các kinh nghiệm mô hình quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các VNC thuộc lĩnh vực KH&CN đã chuyển đổi sang DN KH&CN và có hiệu quả.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đối với những cán bộ không đủ trình độ, năng lực thì cần nghiên cứu bố trí các công việc khác cho phù hợp. Định hướng tạo nguồn bổ sung các cán bộ có năng lực quản lý cử đi đào tạo sử dụng lâu dài.
3.3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính
Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị trang thiết bị làm việc và ứng dụng tin học vào quản lý tài chính nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao là việc có ý nghĩa rất lớn. Để thực hiện tốt giải pháp này, các VNC thuộc Tổng cục CNQP cần lưu ý:
- Cân đối giữa việc mua sắm tài sản, trang thiết bị và các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải có chiến lược khi sử dụng các máy móc chuyên môn. Mua sắm trang thiết bị hiện đại nhưng giá cả phải hợp lý; các thiết bị phải dễ dàng bảo trì, phụ kiện, nguyên liệu cho máy móc phải đa dạng và có nguồn thay thế.
- Việc hiện đại hóa trang thiết phải đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, làm kinh tế của đơn vị; không mua sắm trang thiết bị quá
đắt tiền. Đảm bảo đầy đủ các thiết bị cần thiết cho hành chính như: máy in, máy tính… đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
- Thực hiện triển khai việc đưa ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả công tác tài chính. Đưa hệ thống mạng nội bộ vào sử dụng và củng cố, nâng cao chất lượng. Nâng cấp các phần mềm kế toán, quản lý tài chính của đơn vị.
3.3.2.4. Nâng cao nhận thức và tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành
Chuyển đổi mô hình hoạt động sang DN KH&CN là thay đổi cơ chế tài chính trong các VNC, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, tư tưởng và hành động của mọi cấp trong đơn vị, từ người đứng đầu tới các cán bộ, người lao động trong đơn vị.
Từ quan điểm trên, để nâng cao khả năng chuyển đổi sang DN KH&CN, các VNC trong Tổng cục CNQP cần đẩy mạnh việc học tập, quán triệt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tới toàn thể đơn vị, để mọi người thấy được hiệu quả cũng như lợi ích cơ chế này mang lại. Hàng năm, các VNC nên xây dựng chương trình bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ tài chính kế toán cơ quan tại chính đủ khả năng tham mưu cho lãnh đạo đơn vị các vấn đề về tự chủ tài chính, về các hoạt động có thu của đơn vị; đồng thời thực hiện vai trò hướng dẫn cho các cán bộ, nhân viên trong đơn vị tuân thủ đúng quy định của nhà nước.
3.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính
3.3.3.1. Tăng cường quản lý thu - chi và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài