Chủ trương của nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 87 - 88)

Chuyển đổi hoạt động của các tổ chức KH&CN sang hướng DN KH&CN chính là đòi hỏi khách quan cũng như nội tại của sự phát triển kinh tế - xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ sự cần thiết phải chuyển đổi phương thức hoạt động của các tổ chức KH&CN theo hướng DN KH&CN và nhiệm vụ trên được cụ thể hóa trong Nghị định số 115/2005/NĐ- CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ (Nghị định 115) quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Điều 4, Nghị định 115 ghi rõ: “Các tổ chức KH&CN có thể lựa chọn hình thức chuyển đổi thành DN KH&CN”.

Tới Đại hội Đảng lần thứ X, tầm quan trọng của việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo hướng DN tiếp tục được khẳng định qua Nghị quyết của Đại hội: “Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; khuyến khích phát triển các DN KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Quán triệt tư tưởng trên, chính phủ tiếp tục ban hành các nghị định về DN KH&CN, đó là Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 (Nghị định 80) và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 (Nghị định 96), trong đó có điều khoản chỉ rõ khái niệm DN KH&CN, trong đó có để cập tới DN KH&CN được hình thành từ tổ chức KH&CN: “DN KH&CN là DN do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của DN là thực

hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả R&D do doanh nghiệp được quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. DN KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật” (Điều 1.2, Điều 2, Nghị định 80; Điều 2, Nghị định 96). Năm 2013, quy định về DN KH&CN được đề cập trong Luật KH&CN.

Ngày 01/02/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định về DN KH&CN, từng bước hoàn thiện các cơ chế pháp luật về DN KH&CN nói chung cũng như các VNC chuyển đổi hoạt động theo hướng DN KH&CN nói riêng.”

Hội nghị lần thứ VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm liên quan đến tổ chức khoa học công nghệ (KHCN). Theo đó, Nghị quyết chỉ rõ, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KHCN công lập, đồng thời từng bước chuyển các tổ chức KHCN công lập, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp.

Ngày 13/9/2021, Bộ KH&CN đã phê duyệt Kế hoạch phát triển DN KH&CN đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 2282/QĐ-BKHCN. Kế hoạch đặt ra mục tiêu hằng năm, bộ KH&CN cấp mới, cấp thay đổi bổ sung cho 50 đến 100 doanh nghiệp KH&CN. Đến năm 2025, thành lập được ít nhất 50 doanh nghiệp khởi nguồn từ các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đủ điều kiện trở thành doanh nghiệp KH&CN. Định hướng đến năm 2030, thành lập được ít nhất 100 doanh nghiệp khởi nguồn từ các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đủ điều kiện trở thành doanh nghiệp KH&CN. Các doanh nghiệp KH&CN sẽ được hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng và các chính sách theo quy định hiện hành…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi các viện nghiên cứu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng/BQP sang Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ góc nhìn tài chính. (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w