II. Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.4. Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá dịch vụ
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tiên của qúa trình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn
hàng, bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng l-ới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh việc tổ chức một mạng l-ới bán hàng, doanh nghiệp đồng thời cũng cần mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng nh- quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ sau bán. Đây là một trong những chiến l-ợc cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng một cách có hiệu quả. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đ-ợc tổ chức tốt sẽ làm tăng sản l-ợng bán hàng và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốn nhanh và kích thích sản xuất phát triển.
Công tác tiêu thụ tốt là yếu tố quyết định tới uy tín với khách hàng, là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị tr-ờng. Các hoạt động xúc tiến bán nh- tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... là những hình thức tốt nhất để giới thiệu sản phẩm và qua đó tìm đ-ợc nhiều bạn hàng cũng nh- các doanh nghiệp khác nhằm kết hợp tạo ra sức cạnh tranh lớn mạnh hơn.