Những hạn chế trong quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 76 - 82)

An Lão, tỉnh Bình Định

- Trong lập kế hoạch huy động và cho vay vốn

HND huyện thực hiện công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND ở một số xã, thị trấn chưa được tốt. Vẫn có tình trạng một số xã chưa nắm bắt được nội dung hỗ trợ vốn Quỹ HTND cho hội viên nông dân nên nhu cầu vay vốn từ Quỹ HTND trên địa bàn huyện thực hiện chưa chưa đồng đều, chỉ tập trung ở một số xã đồng bằng.

Việc xác định nhu cầu vốn gắn với xây dựng các mô hình SXKD hiệu quả chưa được quan tâm đúng mức. Nhu cầu vốn từ các xã, thị trấn báo cáo về HND huyện hằng năm đa số được HND huyện tổng hợp trực tiếp, lấy đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động và cho vay vốn trong năm, mà bỏ qua tình hình vốn thực tế có được của năm trước.

Công tác lập kế hoạch huy động và cho vay vốn Quỹ HTND còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Công tác lập kế hoạch chủ yếu dựa vào nhu cầu vốn của các xã, thị trấn, dẫn đến xây dựng kế hoạch với chỉ tiêu huy động

và cho vay vốn vốn đề ra cao, dẫn đến việc không đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Công tác lập kế hoạch huy động vốn chỉ mới được thực hiện ở nguồn Quỹ cấp huyện (Nguồn Ngân sách cấp, Nguồn vận động ủng hộ, Nguồn bổ sung từ hoạt động chi phí của Quỹ HTND), chưa xây dựng được kế hoạch huy động từ nguồn vốn ủy thác của Hội cấp trên;

Trong khi đó, kế hoạch cho vay vốn lại được thực hiện ở tất cả các nguồn vốn (Nguồn Ngân sách cấp, Nguồn vận động ủng hộ, Nguồn bổ sung từ hoạt động chi phí của Quỹ HTND, nguồn ủy thác Hội cấp trên), điều này dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành việc huy động và cho vay vốn

Ngoài ra, quá trình xây dựng kế hoạch còn chưa chủ động lồng ghép với các chương trình trọng tâm khác của Hội nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên nông dân.

- Trong tổ chức thực hiện kế hoạch huy động và cho vay vốn

+ Tổ chức huy động nguồn vốn

Công tác tuyên truyền về mục đích ý nghĩa hoạt động của Quỹ HTND có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa làm cho các ngành, hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân hiểu rõ. Một số đơn vị, cơ sở còn hạn chế trong công tác tham mưu, đề xuất nên chưa nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ xây dựng Quỹ.

Mức tăng trưởng vốn hàng năm tương đối thấp so với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Công tác vận động Quỹ chủ yếu dựa trên chỉ tiêu giao hàng năm, được Chi hội trưởng nông dân thực hiện tại các Chi hội. Quỹ HTND huyện An Lão cũng chưa có quy trình chung, kế hoạch cụ thể cho việc vận động tăng trưởng nguồn vốn các cấp. Việc quản lý vận động tăng nguồn của Quỹ HTND huyện An Lão mới chỉ tập trung vào nguồn đề xuất từ ngân sách Nhà nước. Nguồn vận động từ cán bộ, hội viên nông dân và các nguồn từ xã hội hóa, doanh nghiệp và các cá nhân chưa được chú trọng thực hiện. Do vậy, mỗi xã làm có cách làm khác nhau nên thiếu sự thống nhất trong cán bộ, hội viên; kết quả vận động hàng năm chưa cao.

Việc phối hợp cùng UBND xã, thị trấn xác nhận danh sách hộ tham gia dự án còn chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Bởi vì, tính chất cho vay vốn Quỹ HTND là tín chấp, không có tài sản thế chấp, việc cho vay vốn dựa trên uy tín của HND cấp cơ sở và uy tín của người vay.

Việc lựa chọn đối tượng vay vốn có nơi còn hiện tượng nể nang, chưa thật sự công khai, dân chủ. Đặc thù của Quỹ HTND huyện có nguồn vốn lớn, chủ yếu là nguồn ủy thác HND tỉnh. Quy định về mức phí của tỉnh và Trung ương có sự khác nhau nên công tác quản lý vốn có nhiều khó khăn.

Việc thẩm định, giải ngân dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế của các hộ tham gia dự án, tuy nhiên trong quá trình thẩm định dự án, chưa rà soát, thẩm định chặt chẽ nên một số hộ được vay vốn chưa phát huy được hiệu quả đồng vốn, kết thúc dự án, mô hình không được nhân rộng.

Việc lập sổ theo dõi thu, nộp gốc và phí của Quỹ HTND tại cấp xã còn thiếu khoa học và chưa tuân thủ theo hướng dẫn của Hội cấp trên. HND xã còn đứng ra thu gốc từ hộ vay và HND huyện thu hồi tiền gốc từ HND cấp xã chứ không trực tiếp thu từ các hộ vay vốn. Điều này không những vi phạm điều lệ Quỹ mà còn tạo lỗ hổng trong khâu quản lý, dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra rủi ro...Có tình trạng lập dự án vay vốn để phục vụ phát triển chăn nuôi, trồng trọt nhưng lại sử dụng sai mục đích.

- Trong kiểm soát việc thực hiện huy động và cho vay vốn:

Công tác thẩm định dự án, kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND các cấp còn hình thức, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thường là lồng ghép cùng các đợt kiểm tra công tác Hội nên không phát hiện được những sai sót như vay ké, vay hộ, xâm tiêu, sử dụng vốn sai mục đích... để xử lý chấn chỉnh.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.3.1. Các nguyên nhân chủ quan trong quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân huyện An Lão

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Quỹ HTND còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lý điều hành của bộ phận đội ngũ cán bộ Hội được phân công trực tiếp quản lý, điều hành quỹ còn hạn chế do hoạt động kiêm nhiệm nên năng lực chuyên môn, trình độ, nhận thức về quản lý vốn quỹ còn hạn chế, thời gian dành cho công tác quản lý quỹ cũng không nhiều vì phải tập trung các hoạt động công tác Hội và

phong trào nông dân. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ở huyện thường biến động do luân chuyển công tác, nhất là sau các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử HĐND các cấp, cán bộ mới tiếp nhận công việc thì còn nhiều lúng túng trong tham mưu và điều hành hoạt động của Quỹ HTND.

- Trình độ cán bộ thẩm định hồ sơ vay vốn Quỹ HTND cũng còn nhiều hạn chế. Cán bộ thẩm định trong Ban điều hành Quỹ HTND tại HND huyện hiện nay hoàn toàn là kiêm nhiệm, do vậy năng lực chuyên môn, trình độ, nhận thức về quản lý vốn tại Quỹ còn hạn chế, thời gian dành cho công tác quản lý quỹ cũng không nhiều.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý Quỹ ở các cấp Hội hạn chế. Chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác quản lý Quỹ chưa đáp ứng yêu cầu.

- Quỹ HTND chưa chú trọng nhiều vào mục đích, ý nghĩa hoạt động của Quỹ HTND mà đang chú trọng vào đảm bảo an toàn nguồn vốn dẫn đến các hộ tham gia dự án thường là hộ có thu nhập trung bình và khá trở lên.

- Nguồn Quỹ ở cơ sở đạt thấp. Nguồn vốn hiện vẫn chủ yếu là xin cấp từ nguồn ngân sách địa phương cấp huyện và sự đóng góp của cán bộ, hội viên nông dân. Cấp xã chưa được Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho Quỹ HTND.

- Trong quá trình xây dựng dự án, tại một số địa phương việc phối hợp cùng UBND xã lựa chọn ngành nghề đầu tư sản xuất, bình xét hộ tham gia dự án chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức, dập khuôn dẫn đến cho vay các dự án trồng trọt (Trồng keo lai) quá nhiều làm mất cân đối nguồn vốn, dễ xẩy ra rủi ro cho vay. Với tính chất cho vay vốn Quỹ HTND là tín chấp, việc cho vay vốn dựa trên uy tín của HND cấp cơ sở và uy tín của người vay, đối tượng vay được ưu tiên là hộ nghèo, hộ cận nghèo và nông dân có thu nhập thấp nhưng thực tế các đối tượng này không tiếp cận được nguồn vốn vay Quỹ HTND vì Ban Điều hành Quỹ các cấp có quan điểm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay khó thu hồi được vốn đúng hạn.

- Các mô hình xây dựng được còn nhỏ bé, tầm ảnh hưởng chưa sâu rộng; chưa phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng lồng nghép chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập

huấn kiến thức về thị trường, lập kế hoạch sản xuất, hoạch toán kinh tế hộ...với hoạt động hỗ trợ vốn nhằm nâng cao hiệu SXKD cho các hộ vay vốn.

2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan trong quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân huyện An Lão

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước:

Chưa thống nhất về các Quy định về chính sách của Trung ương và tỉnh nên có nhiều bất cập trong công tác quản lý như: Mức phí; Mức cho vay; phân cấp giải ngân; kiện toàn tổ chức Ban điều hành.

Thời gian qua, Sở Tài chính tỉnh Bình Định chưa có Hướng dẫn thống nhất đối với việc trích nguồn ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND các cấp nên HND huyện và cơ sở rất lung túng trong việc chuyển nguồn ngân sách sang cho quỹ hoạt động.

Chưa có sự chỉ đạo hệ thống, đồng bộ liên tục của cấp ủy, chính quyền các cấp. Cơ chế bổ sung nguồn vốn từ ngân sách huyện chỉ theo từng năm nên việc xây dựng phương án sản xuất đối với các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn.

Về phân cấp quản lý vốn: Theo Hướng dẫn số 841- HD/HNDTW ngày 11/9/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về vận động và quản lý nguồn vốn Quỹ HTND do HND cấp xã vận động được: HND cấp xã chịu trách nhiệm vận động tạo nguồn vốn đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao (vận động ngân sách cấp, vận động các tổ chức cá nhân trên địa bàn, hội viên nông dân ủng hộ, cho vay, mượn với lãi xuất thấp, ưu đãi...). Việc ký Hợp đồng mượn vốn, vay vốn (với lãi suất thấp, ưu đãi) do HND cấp huyện trở lên thực hiện; Quỹ HTND cấp huyện trực tiếp quản lý, điều hành nguồn vốn do HND cấp xã vận động được; tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Bộ Tài chính và Ban Thường vụ Trung ương HND Việt Nam. Song trên thực tế tại huyện An Lão, nguồn vốn của xã vận động là rất lớn (Có xã gần hàng trăm triệu đồng), tâm lý của các xã không muốn chuyển vốn về huyện do đó việc chuyển nguồn quản lý có nhiều khó khăn, nhiều xã chưa chuyển được.

- Sự phát triển kinh tế- xã hội: An Lão là huyện miền núi, hội viên nông dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, điều kiện cơ sở hạ tầng các xã vùng cao còn khó

khăn, phong tục tập quán lạc hậu, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, không đồng đều giữa các vùng, sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Điều này tạo ra nhiều khó khăn, áp lực cho hoạt động lựa chọn đối tượng vay vốn của Quỹ HTND huyện.

- Các nhân tố thuộc về đối tượng vay vốn: Nhận thức của nhiều hội viên nông dân về Quỹ HTND còn nhiều hạn chế về mục đích, ý nghĩa và vai trò của Quỹ HTND đối với HTND phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó là kinh nghiệm SXKD của nhiều hội viên nông dân yếu, khó đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nếu không có sự giúp đỡ của HND xã, thị trấn.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TẠI HỘI NÔNG DÂN

HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)