Giải pháp về bộ máy quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 85 - 87)

dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định đến năm 2025.

3.2.1. Giải pháp về bộ máy quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân huyện An Lão An Lão

3.2.1.1. Giải pháp về về mô hình tổ chức

Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng công tác lập kế hoạch huy động và cho vay vốn Quỹ HTND còn thấp là do cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ HTND còn cồng kềnh, cán bộ chủ yếu kiêm nhiệm, hiệu quả hoạt động chưa cao. Do đó để hoạt động quản lý Quỹ HTND có hiệu quả nhất là hoạt động lập kế hoạch thì cần có cơ cấu tổ chức bộ máy Quỹ HTND hợp lý, có khả năng dẫn dắt Quỹ đạt đến mục tiêu đề ra. Vì vậy, Quỹ HTND cần phải có một cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, hoạt động chuyên trách (không kiêm nhiệm), hoạt động hiệu quả hơn.

Để nâng cao kết quả hoạt động của mình trong tình hình mới, Quỹ HTND huyện cần hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức của Quỹ. Việc này sẽ góp phần vào làm cho hiệu quả tổ chức, quản lý của các bộ phận đạt kết quả cao hơn.

Hiện nay, Quỹ vẫn đang hoạt động theo mô hình thu nhỏ của Quỹ tỉnh. Điều này sẽ không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Bởi mỗi địa bàn, vùng lãnh thổ riêng biệt sẽ có những đặc điểm riêng của nó. Vì lẽ đó, nó cũng sẽ cần một cơ chế, mô hình quản lý, hoạt động phù hợp với từng loại đặc điểm. Tăng cường cán bộ chuyên trách, đúng người đúng việc, hạn chế việc kiêm nhiệm.

Ngoài mục tiêu giảm nghèo, quỹ còn mục tiêu đó là tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, gắn kết các hộ nông dân vào tập thể. Bởi vậy, ngoài các cán

bộ nghiệp vụ như tín dụng, kế toán... Quỹ cần có cán bộ tổng hợp, các bộ phận này sẽ thực hiện những nhiệm vụ mới của mình như công việc hành chính, tổng hợp, báo cáo. Cán bộ tổng hợp sẽ thực hiện công tác tuyên truyền, đánh giá nhu cầu vốn của các hộ nông dân. Tìm kiếm mô hình kinh tế hiệu quả, xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của Quỹ và của các cấp Hội.

- Công tác chỉ đạo, quản lý: Quỹ HTND cấp huyện chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ban Thường vụ, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh, UBND cấp huyện (nguồn Ngân sách) và trực tiếp của Ban Thường vụ HND cấp huyện.

- Bộ máy điều hành nghiệp vụ: Củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, cán bộ để chỉ đạo, quản lý điều hành và tư cách pháp nhân, Ban Kiểm soát Quỹ. Cán bộ, nhân viên Ban điều hành Quỹ các cấp làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Ban Thường vụ HND các cấp chịu trách nhiệm sắp xếp bộ máy tổ chức Ban điều hành Quỹ của cấp mình đảm bảo cho Quỹ hoạt động hiệu quả và bền vững.

Với việc củng cố, kiện toàn và hoàn thiện cơ cấu của mình, quỹ sẽ có những điều kiện cần thiết, có đủ các bộ phận chuyên trách sẽ giúp các bộ phận hoàn thiện công việc chuyên môn của mình tốt hơn.

3.2.1.2. Giải pháp về nhân sự của bộ máy

- Cần lựa chọn những người đáp ứng được các yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng để tham gia công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ và các hoạt động dịch vụ tạo vốn giúp nông dân.

- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ Quỹ HTND các cấp, nhất là nghiệp vụ tín dụng, kế toán, xây dựng và quản lý dự án, ứng dụng công nghệ thông tin...

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của quỹ phù hợp tình hình mới thông qua đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo quản lý, điều hành hoặc đào tạo dài hạn tại các trường Đại học có uy tín. Tùy vào mỗi vị trí, quy hoạch cán bộ trong từng chu kỳ mà lựa chọn cán bộ, và hình thức đào tạo cho hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)