Nội dung quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 36)

1.2.5.1. Lập kế hoạch huy động và cho vay vốn

Kế hoạch là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để đạt được mục tiêu cho một hệ thống nhất định. Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động để đạt được mục tiêu. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, 2019)

Qua đó có thể hiểu rằng: Lập kế hoạch huy động và cho vay vốn của Quỹ HTND tại HND cấp huyện là quá trình đơn vị xác định các mục tiêu, xây dựng phương án chi tiết cho từng phần việc, từng giai đoạn cụ thể,... xác định những giải pháp để đạt được những mục tiêu huy động và cho vay vốn đã được đề ra.

Đối với hoạt động quản lý Quỹ HTND, việc lập kế hoạch huy động và cho vay vốn Quỹ HTND cần sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ HND các cấp đối với Ban điều hành Quỹ nhằm xác định các mục tiêu hoạt động, từ những mục tiêu được xác định sẽ làm cơ sở bố trí nhân sự, phân công công việc, giao quyền cho Ban điều hành Quỹ và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát.

Lập kế hoạch huy động và cho vay vốn Quỹ HTND còn giúp nâng cao hiệu quản lý Quỹ HTND nhờ tính toán và lồng nghép được các chương trình trọng tâm của HND các cấp với công tác quản lý Quỹ như chương trình đào tạo nghề, tập huấn kiến thức khoa học- kỹ thuật, kiến thức quản lý, cung ứng dịch vụ đầu vào, quảng bá tiêu thụ sản phẩm từ đó phát huy hiệu quả SXKD của các hộ vay vốn.

- Những căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch huy động và cho vay vốn bao gồm: + Những văn bản pháp quy quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ HTND tại HND cấp huyện.

+ Những văn bản pháp quy quy định về huy động và cho vay vốn của Quỹ HTND tại HND cấp huyện.

+ Chỉ đạo của Quỹ HTND cấp trên.

+ Tình hình huy động và cho vay vốn năm trước năm kế hoạch của Quỹ HTND tại HND cấp huyện.

+ Nhu cầu vay vốn tại Quỹ HTND của các hộ nông dân trên địa bàn huyện. - Trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận trong công tác lập kế hoạch huy động và cho vay vốn:

+ Ban điều hành Quỹ HTND là bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch huy động và cho vay vốn của Quỹ.

+ Ban Thường vụ HND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch huy động và cho vay vốn của Quỹ và phân bổ chỉ tiêu thi đua sau khi kế hoạch được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Các chỉ tiêu kế hoạch được duyệt và chỉ tiêu thi đua được phân bổ sẽ là căn cứ để Quỹ HTND tại HND cấp huyện thực hiện trong năm.

1.2.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động và cho vay vốn a) Tổ chức huy động nguồn vốn

Việc huy động/vận động nguồn vốn Quỹ HTND tại HND cấp huyện được thực hiện hàng năm ở tất cả HND cấp xã, kể cả những đơn vị HND cấp xã đã có nguồn vốn Quỹ HTND.

Hàng năm, Ban điều hành Quỹ HTND tại HND cấp huyện phối hợp với HND cấp huyện thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo HND cấp xã báo cáo, xin chủ trương của cấp ủy, chính quyền, xây dựng kế hoạch và tổ chức vận động cán bộ, hội viên nông dân, cá nhân, tổ chức trên địa bàn; đồng thời đề nghị ngân sách xã hỗ trợ vốn Quỹ HTND theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi được cấp ủy, chính quyền nhất trí, Ban Thường vụ HND cấp xã tiến hành triển khai Kế hoạch vận động. Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động của Quỹ HTND. Căn cứ điều kiện của

từng địa phương để tổ chức các hình thức vận động phù hợp. Thường các HND cấp xã sẽ lựa chọn thời gian thích hợp hàng năm và tập trung vận động trong khoảng 01 tháng.

- Nguyên tắc thu tiền của các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Quỹ HTND:

+ Trường hợp HND cấp xã giao cho Chi HND vận động vốn Quỹ HTND thì chi Hội phải thành lập Tổ vận động có ít nhất là 03 người, khi thu tiền phải lập 02 Bảng kê thu tiền (theo mẫu 01/BK-QHT kèm theo Hướng dẫn số 841-HD/HNDTW ngày 11/9/2013 của Ban Thường vụ Trung ương HND Việt Nam) có chữ kỹ của người ủng hộ (01 bảng kê nộp kèm theo số tiền cho HND xã và 01 bảng kê lưu tại chi Hội). Khi thu tiền do chi Hội nộp thì HND cấp xã phải lập phiếu thu tiền theo quy định (chi Hội lưu phiếu thu cùng với bảng kê đã lập).

+ Trường hợp Ban Thường vụ HND cấp xã trực tiếp vận động vốn thì phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong Ban Thường vụ HND xã, khi thu tiền phải xuất phiếu thu cho từng cá nhân, tổ chức ủng hộ và lập bảng kê thu tiền để theo dõi. Đối với những tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ HTND với số tiền từ 100.000đ (Một trăm ngàn đồng) trở lên, ngoài phiếu thu có thể trao thêm Giấy ghi nhận ủng hộ Quỹ HTND (theo mẫu 02/PGN-QHT kèm theo Hướng dẫn số 841-HD/HNDTW ngày 11/09/2013 của Ban Thường vụ Trung ương HND Việt Nam) do Quỹ HTND cấp tỉnh hoặc huyện in ấn trên cơ sở số lượng đăng ký của HND cấp xã.

- Kết thúc đợt vận động, HND cấp xã phải đưa tiền và các bảng kê thu tiền về HND cấp huyện để được quản lý, theo dõi và cho vay đúng quy định.

- Đối với HND huyện cũng tương tự: Hàng năm, HND huyện tham mưu Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện cấp bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND dân huyện từ ngân sách huyện theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ và ban hành văn bản cho chủ trương vận động đóng góp xây dựng Quỹ HTNS huyện đối các ban, ngành, đoàn thể liên quan với tinh thần tự nguyện. Khi thu tiền phải xuất phiếu thu cho từng cá nhân, tổ chức ủng hộ và lập bảng kê thu tiền để theo dõi, quyết toán với cơ quan tài chính địa phương.

Theo quy định, Quỹ HTND tại HND cấp huyện được phép cho vay 04 lĩnh vực, ngành nghề: Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp; Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp và đời sống nông dân. Trong đó, có 02 đối tượng được vay vốn của Quỹ HTND, bao gồm: (1) Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển SXKD theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của HND cấp huyện; (2) Thành viên Tổ hợp tác của hội viên nông dân, thành viên HTX SXKD nông nghiệp và các đối tượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương HND Việt Nam.

b1) Tiếp nhận, kiểm tra dự án, hồ sơ vay vốn

Theo quy định, Quỹ HTND tại HND cấp huyện chỉ cho vay theo dự án, không cho vay đơn lẻ tới từng hộ hội viên.

- Quỹ HTND tại HND cấp huyện cho vay theo các dự án, các dự án vay vốn Quỹ HTND đều được tín chấp bằng uy tín của HND cấp xã, chứ không sử dụng bất kỳ tài sản thế chấp nào. Có 02 hình thức cho vay như sau:

+ Dự án nhóm các hộ hội viên nông dân là tổng các phương án SXKD của các hộ hội viên có nhu cầu vay vốn, thuộc đối tượng được vay vốn Quỹ HTND, được xây dựng theo mẫu như sau: (1) Chủ dự án có thể là Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc người tham gia thực hiện dự án được các hộ khác bầu chọn; (2) Các hộ tham gia dự án phải cùng mục đích sản xuất và có địa điểm sản xuất liền kề hoặc gần với nhau; (3) Một dự án tối thiểu có 10 hộ tham gia (cấp trung ương), 4 hộ tham gia (cấp tỉnh), 02 hộ tham gia (cấp huyện); (4) Số vốn đề nghị vay của một dự án tối đa không quá 02 tỷ đồng (cấp trung ương), không quá 500 triệu đồng (cấp tỉnh), không quá 200 triệu đồng (cấp huyện).

+ Dự án của các tổ hợp tác, HTX do Ban quản lý, Ban chủ nhiệm xây dựng: (1) Chủ dự án là người đứng đầu tổ chức, hoặc người được ủy quyền đại diện theo pháp luật; (2) Số vốn đề nghị vay của một dự án tối thiểu là 300.000.000 đồng, tối đa không quá 02 tỷ đồng.

sử dụng vốn vay; chu kỳ SXKD; khả năng tài chính của người vay; nguồn vốn của Quỹ HTND:

+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng.

+ Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 đến 60 tháng. - Quỹ HTND tại HND cấp huyện phải thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Cụ thể:

+ Đối với dự án nhóm các hộ hội viên nông dân, hồ sơ vay vốn bao gồm: (1) Dự án chung của nhóm hộ vay vốn. Dự án chung cũng chính là tổng các phương án SXKD của các hộ tham gia dự án đã nêu trong Giấy đề nghị vay vốn; (2) Danh sách các hộ vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã trực tiếp triển khai dự án; (3) Tờ trình đề nghị vay vốn của HND các cấp liên quan; (4) Biên bản thẩm định dự án của HND cấp có thẩm quyền.

- Đối với dự án các tổ hợp tác, HTX, hồ sơ vay vốn bao gồm: (1) Giấy đề nghị vay vốn; (2) Dự án có xác nhận của UBND cấp xã; (3) Hợp đồng hợp tác SXKD có chứng nhận của UBND (đối tới tổ hợp tác); (4) Quyết định thành lập; (5) Điều lệ hoặc văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; (6) Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; (7) Giấy chứng nhận kinh doanh; (8) Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có); (9) Kế hoạch SXKD từng thời kỳ; (10) Báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD kỳ gần nhất; (11) Báo cáo quyết toán tài chính 2 năm liền kề.

Người vay cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn bằng một loại mực xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ và ký đúng chữ ký. Trong trường hợp người vay không biết chữ, có thể nhờ người khác viết hộ nhưng người vay phải điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn, người viết không được ký thay. Người thừa kế cũng phải ký hoặc điểm chỉ vào Giấy đề nghị vay vốn do người vay lập.

Người đứng tên vay vốn của hộ gia đình không được ký thay người thừa kế và ngược lại. Đối với các hộ đơn thân, không có người thừa kế thì không phải ký vào phần người thừa kế.

có đủ chữ ký của các bên liên quan và ký xác nhận của UBND cấp xã (nếu có yêu cầu) theo mẫu.

b2) Thẩm định dự án trước khi cho vay

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của HND cấp xã, lãnh đạo Quỹ HTND tại HND cấp huyện phân công cán bộ thẩm định hồ sơ dự án, khi cần thiết thì tổ chức tái thẩm định tại thực địa.

- Nội dung thẩm định bao gồm kiểm tra, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của dự án tại thực địa và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn.

- Cán bộ thẩm định phải lập biên bản thẩm định theo mẫu và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định.

- Nếu dự án không đủ điều kiện cho vay, chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi Quỹ HTND tại HND cấp huyện nhận hồ sơ, phải thông báo cho người vay hoặc đơn vị lập hồ sơ xin vay vốn (HND cấp xã) biết.

b3) Phê duyệt cho vay và giải ngân

- Phê duyệt cho vay: Sau khi thẩm định dự án, nếu dự án đủ điều kiện cho vay, Quỹ HTND tại HND cấp huyện lập tờ trình đề nghị Ban Thường vụ HND cấp huyện quyết định phê duyệt dự án cho vay. Nếu dự án đủ điều kiện, căn cứ vào Quyết định phê duyệt của Ban thường vụ HND cấp huyện, Ban điều hành Quỹ HTND tại HND cấp huyện triển khai giải ngân.

- Giải ngân: Hiện nay, có 02 phương án giải ngân được Quỹ HTND tại HND cấp huyện áp dụng, bao gồm:

+ Giải ngân thông qua đơn vị nhận ủy thác: Quỹ HTND tại HND cấp huyện có thể ủy thác cho HND cấp xã tổ chức giải ngân đến người vay thông qua việc ký hợp đồng ủy thác cho vay vốn.

+ Giải ngân trực tiếp đến người vay: Người nhận tiền phải là người trực tiếp đứng tên trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất. Trường hợp người vay ủy quyền cho người khác trong hộ nhận tiền thay thì phải có giấy xác nhận của UBND hoặc Giấy ủy quyền hợp lệ. Trong quá trình giải ngân, cán bộ giải ngân phải đối chiếu, đảm bảo chữ ký của người vay trên tất cả các hồ sơ là thống nhất, không

tẩy xoá, đồng thời phải lập biên bản giải ngân.

b4) Thu hồi nguồn vốn

- Thu phí:

Việc thu phí do HND cấp xã thực hiện, Hội lập sổ theo dõi cho vay- thu nợ- thu phí để theo dõi việc thu nợ cho đến khi dự án kết thúc. Sổ theo dõi cần được điền đầy đủ, chính xác các thông tin như số tiền vay, hạn trả nợ cuối cùng, nợ gốc còn lại, số phí trả trong kỳ...

Khi thu phí, người trực tiếp thu phí cần ghi đầy đủ nội dung thu, số tiền thu theo quy định và ký nhận vào phụ lục hợp đồng vay vốn được lưu giữ kèm Hợp đồng vay vốn tại nhà người vay vốn.

Phí thu tối đa 03 tháng/lần. Mức phí cho vay cụ thể do Ban Thường vụ Trung ương HND Việt Nam quyết định tùy theo tình hình thực tế từng thời kỳ. Mức phí cho vay cao nhất bằng khoảng 80% lãi suất cho vay cùng loại hình, cùng kỳ hạn, của ngân hàng thương mại đối với tổ chức, cá nhân phục vụ SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Thu gốc:

Quỹ HTND tại HND cấp huyện trực tiếp thu gốc từ người vay vốn mà không được ủy quyền cho HND cấp xã thu nợ gốc.

+ Trong trường hợp người vay trả nợ gốc trước khi đến hạn thì HND cấp xã phải báo cho Quỹ HTND tại HND cấp huyện biết để thu tiền và tất toán khoản vay theo đúng quy định.

+ Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND tại HND cấp huyện gửi thông báo nợ đến hạn cho chủ tịch HND cấp xã, chủ tịch HND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo này đến từng người vay để chủ động trong việc trả nợ.

+ Việc thu nợ gốc phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, chính xác, kịp thời theo thời hạn thoả thuận trong Hợp đồng vay vốn.

+ Ngay sau khi thu nợ gốc, nếu là nguồn ủy thác thì Quỹ HTND tại HND cấp huyện phải chuyển trả Quỹ cấp trên và kịp thời triển khai lập dự án để cho vay chu kỳ mới, không để tồn đọng vốn lâu.

Với các khoản vay đến hạn nhưng do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch... khiến người vay chưa có khả năng tài chính để trả nợ. Lúc này người vay cần làm Giấy đề nghị gia hạn nợ, giải trình rõ nguyên nhân và cách khắc phục gửi đến Quỹ HTND tại HND cấp huyện trước khi đến hạn 20 ngày để được xem xét giải quyết.

+ Quỹ HTND tại HND cấp huyện tiến hành kiểm tra thực tế, nếu đúng quy định thì giải quyết cho gia hạn nợ. Thời gian giải quyết tối đa là 05 ngày làm việc sau khi nhận được Giấy đề nghị từ người vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 36)