dânn tại Hội nông dân cấp huyện
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Quỹ HTND
Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý Quỹ HTND có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động Quỹ. Cán bộ không chấp hành đúng quy trình cho vay, không tuân thủ đúng các quy định quản lý Quỹ, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, làm trái pháp luật thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của Quỹ HTND. Cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng kinh nghiệm đánh giá đúng tính khả thi Dự án thì sẽ đảm bảo việc thu hồi vốn. Ở Việt Nam, với đặc thù của tổ chức HND với nhiệm vụ truyền thống là tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước..., ít được tham gia trực tiếp vào các hoạt động
phát triển SXKD của hội viên nông dân, đặc biệt là tham gia quản lý nguồn vốn nên trình độ, kỹ năng về tổ chức hoạt động Quỹ HTND ở nhiều địa phương trong cả nước còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các cán bộ HND các cấp cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để có thể đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn: Tín dụng, kế toán, xây dựng dự án, quản lý dự án, ứng dụng công nghệ thông tin; có phẩm chất đạo đức tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng khi tham gia công tác điều hành Quỹ HTND.
- Trình độ cán bộ thẩm định hồ sơ vay vốn Quỹ HTND
Cán bộ phải thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của các phương án kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định về việc phê duyệt cho khách hàng vay vốn hay từ chối cho vay. Mặt khác, thẩm định hồ sơ vay vốn là cơ sở để Quỹ HTND xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, thời gian thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động hiệu quả tối ưu. Việc thẩm định hồ sơ vay vốn cũng gắn trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản lý hoạt động của Quỹ, vì trong trường hợp xảy ra nợ chậm trả, tùy theo nguyên nhân thì các bên liên quan (tổ trưởng, HND cấp xã, chính quyền địa phương cấp xã/thị trấn) đều phải vào cuộc xử lý các trường hợp trên. Do đó, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay Quỹ HTND.
Trái lại nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận, thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến cho vay những dự án khả năng hoàn trả vốn thấp.
Một sai lầm khác thường gặp khi thẩm định hồ sơ vay vốn là cán bộ thẩm định không thẩm định trực tiếp tại nhà thành viên mà chỉ thẩm định qua Tổ trưởng Tổ vay vốn và cho vay. Như vậy sẽ rất tiềm ẩn rủi ro vay hộ, vay ké, xâm tiêu, chiếm dụng vốn của Quỹ HTND.
- Cơ sở vật chất- kỹ thuật và công nghệ
Quỹ HTND, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Nếu công tác quản lý Quỹ HTND được sử dụng công nghệ tiên tiến, được trang bị kỹ thuật phương tiện hiện đại sẽ tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý. Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin chính xác, nhanh chóng, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách hiệu quả hơn cũng như có thể ngăn chặn các gian lận của người vay như xâm tiêu, chiếm dụng vốn hoặc vay ké, vay hộ...
1.3.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản quỹ hỗ trợ nông dân tại Hội nông dân cấp huyện
- Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước
Cơ chế, chính sách của Nhà nước có vai trò to lớn và tiên quyết trong việc hình thành cũng như mọi hoạt động của Quỹ HTND. Do đó, nếu như những yếu tố này được hoạch định một cách bài bản, khoa học, sát thực tế sẽ là động lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản lý của các Quỹ HTND, ngược lại, nếu như pháp luật, chính sách không rõ ràng, minh bạch sẽ là rào cản cho hoạt động quản lý của các Quỹ HTND.
Trong thời gian qua, Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chỉ thị số 59 của Bộ Chính trị (năm 2000) “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức HND trong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn”, Kết luận số 61/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “HND Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020” đã tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương, định hướng và cơ chế chính sách cho tổ chức HND nói chung, trong đó có quỹ HTND.
Trong những năm qua, nhờ có các cơ chế, chính sách tích cực của Đảng và Nhà nước, Quỹ HTND không ngừng được đổi mới, mở rộng, hoàn thiện và hiệu quả cả về công tác quản lý, triển khai cũng như quy mô nguồn Quỹ (từ huy động vận động từ nguồn ngân sách tới vận động, đóng góp của các thành phần tổ chức
trong xã hội).
- Sự phát triển kinh tế- xã hội
Trong một nền kinh tế phát triển đa dạng và năng động, việc lựa chọn dự án để triển khai thực hiện được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Kinh tế có phát triển, ổn định thì đầu ra cho sản phẩm của các dự án được đảm bảo hơn, cũng như khả năng thanh toán nợ gốc khi tới hạn của các hộ cũng được đảm bảo. Một xã hội phát triển ổn định là cơ sở để có thể tập trung các nguồn lực tốt nhất cho việc triển khai các dự án Quỹ HTND. Hơn nữa, xã hội có ổn định, thịnh vượng thì mới tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy hiệu quả các dự án Quỹ HTND như đã đề cập ở trên.
- Các nhân tố thuộc về đối tượng vay vốn
Kinh nghiệm và trình độ của người vay vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay vốn. Khi có trình độ, có kinh nghiệm, người vay vốn biết hạch toán kinh tế, biết mình nên dầu tư SXKD cái gì để mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, cho xã hội, họ sẽ mạnh giạn đầu tư và đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực SXKD nhằm mạng lại hiệu quả kinh tế cao từ đồng vốn sử dụng và ngược lại, nếu như người vay vốn không có trình độ, kinh nghiệm SXKD thì việc sử dụng hiệu quả vốn vay là rất khó khăn, dẫn đến nguy cơ rủi ro đồng vốn vay.
Mục đích sử dụng vốn của người vay vốn quyết định hiệu quả của vốn vay, việc sử dụng vốn đúng mục đích theo dự án vay vốn Quỹ HTND cũng là điều kiện bắt buộc khi tham gia vay vốn Quỹ HTND.