Khái quát về Hội nông dân huyện An Lão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

HND huyện An Lão là tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội của giai cấp nông dân huyện An Lão, đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy An Lão. Hệ thống HND huyện An Lão có 10 xã, thị trấn với 57 chi hội và 4.828 hội viên nông dân (năm 2021).

Bộ máy HND huyện An Lão gồm 05 đồng chí: 01 đồng chí Chủ tịch HND huyện; 01 đồng chí Phó Chủ tịch HND huyện; 02 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ HND huyện và 01 đồng chí Chuyên viên HND huyện.

- Chức năng:

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

+ Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đoàn kết toàn dân tộc.

+ Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, HTND trong sản xuất và đời sống.

- Nhiệm vụ:

+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của hội viên, nông dân.

+ Tập hợp, nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội các cấp vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ số lượng, chất lượng đáp ứng

+ Tổ chức thực hiện 3 phong trào thi đua do Trung ương HND Việt Nam phát động với chất lượng ngày càng cao. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt trong các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với các chương trình kinh tế- xã hội trọng điểm của huyện và cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

+ Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, HTND phát triển SXKD, ổn định đời sống. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, liên kết trong SXKD gắn với bảo vệ môi trường.

+ Tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp Hội. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng khối Đoàn kết toàn dân vững mạnh. Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cấp Hội trong công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, hội viên, nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tại hội nông dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)