Hình 2.10: Van hạn chế áp suất ra cầu trước
I. Là đường cấp khí; III. Lỗ xả khí; II. Đường khí đến bầu phanh.
Van hạn chế áp suất và nhả phanh dùng trên cầu trước, có nhiệm vụ đảm bảo không dẫn tới bó cứng bánh xe khi phanh dưới áp xuất khí nén 0,3 Mpa. Điều này có ý nghĩa lớn đối với xe tải hyundai hoạt động trên đường về khía cạnh ổn định hướng, khi bắt đầu phanh ở tốc độ xe còn cao, hoặc khi đi trên đường trơn. Van hạn chế áp suất này còn được gọi là “bộ van phanh tải trọng nhỏ “.
Cấu tạo của van hạn chế áp suất trình bày trên hình vẽ. Bộ hạn chế sử dụng hai pittông: pittông nhỏ 3 ( nằm dưới ) và pittông lớn 2 ( nằm trên ), được cố định bởi hai lò xo có độ cứng khác nhau, lò xo dưới 10 đỡ pittông dưới nhỏ, lò xo trên 1 cứng hơn đỡ pittông trên. Các chi tiết nằm trong vỏ 8. Phía trên có
8 7 9 10 6 5 13 12 11 14 16 15 17 18 4 3 1 2 I II III
đường dẫn khí I, phía dưới có cửa thoát khí III, bên cạnh là cửa II cấp khí cho bầu phanh xe.
Khi làm việc ở vùng áp suất thấp hơn 0,3 MPa, pittông trên 2 di chuyển không đáng kể, pittông dưới 3 có khả năng di chuyển lớn hơn đem theo cụm van 4, 6 đậy chặt lỗ thoát khí ra cửa III và mở thông khí nén cho bầu phanh.
Khi tăng thêm áp suất đến sát giá trị 0,3 MPa, do pittông 3 có diện tích làm việc phía dưới lớn hơn phía trên, cộng với lực đẩy của khí nén và của lò xo dưới nên đã thắng lực đẩy của khí nén từ phía trên xuống, dẫn đến pittông 3 dịch chuyển nhỏ lên trên, đóng van trên 4, bịt đường cấp khí từ cửa I sang cửa II, nhưng chưa đủ để mở van 6, hạn chế tăng áp suất cho bầu phanh, giảm khả năng bó cứng bánh xe trước và tạo khả năng điều khiển bánh xe dẫn hướng tốt hơn.
Khi làm việc ở vùng áp suất cao ( lớn hơn 0,3 MPa ), pittông trên 2 dịch chuyển xuống dưới, tỳ chặt vào pittông dưới 3 và tạo thành 1 khối. Như vậy có thể coi hai pittông như một pittông liền, ( pittông liền có diện tích làm việc của mặt trên lớn hơn diện tích làm việc của mặt dưới ). Lúc này cụm van đè chặt lỗ thoát khí ra cửa III và mở lớn cửa van 4 thông với cửa II nối tới các bầu phanh, tăng thêm áp lực cho bầu phanh.
Khi nhả phanh các pittông dịch chuyển lên, đóng van 4 và đồng thời mở van 6. Khí nén từ các bầu phanh trở về cửa II qua van 6 tới cửa III và thoát ra ngoài khí quyển. Chính điều này giúp xả nhanh khí nén cho cơ cấu phanh cầu trước.