Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu định tính nêu trên, ngoài việc hỏi các thông tin về nhà thầu, về người trả lời phỏng vấn, NCS áp dụng hai phương pháp là phỏng vấn sâu 5 nhà khoa học, 5 chuyên gia vềđấu thầu và tổ chức khảo sát lấy ý kiến của của 50 nhà thầu.
3.1.2.1. Khảo sát lấy ý kiến của 50 nhà thầu
Đây mới chỉ là bước đầu nghiên cứu về chủ đề “những nhân tố tác động đến quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu” của NCS, chưa phải là nghiên cứu định lượng nên NCS mới lựa chọn 50 nhà thầu đã tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT và thắng thầu trong năm 2017 để thu thập ý kiến, đánh giá của nhà thầu về ba nội dung chính sau đây.
Thứ nhất, nhân tố, thang đo/chỉ báo được nêu có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Đối tượng được hỏi ý kiến là 50 nhà thầu được NCS lựa chọn theo phương pháp “thuận tiện” tức là dựa vào quan hệ quen biết của NCS với các nhà thầu đó. Điều kiện mà NCS mong muốn xem xét đến khi chọn là các nhà thầu đó phải là các nhà thầu có trụ sởđóng trên địa bàn Hà Nội, đã tham dựđấu thầu và thắng thầu ít nhất một gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT trên địa bàn Hà Nội năm 2017.
Khi thu thập ý kiến này của nhà thầu, NCS đưa cho người đứng đầu nhà thầu (hoặc người được ủy quyền tham dự thầu) xác định ý kiến của mình trên phiếu khảo sát trình bầy trong phụ lục 1 (Phụ lục 1: phiểu khảo sát hoàn thiện nhân tố, thang đo). Kết luận của NCS rằng nhân tố, thang đo/chỉ báo được nêu có ảnh hưởng hay không có ảnh hưởng đến quyết định tham dự thầu gói thầu đã nêu dựa vào quy tắc “quá bán”. Điều đó có nghĩa rằng, sau khi tổng hợp, những nhân tố, thang đo/chỉ báo được nêu ra có sựđồng ý của trên 50% những người trả lời, thì được đưa vào mô hình nghiên cứu. Ngược lại, những nhân tố, thang đo/chỉ báo có dưới 50% sự đồng ý của những người trả lời thì NCS sẽ xem xét loại ra khỏi mô hình.
Thứ hai, có bổ sung, sửa chữa những nhân tố, thang đo/chỉ báo hiện có để phù hợp hơn với điều kiện, môi trường đấu thầu ở Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung? Câu hỏi này trong phiếu phòng vấn sẽ được NCS trực tiếp hỏi, tọa đàm để mong nhận được ý kiến bổ sung từ thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng. NCS cũng hỏi để có được ý kiến sửa đổi nhân tố, thang đo/chỉ báo để việc trả lời khi điều tra xã hội học trong nghiên cứu định lượng được dễ dàng hơn (cũng như phản ánh đúng thực trạng mong đợi của nhà thầu hơn). NCS sẽ xem xét và sửa chữa, bổ sung nhân tố, thang đo/chỉ báo khi có nhiều nhà thầu góp ý kiến hoặc thấy hợp lý (ngay cả khi có ít nhà thầu đề xuất). Tiêu chuẩn cho sựđồng ý là việc xem xét: (1) có thể thay thế nhân tố, thang đo/chỉ báo hay không?; (2) có tác động hay không đến quyết định tham dự thầu gói thầu đang nghiên cứu; và (3) có thích nghi, phù hợp hơn với môi trường, điều kiện ở Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung không?
Thứ ba, ý kiến đánh giá của nhà thầu về đấu thầu, tham dự thầu của nhà thầu. Câu hỏi này được NCS tìm hiểu kỹ lưỡng hơn khi phỏng vấn sâu một số nhà thầu (mà không đặt ra với tất cả 50 nhà thầu trong đợt khảo sát này).
3.1.2.2. Phỏng vấn sâu nhà khoa học và chuyên gia đấu thầu
Phương pháp nghiên cứu định tính thứ hai được NCS thực hiện là “phương pháp phỏng vấn sâu” một số chuyên gia đấu thầu và một số nhà khoa học.
Việc phỏng vấn 5 nhà khoa học (phụ lục 3: Danh sách 5 nhà khoa học, 5 chuyên gia vềđấu thầu được hỏi ý kiến và phỏng vấn sâu) là những giảng viên của đại học Kinh tế Quốc dân đã kinh qua quản lý, đã từng tham gia quá trình chuẩn bị HSDT đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn mà nhà thầu do họ phục vụ đã thắng thầu trước đây. Họ là những nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu của NCS như đã có những công trình nghiên cứu vềđấu thầu, về các nhân tố tác động.
NCS đã trực tiếp gặp gỡ các nhà khoa học này và nhận được ý kiến rất cụ thể, chi tiết về tên gọi, nội dung, cách trình bầy phiếu câu hỏi dành cho điều tra xã hội học của NCS.
NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu và sẽ tiếp tục phỏng vấn sâu 5 đại diện hợp pháp của 5 nhà thầu – chuyên gia đấu thầu của nhà thầu (người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của nhà thầu) trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu. Thông tin về 5 đại diện của nhà thầu được tổng hợp và trình bầy trong phụ lục (phụ lục 3). Các nhà thầu này đã cho phép NCS trực tiếp tham gia hoạt động chuẩn bị HSDT để tham gia đấu thầu trong những năm từ 2010 đến 2017 và tìm hiểu kinh nghiệm tham
Thứ nhất, thông tin về địa chỉ của các nhà thầu đưa vào phần mềm SPSS 22.0 là thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Do tiêu chí này, NCS không thể cập nhật toàn bộ địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị (nhà thầu) mà chỉ có thể đưa vào đây thông tin về quận, huyện mà các nhà thầu này đứng chân trụ sở chính. Các địa chỉ quận, huyện đó được NCS sắp xếp theo trật tự quận trước, huyện sau và các quận theo vần a,bc và được gán cho các kỹ tự số đếm từ 1 đến 30, trong đó số 1 là Quận Ba Đình, số 2 là Quận Cầu Giấy,... số 12 là Quận Thanh Xuân, số 13 là Huyện Ba Vì, số 14 là Huyện Chương Mỹ,..., số 30 là thị xã Sơn Tây. Đối với các nhà thầu thuộc các tỉnh lân cận, NCS thông thể đưa lên thành các ký hiệu như trên, vì sẽ rất nhiều. NCS sẽ sử dụng khái niệm “lân cận Hà Nội” tham dự thầu và được gán cho số tự nhiên 31.
Thứ hai, thông tin về độ tuổi của người đại diện cho nhà thầu sẽ được chia thành 3 mức tương thích với ba nhóm tuổi trẻ, trung niên và cao tuổi. Theo quan sát bước đầu của NCS, người đại diện hợp pháp cho các nhà thầu ở nước ta hiện nay nói chung, ở Hà Nội nói riêng không còn trẻ. Họ thường là những người đã trưởng thành hoặc cao niên, thậm chí trên cả tuổi về hưu đang quy định hiện nay (55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam). Khi hỏi thông tin về tuổi của những người đại diện của nhà thầu, NCS mong muốn họ nêu số tuổi hiện có của họ (tại thời điểm điều tra là năm 2018). Sau đó, NCS sẽ xác định khoảng tuổi để chia họ vào các nhóm tuổi đó. NCS đưa ra phương án như sau: Nhóm tuổi trẻ có tuổi đời đến 40; Nhóm tuổi trung niên trên 40 tuổi đến 50; và nhóm tuổi cao có tuổi đời từ 51 trở lên. Quy định này không được tác giả thể hiện trong phiếu câu hỏi để tránh hiểu nhầm không cần thiết.
Thứ ba, thông tin xác định quy mô của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan (nhà thầu) tham dự thầu được xác định như thế nào? Khó khăn nhất đối với NCS là dựa vào tiêu chí nào để xếp hạng quy mô của nhà thầu. Khi tìm hiểu về nhà thầu, NCS đưa ra hai câu hỏi hy vọng nhận được trả lời của nhà thầu gồm: (1) doanh thu của nhà thầu năm 2017; (2) tổng số cán bộ nhân viên của nhà thầu. Để phục vụ phân tích định lượng một cách khoa học và có hiệu quả, quy mô của nhà thầu sẽđược tính đến. Tuy nhiên, NCS sẽ tham khảo các công trình nghiên cứu, các kinh nghiệm của thầy cô và bạn bè để có tiêu chí phân loại khoa học nhất, có ý nghĩa cho nghiên cứu của tác giả.
Thứ tư, tính hợp lệ của phiếu trả lời của nhà thầu trong cuộc điều tra. Vì mục tiêu lớn nhất của “phiếu câu hỏi” được dùng để điều tra ý kiến, đánh giá của nhà thầu về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn
giám sát TCXDCT của nhà thầu, nên việc xác định đâu là phiếu trả lời hợp lệ, đâu là phiếu không hợp lệ và phải bị loại bỏ khi phân tích dữ liệu được xác định dựa vào việc đáp ứng hay không mục tiêu quan trọng nhất này. Các mục tiêu khác khi thực hiện cuộc điều tra xã hội học này của NCS chỉ là tham khảo như mục tiêu thu thập “ý kiến của nhà thầu về thành tựu, hạn chế hoặc khuyến nghị của nhà thầu đối với công tác tổ chức đấu thầu nói chung, hoạt động tham dự thầu của nhà thầu nói riêng sẽ không được coi là cơ sởđể xác định phiếu trả lời hợp lệ hay không hợp lệ.
Vì vậy trong trường hợp nghiên cứu này của NCS, phiếu trả lời không hợp lệ là phiếu trả lời không đầy đủ đối với phần thứ nhất của phiếu câu hỏi, tức là phần trả lời “ý kiến của nhà thầu về những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu”. Nếu nhà thầu chỉ khoanh tròn vào một phần của bảng đánh giá 8 nhân tố có 30 thang đo và biến phụ thuộc có thang đo cho biến phụ thuộc, thì phiếu đã bị coi là không hợp lệ. Phiếu hợp lệ là phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi đánh giá 8 nhân tố cùng 30 thang đo đi kèm và biến phụ thuộc có một thang đo ch o nó. Phiếu hợp lệ này sẽ không tính đến việc có cung cấp đủ các nội dung được hỏi tại phần 2 và 3 hay không. Như vậy, việc trả lời các câu hỏi trong phần hai và ba của phiếu câu hỏi là không bắt buộc.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH THAM DỰ THẦU GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA NHÀ THẦU
4.1. Tổng quan hoạt động đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình ở Việt Nam và trên địa bàn thành giám sát thi công xây dựng công trình ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nghiên cứu hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT trên cả nước và Hà Nội thời gian qua, đặc biệt là các năm 2015 đến 2017, NCS có thể tổng hợp khái quát qua bức tranh mô tả dưới đây.
4.1.1. Hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn diễn ra sôi động và không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh chóng qua các năm. không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh chóng qua các năm.
Cùng với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa, đấu thầu xây lắp đã và đang diễn ra trên khắp mọi miền tổ quốc, hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn, tư vấn giám sát TCXDCT cũng diễn ra khá sôi động. Theo tài liệu của Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được NCS tổng hợp trong ba năm 2015, 2016 và 2017, cả nước đã tổ chức 23.878 cuộc đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn. Số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn đó được tổ chức là rất lớn và có tốc độ ngày càng tăng qua các năm. Năm 2016, số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn được tổng hợp là 6.132 gói, bằng hơn 3,3 lần so với năm 2015 (năm 2015 cả nước tổ chức 1.845 cuộc đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn). Năm 2017, với số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn đã tổ chức là 15.891 cuộc đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, bằng hơn 2,58 lần so với năm 2016 và bằng hơn 8,6 lần so với năm 2015.
Nếu tính bình quân theo ngày làm việc trên cả nước trong vòng 3 năm từ 2015 đến 2017, mỗi ngày tổ chức trên 32 cuộc đấu thầu dịch vụ tư vấn (năm 2015 khoảng 7,5 cuộc/ngày; năm 2016 khoảng 24,5 cuộc/ngày; và năm 2017 khoảng 60 cuộc/ngày). Ta có thể thấy rõ tình hình trên qua bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn
được tổ chức những năm 2015 đến 2017 trên cả nước
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1.Tổng số gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm trên toàn quốc
2.Tốc độ tăng so với năm gốc 2015
3.Tốc độ tăng năm 2017 so với năm 2016
4.Số cuộc đấu thầu dịch vụ tư vấn tổ chức bình quân ngày làm việc trên cả nước Gói thầu Lần Lần Cuộc/ngày 1.845 1 7,5 6.132 3,32 1 24,5 15.891 8,61 2,59 60
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT
Xét về mặt giá trị, trong năm 2015, trên cả nước tổ chức đấu thầu dịch vụ tư vấn có tổng giá trị tính theo giá gói thầu là 1,274,125 tỷ đồng, năm 2016 tổng giá trị này đã tăng lên đạt mức 4.204,443 tỷđồng (tương đương 3,35 lần so với năm 2015).
Hình 4.1: Tổng giá trịđấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm trên cả nước tính theo giá gói thầu (Tỷđồng)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT
1274 4204 13874 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng giá trịđấu thầu các gói thầu dịch vụ
tư vấn tổ chức trong năm tính theo giá gói thầu (Tỷđồng)
Năm 2017, tổng giá trịđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn đạt mốc 13.874,193 tỷ đồng, bằng gần 3,3 lần so với năm 2017. Biểu 4.1 dưới đây thể hiện chi tiết kết hoạt động đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trong ba năm 2015, 2016 và 2017 trên cả nước xét theo giá trị (tính theo giá gói thầu).
Bảng 4.2 cho thấy thực trạng đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trên dịa bàn thành phố Hà Nội (tính theo số gói thầu được tổ chức). Nhận xét chung, tình hình tổ chức đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua cũng diễn biến tương tự như tình hình tổ chức đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn trên cả nước. Bảng 4.2: Tổng hợp số lượng gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức những năm 2015 đến 2017 trên địa bàn Hà Nội Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1.Tổng số gói thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trong năm Trên địa bàn Hà Nội Gói thầu 596 1.590 3.603 2.Tỷ trọng so sánh Hà Nội với cả nước % 32,33 25,98 24 3.Tốc độ tăng so với năm 2015 Lần 1 2,67 6,04 4.Tốc độ tăng năm 2018 so với năm 2017 2,26 5.Số cuộc đấu thầu dịch vụ tư vấn tổ chức bình quân ngày làm việc (Trên địa bàn Hà Nội)
Cuộc/
ngày 2,5 6,5 14,5
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Cục Quản lý đấu thầu, Bộ KH & ĐT
4.1.2. Các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên cả nước bao gồm nhiều lĩnh vực dịch vụ tư vấn khác nhau, trong đó đấu thầu gói thầu dịch cụ tư vấn lĩnh vực dịch vụ tư vấn khác nhau, trong đó đấu thầu gói thầu dịch cụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chiếm tỷ trọng cao
Theo tổng hợp của nghiên cứu sinh, các gói thầu dịch vụ tư vấn được tổ chức trên toàn quốc qua các năm từ 2015 đến 2017 trải trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kếđến tư vấn giám sát TCXDCT, tư vấn quản lý dự án, tư vấn đánh giá thực hiện dự án, v.v. (xem bảng 4.3 dưới đây).
Bảng 4.3: Cơ cấu đấu thầu dịch vụ tư vấn tổ chức trên cả nước các năm 2015 đến 2017 (tính theo cuộc đấu thầu)