sát thi công xây dựng công trình
Khi thực hiện đấu thầu nói chung, đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, đấu thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, người ta thường sử dụng những thuật ngữ chung như bên mời thầu, nhà thầu, gói thầu, giá gói thầu, giá dự thầu, giá trúng thầu,... Những thuật ngữđó đã được pháp luật quy định làm căn cứ cho việc thực hiện, tránh những suy diễn, tranh chấp sau này.
Tuy nhiên, với đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, cũng có một vài thuật ngữ dành riêng như: gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình,...
Trong phần này, luận án sẽ không trình bầy một số thuật ngữ sử dụng rộng rãi trong đấu thầu nói chung nhưng lại không sử dụng trong đấu thầu dịch vụ tư vấn, nhất là đấu thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình như các thuật ngữ “doanh nghiệp dự án”, “dự án đầu tư phát triển”. Luận án tập trung vào một số thuật ngữ dùng chung khi đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn và riêng khi đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
“Chủ đầu tư” là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Trong quá trình đấu thầu, chủ đầu tư là bên cần mua “công trình”, “hàng hóa” hay “dịch vụ” của nhà thầu. Chủđầu tư chính là người quyết định mua trên cơ sởđưa ra yêu cầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
“Bên mời thầu” là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu. Bên mời thầu chính là đại diện hợp pháp được chủ đầu tư lập lên hoặc được chủ đầu tư lựa chọn có đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện các hoạt động đấu thầu. Chủ đầu tư có thể tự mình đứng tên làm Bên mời thầu nếu có đủ năng lực, điều kiện đã được pháp luật quy định. Trong các trường hợp khác, chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, đơn vị khác có đủ năng lực và chuyên môn đứng ra làm Bên mời thầu nhưđơn vị mua sắm tập trung hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Người có thẩm quyền” là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Pháp luật có quy định chi tiết về người quyết định phê duyệt dự án và người quyết định mua sắm cho các loại quy mô khác nhau. Những người đó có thể là Thủ tướng chính phủ, chủ tịch thành phố, chủ tịch tỉnh,... được pháp luật quy định chi tiết trong luật đầu tư, luật xây dựng.
“Gói thầu” là một phần hoặc toàn bộ dự án được chủ đầu tư đưa ra đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu để ký hợp đồng thực hiện. Như vậy, sẽ có nhiều gói thầu tương ứng với các loại đấu thầu khác nhau như gói thầu mua sắm hàng hóa; gói thầu thi công xây dựng công trình; gói thầu xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cho công trình (gọi tắt là gói thầu xây lắp); gói thầu dịch vụ tư vấn và gói thầu dịch vụ phi tư vấn;... Các Nghịđịnh và thông tư hướng dẫn có quy định chi tiết cách thức hình thành gói thầu khi lập kế hoạch đấu thầu.
“Nhà thầu chính” là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh”. Trước tiên, là nhà thầu, các pháp nhân hay thể nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm, hàng hóa đáp ứng các yêu cầu của
Bên mời thầu đều có thể tham dựđấu thầu để được lựa chọn cung cấp hàng hóa, công trình xây dựng hay dịch vụ cho chủ đầu tư. Thứ hai, là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập), họ có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong hồ sơ mời thầu, trong hợp đồng, mặc dù họ có hay không sử dụng nhà thầu phụ. Thứ ba, là nhà thấu chính (nếu tham gia liên danh nhà thầu), họ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong “thỏa thuận liên danh” phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và hợp đồng đã ký với nhà thầu nếu trúng thầu.
“Nhà thầu phụ” là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Vì nhiều lý do khác nhau, nhà thầu chính có thể mời các nhà thầu khác cùng với mình tham gia đấu thầu thực hiện gói thầu với tư cách là nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm thực hiện các phần việc được phân công của gói thầu thông qua hợp đồng riêng với nhà thầu chính.
“Nhà thầu liên danh” là nhà thầu cùng với hai hay nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu. Cũng vì nhiều lý do khác nhau, nhà thầu có thể cùng với hai hay nhiều nhà thầu khác hình thành một liên danh nhà thầu để đứng tên trong một đơn dự thầu tham gia đấu thầu một gói thầu. Khi liên danh, những nhà thầu liên danh phải lập một thỏa thuận liên danh. Trong thỏa thuận liên danh, các bên thống nhất với nhau các nội dung được pháp luật quy định như công việc của từng bên trong liên danh đối với gói thầu, trách nhiệm tham dự thầu của từng nhà thầu liên danh.
“Giá gói thầu” là là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Khi lập kế hoạch mua sắm, lập kế hoạch thực hiện dự án, chủ đầu tư thường phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (còn gọi là kế hoạch đấu thầu). Trong kế hoạch đấu thầu đó, chủ đầu tư nêu rõ tên từng gói thầu, khối lượng phạm vi công việc dự kiến, giá trị dự kiến chi cho gói thầu đó. Giá trị kế hoạch đó được gọi là giá gói thầu. Giá trúng thầu của nhà thầu trúng thầu phải nhỏ hơn hoặc bằng với giá gói thầu.
“Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Giá dự thầu là căn cứđể Bên mời thầu đánh giá đề xuất tài chính của nhà thầu nếu nhà thầu được đánh giá đạt đối với đề xuất về mặt kỹ thuật. Giá này cần phải được sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch và đưa về cùng một mặt bằng nếu cần phải đánh giá dựa vào giá đánh giá.
“Giá đánh giá” là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừđi giá trị giảm giá (nếu có), cộng thêm với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa,
công trình. Giá đánh giá chỉ sử dụng để đánh giá, xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu có sử dụng giá đánh giá. Trường hợp không áp dụng tiêu chí giá đánh giá thì không cần phải xác định giá đánh giá.
“Giá đề nghị trúng thầu” là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừđi giá trị giảm giá (nếu có). Như vậy, giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu chưa phải là giá đề nghị trúng thầu. Giá dự thầu của nhà thầu này còn phải được sửa chữa lại (có thể có) do sai số học (sai do cộng trừ, nhân chia sai), sai do có sai lệch so với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và phải khấu trừ giá trị giảm giá (nếu có).
“Giá trúng thầu” là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, Bên mời thầu sẽ có báo cáo kết quảđấu thầu cho chủ đầu tư. Trong báo cáo đó, Bên mời thầu có đề nghị nhà thầu trúng thầu và giá đề nghị trúng thầu. Dựa trên ý kiến của Bên mời thầu, Chủđầu tư cho thẩm định kết quảđấu thầu và ra quyết định cuối cùng phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trúng thầu cùng với giá trúng thầu được công bố.
“Giá hợp đồng” là giá trị ghi trong văn kiện hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Sau khi có kết quả đấu thầu được người có thẩm quyền phê duyệt, nhà thầu trúng thầu được Bên mời thầu mời vào thương thảo để tiến tới ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Sau khi thương thảo, sau khi đã được hai bên (chủđầu tư và nhà thầu trúng thầu) thống nhất về tất cả các điều khoản trong hợp đồng và đặc biệt là giá trị hợp đồng, hợp đồng được ký kết theo luật định thì giá trị của hợp đồng đã được ký kết là giá hợp đồng. Đây là căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.
“Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Hồ sơ mời thầu thể hiện toàn bộ những yêu cầu cụ thể về gói thầu, cách thức tham dự đấu thầu, cách thức đánh giá xếp loại hồ sơ dự thầu làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu cũng là căn cứđể Bên mời thầu đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu của nhà thầu, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
“Hồ sơ yêu cầu” là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉđịnh thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh. Giống như hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cũng là căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ tham dự thầu, để bên mời thầu đánh giá, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ yêu cầu là thuật ngữ sử dụng cho hồ sơ mời thầu đối với các hình thức đấu thầu chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh. Hồ sơ mời thầu là thuật ngữ dùng trong đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế.
“Hồ sơ dự thầu” là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư tự lập và nộp cho Bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. “Hồ sơđề xuất” là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư tự lập và nộp cho Bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Như vậy, thuật ngữhồ sơ mời thầu luôn đi liền với thuật ngữhồ sơ dự thầu, đi liền với thuật ngữhồ sơ yêu cầu là thuật ngữhồ sơđề xuất. Hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu là tài liệu do bên mời thầu lập, người có thẩm quyền phê duyệt trở thành căn cứ để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơđề xuất. Hồ sơ dự thầu và hồ sơđề xuất là tài liệu do nhà thầu lập nhằm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mới thầu, hồ sơ yêu cầu.
“Thời điểm đóng thầu” là thời điểm kết thúc việc nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu. “Thời điểm mở thầu” là thời điểm bắt đầu thực hiện việc mở công khai hồ sơ dự thầu, hồ sơđề xuất của các nhà thầu tham dự thầu hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Sau đây là một số thuật ngữ dùng riêng cho đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Thuật ngữ “Gói thầu dịch vụ tư vấn” sửdụng trong trường hợp nói về gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình hay các gói thầu tư vấn đào tạo, tư vấn lập hồ sơ mơi thầu,...
Thuật ngữ “Nhà thầu tư vấn” được sử dụng khi nói về các nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, các gói thầu dịch vụ tư vấn khác như tư vấn đào tạo, tư vấn lập hồ sơ mời thầu.
Thuật ngữ “Chuyên gia tư vấn” là thuật ngữđược sử dụng đối với các cá nhân, cán bộ chuyên môn thực hiện trách nhiệm tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được nhà thầu tư vấn phân công trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Chuyên gia tư vấn phải có trình độ năng lực và kinh nghiệm về giám sát thi công xây dựng công trình, đào tạo hay lập hồ sơ mời thầu. Đây là lực lượng then chốt cho việc thực hiện gói thầu.