Quy trình đấu thầu tổng quát và khái niệm “Quyết định tham dự đấu thầu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu (Trang 47 - 51)

thu gói thu ca nhà thu”

2.1.4.1. Quy trình đấu thầu tổng quát

Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ban hàng ngày 26 tháng 11 năm 2013 có quy định khá chi tiết quy trình đấu thầu đối với các hình thức và phương thức đấu thầu khác nhau. Dù có những khác biệt do tính chất, mức độ yêu cầu của các hình thức, phương thức đấu thầu khác nhau gây ra, vẫn có thể khái quát lên quy trình đấu thầu chung. Quy trình đấu thầu chung đó được mô tả nhằm phục vụ cho nhà nghiên cứu chỉ xem

xét đến một khía cạnh nhất định mà không đi đến việc xem xét chi tiết của hoạt động đấu thầu cụ thể nào. Sau đây là những bước cho quy trình đấu thầu tổng quát:

-Chun bđấu thu: Đây là giai đoạn đầu tiên khi tổ chức đấu thầu. Giai đoạn này bên mời thầu thực hiện nhiều công việc để thực hiện kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt như: lập hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; thông báo mời thầu (trên phương tiện thông tin được pháp luật quy định và các phương tiện khác).

-T chc đấu thu: Trong giai đoạn này, bên mời thầu tiến hành phát hành hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; theo dõi đăng ký tham dự thầu của nhà thầu; tổ chức thu nhận ý kiến, làm rõ hoặc trả lời các thắc mắc của nhà thầu theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu/hồ sơđề xuất của nhà thầu theo quy định của pháp luật và thực hiện việc đóng thầu. Về phía nhà thầu, họ thu thập thông tin về gói thầu; mua hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; chuẩn bị hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu của hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; nộp hồ sơ dự thầu/hồ sơđề xuất trước thời điểm đóng thầu cho bên mời thầu.

-M thu và đánh giá h sơ d thu/h sơ đề xut: Giai đoạn tiếp nối giai đoạn tổ chức đấu thầu trên đây với những hoạt động chủ yếu sau đây: mở thầu công khai; đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơđề xuất theo đúng quy trình đánh giá đã được pháp luật quy định và đã được nêu trong hồ sơ mời thầu/hồ sơđề xuất; xếp hạng nhà thầu.

-Thương tho hp đồng: Đây là giai đoạn bên mời thầu chuẩn bị thủ tục cho việc phê duyệt kết quả đấu thầu bằng việc thương thảo các nội dung theo yêu cầu với nhà thầu được đánh giá đạt yêu cầu và xếp hạng thứ nhất (tức nhà thầu được đề nghị là nhà thầu trúng thầu). Trong giai đoạn này, nhà thầu được đánh giá đạt yêu cầu và xếp hạng thứ nhất được mời đến để thương thảo các nội dung theo quy định của pháp luật và thương thảo về các nội dung trong hợp đồng sẽ ký kết.

-Trình thm định, phê duyt và công khai kết qu đấu thu: Nếu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu sẽ trình kết quảđấu thầu đến người có thẩm quyền, trong đó ghi rõ nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu. Trên cơ sởđó, người có thẩm quyền cho thực hiện hoạt động thẩm định kết quả đấu thầu. Từ báo cáo về kết quả đấu thầu của bên mời thầu cùng với kết quả thẩm định kết quả đấu thầu, người có thẩm quyến xem xét và phê duyệt kết quảđấu thầu. Kết quảđấu thầu sau khi được phê duyệt sẽđược công bố công khai trên phương tiện thông tin quy định của pháp luật và được gửi đến nhà thầu trúng thầu cùng kế hoạch hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.

-Hoàn thin, ký kết hp đồng: Theo kế hoạch hoàn thiện, ký hợp đồng, nhà thầu trúng thầu trong thời gian cho phép phải cùng bên mời thầu gặp gỡ, trao đổi đi đến thống nhất về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng. Trên cơ sở đó, hợp đồng thực hiện gói thầu được hoàn thiện. Lễ ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu sẽ được thực hiện giữa hai bên nhà thầu trúng thầu (nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh) và chủ đầu tư. Đây là cơ sở cho việc triển khai thực hiện gói thầu, dự án đầu tư.

2.1.4.2. Khái niệm “Quyết định tham dự đấu thầu gói thầu của nhà thầu”

Theo quy trình đấu thầu tổng quát nêu trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về quyết định tham dự thầu theo những cách nhìn khác nhau. Sau đây, công trình tổng quan các công trình nghiên cứu đã viết về khái niệm này.

Quan điểm về quyết định tham dựđấu thầu của nhà thầu đã được tác giả Anna Zarkada-Fraser đưa ra năm 2000 trong công trình công bố của mình có chủ đề “phân nhóm các nhân tốảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng thông thầu” tại Úc.

Theo Anna Zarkada-Fraser, quyết định tham gia thông thầu được hiểu là quyết định “có” hay “không” đồng ý tham gia hợp đồng thông thầu kín của đại diện nhà thầu với các đối tác như chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc đại diện nhà thầu khác để được trúng thầu. Quan điểm của nhà khoa học Anna Zarkada-Fraser không đưa ra bất cứ một minh chứng nào về quyết định tham gia vào hành vi thông thầu.

Quan điểm về quyết định tham dự thầu của ba nhà khoa học Adnan Enshassi, Sherit Mohamed và Ala’a El Karriri (năm 2005) thuộc trường Đại học The Islamic University of Gara (IUG), Palestin thể hiện trong công trình nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu các công trình xây dựng ở dải Gara, Palestin”. Công trình của ba nhà khoa học trên được đăng trên tạp chí Journal of Financial Management of Property and Construction do tập đoàn Emerald Group Publishing Limited xuất bản năm 2005. Theo công trình này, quyết định tham dự thầu được hiểu là quyết định “có” hay “không” tham dựđấu thầu gói thầu xây dựng của nhà thầu. Công trình nghiên cứu này đã đưa ra minh chứng cho quyết định trên là việc nhà thầu mua hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu.

Quan điểm trên của ba nhà khoa học về quyết định tham dự đấu thầu đã bao gồm: (1) quyết định “có” hay “không” tham dựđấu thầu và (2) minh chứng cho quyết định tham dựđấu thầu là việc nhà thầu đó có đăng ký tham dự đấu thầu, làm hồ sơ dự thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. NCS đồng tình với quan điểm này của ba nhà khoa học trong công trình nghiên cứu trên. Tuy nhiên, NCS thấy công

trình trên còn có hạn chế là chưa nói đến việc ai là người quyết định mà chỉ nói là nhà thầu một cách chung chung.

Quan điểm về quyết định tham dự thầu của nhà thầu được đề cập của tác giả Jaakko Lemberg thuộc trường Đại học University of Twente, Hà Lan tháng 12 năm 2013 với về chủđề “Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu trong ngành công nghiệp viễn thông”, Jaakko Lemberg đã cho rằng: Quyết định tham dự thầu của nhà thầu là việc trả lời “có” hay “không” tham dựđấu thầu một gói thầu đã được thông báo của người đứng đầu nhà thầu tổ chức (có thể là người được ủy quyền).

Với cách nhìn của Jaakko Lemberg, quyết định tham dự thầu của nhà thầu là việc khảng định có hay không tham dựđấu thầu một gói thầu. Jaakko Lemberg cũng cho rằng đểđi đến quyết định tham dự thầu hay không, người đứng đầu nhà thầu (hoặc người được ủy quyền) phải qua một quá trình phân tích, đánh giá các khía cạnh, các nhân tố khác nhau. Đó là một giai đoạn, tốn một thời gian không nhỏ. Theo Jaakko Lemberg, quyết định đó đến từ người đứng đầu nhà thầu (hoặc người được ủy quyền).

NCS đồng quan điểm với quan điểm trên của Jaakko Lemberg. Tuy nhiên, NCS cho rằng quan điểm trên chưa cho thấy biểu hiện của quyết định là gì. Quyết định “có” hay “không” tham dựđấu thầu có thểđược hình thành thành lời nói khảng định, có thể hình thành trong “đầu”, trong “ý thức” của người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền). Quyết định đó cần được thể hiện thành “hiện tượng”, thành “minh chứng”.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam vềđấu thầu, nhà thầu được xem là tham dự thầu khi có đăng ký tham dự thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu.

Qua phân tích những quan điểm khác nhau của các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu vềđấu thầu trên thế giới, qua quy định của pháp luật Việt Nam, tác giảđưa ra quan điểm chung về quyết định tham dự đấu thầu của nhà thầu như sau: “Quyết định tham dự đấu thầu một gói thầu của nhà thầu là sự khảng định “có” hay “không” tham dự đấu thầu gói thầu của người đứng đầu nhà thầu (hoặc người được ủy quyền). Sự

khảng định này được thể hiện bằng việc đăng ký tham dự thầu và có hồ sơ dự thầu nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu”.

Qua khái niệm trên ta có thể thấy quyết định tham dự thầu của nhà thầu được thể hiện qua: (1) việc khẳng định “có” hay “không” tham dự đấu thầu gói thầu; (2) do người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền) đưa ra; và (3) đảm bảo minh chứng cho quyết định đó là có đăng ký tham dự đấu thầu gói thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu.

Nếu nhà thầu khảng định có tham gia đấu thầu gói thầu, nhưng chỉ đăng ký tham dựđấu thầu, mà không có hồ sơ dự thầu nộp trước thời điểm đóng thầu sẽ bị coi là không tham dựđấu thầu.

Nếu nhà thầu khẳng định có tham gia đấu thầu gói thầu, có đăng ký tham dự đấu thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, nhưng tư cách tham dự thầu sẽ bị coi là không đảm bảo nếu người ký các giấy tờ trong hồ sơ dự thầu không phải là người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền hợp lệ). Trường hợp này, cũng bị xem là không tham dự thầu.

Khái niệm như vậy giúp công trình nghiên cứu thiết kế bảng hỏi với biến phụ thuộc không bị giới hạn bởi chỉ lựa chọn “có” hay “không” tham dự thầu, mà đó là một quá trình cân nhắc từ khi nhận được thông báo mời thầu đến khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu và nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Có khi, ngay thời điểm đăng ký tham dự thầu và mua hồ sơ mời thầu, nhà thầu có ý định tham dự thầu. Tuy nhiên, trong quá trình vừa làm hồ sơ dự thầu, vừa nghe và phân tích các nhân tố tác động, cuối cùng nhà thầu lại quyết định không tham dự thầu (tức là không nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu.

2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)