Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu (Trang 62)

Qua mô hình nghiên cứu được đề xuất trên đây, 8 giả thuyết nghiên sẽ được đánh giá, kiểm định để phản ánh đầy đủ mô hình nghiên cứu được kiểm chứng về “những nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu”:

Giả thuyết H1: nhân tố “sức hấp dẫn của gói thầu” là nhân tố tác động cùng chiều đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Giả thuyết này đã được công trình nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada-Fraser (2000) kiểm định tại Úc. Giả thuyết này cũng phù hợp với các công trình nghiên cứu khác phát hiện như mô hình chấp nhận công nghệ (TAM 2) của Davis (1993), mô hình ứng dụng trong luận án tiến sỹ của NCS. Lê Thị Hồng Yến (2016) nhưng dưới tên gọi khác như “tiện ích”, “tiện dụng” của đối tượng.

Giả thuyết “Sức hấp dãn của gói thầu H1” tác động cùng chiều với quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu. Điều đó nói rằng khi gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình càng hấp dẫn thì khả năng quyết định tham dựđấu thầu của nhà thầu càng cao. Ngược lại, gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình càng kém hấp dẫn thì khả năng quyết định tham dự đấu thầu gói thầu của nhà thầu càng giảm đi.

Giả thuyết H2: nhân tố “mong đợi của nhà thầu” là nhân tố nội tại ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Nhà thầu sẽ quyết định tham dự thầu một khi họ có tham vọng thắng thầu. Thắng thầu sẽ giúp cho nhà thầu (tổ chức, công ty, doanh nghiệp) có được hợp đồng thực hiện gói thầu. Thực hiện gói thầu đồng nghĩa với việc nhà thầu có thêm được công ăn, việc làm, có thêm được nguồn thu. Đó cũng chính là mục tiêu của công ty, doanh nghiệp khi tham dự thầu.

Thắng thầu cũng là cơ hội để nhà thầu (tố chức, công ty, doanh nghiệp) tăng được uy tín, khuyếch trương được hình ảnh, thương hiệu của nó trên thương trường. Bất cứ một đại diện nào của nhà thầu đều mong muốn thắng thầu để tăng uy tín của nó trên thị trường phù hợp với chiến lược phát triển của nhà thầu (tổ chức, công ty, doanh nghiệp).

Giả thuyết này đã được kiểm nghiệm trong mô hình nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada-Fraser trên đất Úc năm 2000. Nghiên cứu sinh sẽđánh giá lại giả thuyết này khi nghiên cứu tại Hà Nội, Việt Nam đối với đấu thầu gói thầu giám sát TCXDCT. Nhân tố “mong đợi của nhà thầu (H2)” được giả thuyết là tác động cùng chiều đến quyết định tham dự thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Giả thuyết H3: nhân tố “năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu” là nhân tố

tác động cùng chiều đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Nhà thầu có đủ năng lực về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tài chính so với yêu cầu của gói thầu sẽ là nhân tố tác động đến việc có hay không tham dự đấu thầu của nhà thầu. Khi xem xét yêu cầu của gói thầu, hầu hết các đại diện pháp lý của nhà thầu sẽ cân nhắc đến việc mình có đủ năng lực tham gia hay không. Khi không đủ năng lực so với yêu cầu của gói thầu, họ có thể sẽ quyết định không tham gia. Tuy nhiên, vẫn có thể xuất hiện hiện tường có nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng họ vẫn quyết định tham gia. Những nhà thầu không đủ năng lực mà tham gia, khả năng rủi ro là rất lớn. Có thể có những lý do mà họ vẫn tham gia dù nhà thầu không đủ năng lực. Chẳng hạn, nhà thầu phải quyết định tham gia nhưng chỉ với tư cách nhà thầu phụ hoặc phải tham gia vào một liên danh nhà thầu. Trong trường hợp đó, giá trị thu lại không cao so với việc tham dựđấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập.

Kinh nghiệm tham dự thầu, kinh nghiệm thực hiện gói thầu cũng là nhân tố thúc đẩy việc tham dự thầu của nhà thầu. Đã từng tham dự thầu, có kinh nghiệm trong việc thực hiện gói thầu là yếu tố thúc đẩy nhà thầu tham dự thầu. Thiếu kinh nghiệm tham dự thầu, thiếu kinh nghiệm thực hiện gói thầu có thể cản trở quyết định tham dự thầu của nhà thầu.

Đủ năng lực, đủ kinh nghiệm tham dự và thực hiện gói thầu sẽ là cơ sở giúp nhà thầu đề xuất được phương án tổ chức, nhân sự và giải pháp kỹ thuật thực hiện gói thầu có hiệu quả. Ngược lại, nhà thầu có tham dự thầu khi thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm tham dự và thực hiện gói thầu sẽ có nguy cơ thua thiệt so với các nhà thầu khác khi chủđầu tư, bên mời thầu đánh giá lựa chọn nhà thầu.

Nhân tố “năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu” đã được các tác giả Jaakko Lemberg (2013) kiểm định trong mô hình nghiên cứu của mình. Giả thuyết này sẽ được kiểm định lại trong mô hình nghiên cứu của NCS tại Hà Nội, Việt nam với đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát TCXDCT.

Nhân tố “năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu của nhà thầu (H3)” được giả thuyết tác động cùng chiều với quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu. Điều đó có nghĩa rằng, nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham dự thầu sẽ tăng khả năng để quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

Giả thuyết H4: nhân tố “các quy định và thưởng” là giả thuyết về nhân tố thứ tư của mô hình đề xuất của NCS đã được tác giả Anna Zarkada-Fraser (2000) kiểm định tại Úc nhưng dưới tên gọi khác “các quy định và sự trừng phạt”

Mỗi nhà thầu khi tham dự thầu sẽ phải tổn thất một số chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu như chi phí nhân công cho việc thiết kế hồ sơ, xây dựng phương án đấu thầu; chi phí cho việc in ấn, đóng gói hồ sơ; chi phí cho việc đi lại và nhiều chi phí khác. Những chi phí này sẽ là tổn thất nếu nhà thầu tham dự thầu, nhưng không thắng thầu.

Thiệt thòi đó trước hết thuộc về người ra quyết định và các thành viên đã tốn công sức cho việc chuẩn bị để tham dự thầu. Những người bỏ công sức đó cho việc chuẩn bị hồ sơ, đi lại và tham dự lễ mở thầu,... sẽ không có cơ hội được thanh toán nếu không trúng thầu. Vì vậy, những quy định về việc thanh toán tiền công, thậm chí có chi thưởng cho những người tham gia vào quá trình chuẩn bị dự thầu và việc thực hiện đúng những quy định đó có thể sẽảnh hưởng đến quyết định tham dự thầu của nhà thầu.

Ngoài ra, việc quy định thưởng cho việc tham dự thầu mà trúng thầu của nhà thầu sẽ có thể khuyến khích hành vi quyết định tham dự thầu của nhà thầu. Tham dự thầu nếu thắng thầu sẽ giúp chính người ra quyết định được thưởng cả về vật chất và tinh thần.

Do thay đổi tên và bản chất của nhân tố này, các thang đo (chỉ báo) cũng cần được nghiên cứu, tham khảo để có được chính xác nhân tố tác động tại Việt Nam.

Giả thuyết H4 được phát biểu rằng: Nhân tố “các quy định và thưởng” là giả thuyết có sự tác động cùng chiều của nhân tố đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Giả thuyết H5: nhân tố “luật pháp” là giả thuyết đối với nhân tố thứ năm tác động đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Luật pháp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham dự thầu của nhà thầu với những quy định ngăn cản các hành vi do cạnh tranh. Luật pháp cũng ngăn cấm các hành vi phi đạo đức nhằm khống chế khả năng trúng thầu của các nhà thầu khác, và đương nhiên tạo lợi thế trúng thầu cho một nhà thầu nào đó có đầy đủ các yếu tố thắng thầu.

Luật pháp cũng có quy định chế tài nhằm loại trừ các hành vi trực tiếp hay gián tiếp đe dọa các nhà thầu tiềm năng để hạn chế số lượng nhà thầu tham dự thầu, nhất là ngăn cản nhà thầu có khả năng trúng thầu cao, nhằm tăng khả năng trúng thầu cho một nhà thầu có định hướng trước.

Tác giả công trình nghiên cứu này cũng mong muốn điều tra, kiểm định và đánh giá tác động từ nhân tố này xem nó có ảnh hưởng hay không, mức độảnh hưởng như thế nào đến quyết định tham dự thầu của nhà thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình ở Việt Nam.

Theo giả thuyết của người nghiên cứu và của những chuyên gia cho ý kiến, nhân tố H5 này tác động cùng chiều với hành vi quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu, trừ trường hợp các nhà thầu bị luật pháp cấm tham dự thầu vì nhiều lý do khác nhau.

Giả thuyết H6: nhân tố “các giá trị và niềm tin” có tác động cùng chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

Do nhà thầu là các tổ chức, công ty, doanh nghiệp nên họ luôn luôn sống với các giá trị và niềm tin của chính họ và của xã hội. Những giá trị đó là “tự do cạnh tranh”, “bình đẳng trước pháp luật”. Niềm tin của họ là “niềm tin tưởng vào sự công bằng, công khai và minh bạch” của chủ đầu tư, bên mời thầu cũng như của các cơ quan hành pháp và tư pháp.

Nhân tố này đã được tác giả Anna Zarkada-Fraser nghiên cứu và thực nghiệm trên đất Úc năm 2000 với sự tác động của nó đến hành vi thông thầu của các nhà thầu. Tuy nhiên, tác giả vẫn muốn thu thập ý kiến, kiểm định và đánh giá mức độảnh hưởng của nhân tố này tại Hà Nội, Việt Nam đối với đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Nhân tố “các giá trị và niềm tin H6” được giả thuyết có tác động cùng chiều với hành vi quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

Giả thuyết H7: nhân tố “cảm nhận của người ra quyết định” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

Mỗi nhà thầu khi tham dự thầu đều phải là một pháp nhân hoặc một thể nhân. Pháp nhân là một đơn vị (tổ chức, công ty, doanh nghiệp) độc lập, có tư cách pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập. Pháp nhân đó bao gồm tập thể rất nhiều người, nhưng phải có người đại diện được pháp luật công nhận, thừa nhận. Người đại diện hợp pháp đó cho một pháp nhân (tổ chức, công ty, doanh nghiệp) có thể là người đứng đầu của pháp nhân đó, hoặc được người đứng đầu ủy quyền trong một số trường hợp.

Trong đấu thầu, người đứng đầu (hoặc người được người đứng đầu ủy quyền) là người đại diện hợp pháp cho pháp nhân trong tất cả các giao dịch và phải chịu trách nhiệm về các giao dịch đó trong đó có quyết định tham dựđấu thầu. Nói cách khác, nhà thầu tổ chức, công ty, doanh nghiệp khi tham dự thầu phải có sựđồng ý, quyết định của người đứng đầu (hoặc người được người đứng đầu ủy quyền) của tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó. Tất nhiên, trong trường hợp ủy quyền, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.

Người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền) khi ra quyết định, một mặt phải tuân thủ những định hướng, chiến lược và quy định của tổ chức, công ty, doanh nghiệp mà họđại diện. Bất kỳ một đại diện hợp pháp nào cũng luôn luôn làm những điều tốt đẹp nhất cho pháp nhân mà nó đại diện. Quyết định của họ vì thế mà phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chiến lược, lợi ích tổng thể kể cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, những quyết định của họ, như quyết định tham dự thầu có thể có tác động của nhân tố “cảm nhận”, “cá nhân” nhưng vì lợi ích chung.

Giả thuyết này cũng đã được tác giả Anna Zarkada-Fraser nghiên cứu và có kết luận là có tác động tích cực đến hành vi thông thầu trên đất Úc năm 2000. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định mức độảnh hưởng đối với hành vi quyết định tham dự thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình ở Hà Nội Việt Nam.

Nhân tố “cảm nhận của người ra quyết định H7” được giả thuyết có tác động cùng chiều với hành vi quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

Giả thuyết H8: nhân tố “thông tin đăng ký tham gia đấu thầu của các nhà thầu” đối với gói thầu là nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tại Hà Nội Việt Nam. Đây là nhân tố được tác giả công trình nghiên cứu này đề xuất trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của nhiều nhà thầu và nhiều chuyên gia giảng dậy tại một số trường đại học lớn tại Hà Nội, Việt Nam.

Sở dĩ nhân tố trên được đưa vào mô hình là do trên thực tế ra quyết định tham dự thầu của nhiều nhà thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xuất hiện hiện

tượng: khi có thông tin mời thầu, nhiều nhà thầu do có kỳ vọng, mong đợi tham dự thầu đã mua hồ sơ dự thầu để nghiên cứu, tham khảo trước. Cùng với đó, họ đăng ký tham dự thầu, chuẩn bị những nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu nhưng vẫn chưa có quyết định tham dự thầu chính thức. Trong quá trình đó, họ trông chờ thông tin về danh sách đăng ký tham dự thầu. Nếu danh sách đăng ký tham dự thầu quá nhiều, xuất hiện những đối thủ vượt trội hay đối thủ ngầm được đánh giá là “nhà thầu ruột”, “nhà thầu sân sau” của chủđầu tư, của bên mời thầu thì họ sẽ có thể quyết định không tham dự thầu, vì khả năng trúng thầu có thể giảm hoặc bằng không.

Ngược lại, thông tin về danh sách đăng ký tham dự thầu là công bằng, hoặc có lợi cho họ, họ sẽ dễ dàng quyết định tham dự thầu vì có hội trúng thầu của họ là rất lớn.

Nhân tố “thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu đối với gói thầu H8” được giả thuyết có tác động ngược chiều với hành vi quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu.

Tóm lại, hình 2.2 sau đây mô tả chi tiết đề xuất mô hình nghiên cứu kèm các giả thiết cần được kiểm định.

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tốảnh hưởng đến quyết định tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu

Nguồn: Đề xuất của tác giả Các biến kiểm soát: theo đặc điểm của nhà thầu và đặc trưng của đại diện hợp pháp Sức hấp dẫn của gói thầu Mong đợi của nhà thầu Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu Các quy định và thưởng Luật pháp Các giá trị và niềm tin Cảm nhận của người ra quyết định

Thông tin đăng ký tham dự

thầu của các nhà thầu

Quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn

giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ H7+ H8-

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ VÀ CỨU CHI TIẾT 3.1. Nghiên cứu định tính

3.1.1. Mc tiêu ca nghiên cu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm thực hiện bốn mục tiêu chính sau đây:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)