Mô hình nghiên cứu được xem là gần nhất với công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh chính là mô hình “nhân tố tác động đến hành vi tham gia hợp đồng dưới hình thức thông thầu” (2000) của tác giả Anna Zarkada-Fraser của nước Úc. Mô hình của tác giả trên có điểm tương đồng là cùng nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi “quyết định tham dự thầu” của nhà thầu, trong đó công trình của tác giả trên hướng đến hành vi quyết định tham dự thầu nhưng thông qua tham gia hợp đồng thông thầu với các đối tác có liên quan (chủ đầu tư, bên mời thầu, thậm chí cả với nhà thầu khác). Nói rằng nghiên cứu của NCS tương đồng với nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada-Fraser là vì nó khám phá ra các nhân tố chung nhất tác động đến quyết định tham dự thầu, mà không đi vào các gói thầu đặc thù như gói thầu xây dựng công trình hay gói thầu mua sắm hàng hóa.
Khác biệt với công trình trên, công trình nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada- Fraser nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tham dự thầu của nhà thầu với tư cách công khai, minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh.
Như đã trình bầy trong phần tổng quan, nghiên cứu sinh có thể tham khảo và vận dụng các kết quả nghiên cứu từ mô hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã có trong và ngoài nước. Nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada-Fraser được nghiên cứu sinh học tập ở việc sử dụng 6 trong 7 nhân tố gồm (1) nhân tố “sức hấp dẫn của gói thầu” với 4 thang đo; (2) nhân tố “Mong đợi của nhà thầu” với 8 thang đo; (3) nhân tố “Luật pháp” với 4 thang đo; (4) nhân tố “các giá trị và niềm tin” với 3 thang đo; (5) nhân tố “cảm nhận của người ra quyết định” với 1 thang đo và (6) nhân tố “các quy định và sự trừng phạt” với 3 thang đo.
Các nhân tố, các thang đo/biến của nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada-Fraser trên sẽ được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Những điều chỉnh cụ thể sẽđược nghiên cứu và trình bầy chi tiết trong chương 3.
Riêng nhân tố “các quy định và sự trừng phạt” trong nghiên cứu của Anna Zarkada-Fraser cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quyết định tham dự đấu thầu của nhà thầu, nhưng không thể sử dụng với tiêu đề như trên, vì trong trường hợp ngược lại, người ra quyết định tham dự thầu có thể do có tác động của yếu tố khuyến khích họ chứ không phải trừng phạt họ. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về nhân tố này TS. Nguyễn Quốc Duy (1/2018) đã đề nghị “Tên gọi nhân tố này nên bao gồm cả quy định và thưởng, phạt chứ không chỉ có quy định và sự trực phạt mới tác động đến quyết
định tham dự thầu của nhà thầu. Vì vậy cần phải đặt tên đúng cho nhân tố này”. Do vậy, nhân tố này sẽ chuyển thành nhân tố “các quy định về thưởng phạt”.
Nhân tố thứ bẩy “các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp” trong nghiên cứu của tác giả Anna Zarkada-Fraser với 2 thang đo sẽ không được đề xuất trong công trình nghiên cứu của Nghiên cứu sinh. Lý do là vì nhân tốđó được tác giảđặt trong bối cảnh nhà thầu cân nhắc khi tham gia một hành vi phi pháp. Giả thuyết của tác giả là: Có nhà thầu sẽ không tham gia hành vi thông đồng trong cuộc đấu thầu dù biết rằng họ có cơ hội trúng thầu cao, nhưng vì họ không vượt qua “các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp” nên họ không tham gia hợp đồng thông thầu. Có nhà thầu vẫn tham gia, dù biết hành vi thông thầu là phi đạo đức, nhưng vì lợi ích của công ty, lợi ích của chính bản thân mình, họ vẫn tham gia. Trong trường hợp hành vi quyết định có tham dự thầu hợp pháp sẽ không tính đến sự tác động của nhân tố “các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp” như của tác giả.
Về nhân tố “năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu”, NCS sẽ sử dụng có phân tích, chọn lọc các thang đo của các công trình nghiên cứu khác như công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Adnan Enshassi, Sherif Mohamed và Ala’a El Karrit (2005); công trình nghiên cứu của nhóm tác giả M. Ravanshadnia, H. Rajaie và H. R. Abbasian (2011) và công trình nghiên cứu của Jaakko Lemberg (2013).
Nhân tố mới phù hợp với bối cảnh của đấu thầu tại Việt Nam “thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu” cần được khảo sát, điều tra nghiên cứu, kiểm định vì đã được rất nhiều nhà thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như nhiều chuyên gia về đấu thầu ở Việt Nam đề xuất. Theo ý kiến của rất nhiều nhà thầu, nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia vềđấu thầu việc biết và cập nhật thông tin về các nhà thầu đăng ký tham dự thầu có ảnh hưởng lớn đến quyết định tham dự thầu của nhà thầu vào những phút cuối cùng. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh quyết định bổ sung thêm nhân tố trên vào mô hình nghiên cứu của NCS để thu thập thông tin, kiểm định và đánh giá tác động của nhân tố này.
Mô hình 8 nhân tố tác động đến quyết định tham dựđấu thầu gói thầu giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu được mô tả trên bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng hợp 8 nhân tố thuộc mô hình nghiên cứu đề xuất Biến độc lập Biến phụ thuộc
1. Sức hấp dẫn của gói thầu
Quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công
trình của nhà thầu 2. Mong đợi của nhà thầu 3. Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu 4. Các quy định và thưởng 5. Luật pháp 6. Các giá trị và niềm tin 7. Cảm nhận của người ra quyết định
8. Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu
Nguồn: đề xuất của nghiên cứu sinh
Đối với biến phụ thuộc của mô hình, trong số các công trình nghiên cứu trên thế giới đã được NCS tham khảo, chỉ thấy có công trình nghiên cứu của tác giả Jaakko Lemberg (2013) đưa ra 1 tiêu chí/thang đo đo lường biến phụ thuộc với nội dung “Trong tương lai, nhà thầu sẵn sàng tham dự thầu gói thầu tương tự đã tham dự gần đây”. Nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong nước tiệm cận đến mô hình các nhân tố tác động đến hành vi của tổ chức, thang đo biến này sẽđược NCS học hỏi từ nhiều công trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi của doanh nghiệp như công trình nghiên cứu hai tác giả PGS.TS Nguyễn Thanh Hà và PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu với chủđề “Đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến sự thành công của doanh nhân Việt” đăng trên tạp Chí Kinh tế và Phát triển số 227(II), tháng 5/2016 cũng như
nhiều công trình nghiên cứu khác. Công trình nghiên cứu trong nước thứ hai được NCS học tập để thiết kế thang đo cho biến phụ thuộc này là công trình nghiên cứu của PGS. TS Phan Thị Thục Anh với tiêu đề “Nhân tố tác động đến đổi mới - sáng tạo sản phẩm: Minh chứng từ các doanh nghiệp sản xuất trò chơi điện tử tại Việt Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 9/2017, số 243.
Ngoài đề xuất 8 nhân tố tác động trên đây, công trình nghiên cứu cũng đề xuất áp dụng và đánh giá tác động của biến kiểm soát. Các thang đo biến kiểm soát đã được các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước đưa ra nhằm vào hai nhóm: nhóm nhân tố thuộc tổ chức và nhóm nhân tố thuộc cá nhân người ra quyết định. Những yếu tố cá nhân (như giới tính, tuổi tác) và tổ chức (như loại hình tổ chức, quy mô nhà thầu) có thể có chi phối đến quyết định tham dự thầu của nhà thầu. Công trình nghiên cứu này có nhiệm vụđánh giá có hay không sự tác động của biến kiểm soát trên.
Hình 2.1 dưới đây là mô hình tổng quát đề xuất với cơ chế tác động của công trình nghiên cứu “những nhân tố tác động đến quyết định tham dự đấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu”.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát đề xuất các
Nguồn: Đề xuất của tác giả Sức hấp dẫn của gói thầu Mong đợi của nhà thầu Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu Các quy định và thưởng Luật pháp Các giá trị và niềm tin Cảm nhận của người ra quyết định Các biến kiểm soát: theo đặc điểm của nhà thầu và đặc trưng của đại diện hợp pháp Thông tin đăng ký tham dự
thầu của các nhà thầu
Quyết định tham dựđấu thầu gói thầu dịch vụ tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu
Bảng 2.2 sau đây tổng hợp nguồn gốc 8 nhân tố, biến kiểm soát ảnh hưởng đến biến phụ thuộc quyết định tham dự đấu thầu các gói thầu dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
Bảng 2.2: Nguồn tham khảo các thành phần của mô hình nghiên cứu đề xuất của công trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tham dựđấu thầu gói thầu
dịch vụ tư vấn giám sát TCXDCT của nhà thầu Số
thứ tự Nhân tố Nguồn gốc
1 Sức hấp dẫn của gói thầu Anna Zarkada-Fraser (2000); Adnan Enshassi và cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013).
2 Mong đợi của nhà thầu Mô hình TPB của Ajzen (1991); Mô hình TAM của Davis (1989); Anna Zarkada-Fraser (2000); Adnan Enshassi và cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013); Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014).
3 Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
Adnan Enshassi và cộng sự (2005); M. Ravanshadnia, H. Rajaie và H. R. Abbasian (2011) và Jaakko Lemberg (2013). 4 Các quy định và thưởng Anna Zarkada và Fraser (2000); Adnan Enshassi và
cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013).
5 Luật pháp Anna Zarkada-Fraser (2000); Adnan Enshassi và cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013).
6 Các giá trị và niềm tin Anna Zarkada-Fraser (2000); Adnan Enshassi và cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013); Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014).
7 Cảm nhận của người ra quyết định
Anna Zarkada và Fraser (2000); Adnan Enshassi và cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013); Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014).
8 Thông tin đăng ký tham dự thầu của các nhà thầu
Ý kiến của nhà thầu, chuyên gia về đấu thầu được NCS tổng hợp và đề xuất
Biến phụ thuộc Jaakko Lemberg (2013); Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thành Hiếu (2016) và Phan Thị Thục Anh (2017) Biến kiểm soát Anna Zarkada và Fraser (2000); Adnan Enshassi và
cộng sự (2005); Jaakko Lemberg (2013); Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014); Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thành Hiếu (2016).