Cam kết và các nghị định thực thi VKFTA của chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 35 - 48)

2.1.1.1 Thương mại hàng hóa

Theo cam kết của hai bên trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế hải quan được quy định theo các cấp như sau:

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 1” trong Phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn từ ngày Hiệp định có hiệu lực;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 3” trong Phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan dần đều trong 3 năm từ thuế suất cơ sở, bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và hàng hóa này sẽ không chịu thuế hải quan từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ ba;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 5” trong Phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan dần đều trong 5 năm từ thuế suất cơ sở, bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và hàng hóa này sẽ không chịu thuế hải quan từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ năm; - Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 7” trong Phần

A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan dần đều trong 7 năm từ thuế suất cơ sở, bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và hàng hóa này sẽ không chịu thuế hải quan từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ bảy;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 8” trong Phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan dần đều trong 8 năm từ thuế suất cơ sở, bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và hàng hóa này sẽ không chịu thuế hải quan từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ tám;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 10” trong Phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan dần đều

30

trong 10 năm từ thuế suất cơ sở, bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và hàng hóa này sẽ không chịu thuế hải quan từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ mười;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “Y – 15” trong Phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được xóa bỏ thuế quan dần đều trong 15 năm từ thuế suất cơ sở, bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực, và hàng hóa này sẽ không chịu thuế hải quan từ ngày 01 tháng 01 của năm thứ mười lăm;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc lộ trình “E” trong phần A của Biểu cam kết của một bên sẽ được duy trì ở mức thuế cơ sở.

Về phía Việt Nam, đối với lộ trình cắt giảm như trên, biểu thuế này bao gồm danh mục cắt giảm S – 2, S – 3, A và B – 2:

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình S – 2 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm xuống 0 đến 5% chậm nhất là 01/01/2021;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình S – 3 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2017 và sẽ giảm xuống còn 20% chậm nhất là 01/01/2017 và duy trì mức thuế này đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm giảm xuống còn 0 – 5% chậm nhất là 01/01/2021.

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình A sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm xuống không cao hơn 50% chậm nhất là 01/01/2021;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo danh mục cắt giảm B – 2 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021 và sẽ giảm không ít hơn 20% mức thuế suất MFN được áp dụng theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc chậm nhất là 01/01/2021.

Cụ thể việc ban hành thông tư, nghị định thực thi Hiệp định VKFTA như sau:

Ngày 16 tháng 12 năm 2015, Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2015 – 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2015.

31

Ngày 01/09/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2016/NĐ-CP về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2016 – 2018, bãi bỏ Thông tư 201/2015/TT-BTC. Thuế suất VKFTA được xây dựng dựa trên nguyên tắc tuân thủ cam kết cắt giảm thuế quan của việt Nam và hướng dẫn chuyển đổi từ HS 2007 sang HS 2012 trong Hiệp định VKFTA. Biểu thuế gồm 9.502 dòng thuế, trong đó gồm 9.445 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 57 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn: (i) Từ 01/09/2016 đến 31/12/2016; (ii) Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017; (iii) Từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.

Nghị định số 149/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/12/2017, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) giai đoạn 2018 – 2022 đã thay thế Nghị định 131/2016/NĐ-CP ban hành trước đó. Theo Biểu thuế này, từ đầu năm 2018 có 704 dòng thuế chính thức về 0%.

Về cơ bản, phần lớn các mã hàng trong biểu thuế không thay đổi so với biểu thuế theo Nghị định số 131/2016/NĐ-CP. Nghị định mới cơ bản không phát sinh tác động đến việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA, đồng thời đảm bảo tính ổn định của biểu thuế ưu đãi đặc biệt.

Về số dòng thuế, Biểu thuế VKFTA gồm 10.847 dòng thuế với 10.788 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 59 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số, trong đó 317 dòng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Khu công nghiệp Khai Thành GIC.

Về cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu, có 10.078 dòng thuế có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VKFTA năm 2018 không thay đổi so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 92,9% tổng biểu.

653 dòng thuế có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VKFTA năm 2018 giảm so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 6,87 % tổng biểu và 704 dòng có thuế suất cắt giảm là 0%.

Nhóm hàng xóa bỏ thuế quan tập trung vào hàng thủy sản, bột mỳ, chế phẩm bánh kẹo, nhiên liệu diesel, nhiên liệu bay, sơn, chế phẩm giặt tẩy, nhựa, sắt thép và sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị điện, điện tử, nguyên vật liệu phục vụ cho sản

32

xuất da giày, may mặc như chế phẩm từ bông, len sợi… Việc giảm thuế các mặt hàng này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến – chế tạo.

Các mặt hàng vẫn duy trì mức thuế cao bao gồm: rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô – phương tiện vận tải cá nhân.

2.1.1.2 Đầu tư

Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, hai bên đã cam kết với nhau về Đối xử quốc gia và Đối xử tối huệ quốc theo đúng nguyên tắc của WTO.

Do đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc khi vào Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài do Luật Đầu tư quy định và áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư FDI trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ưu đãi về tiền thuê đất để triển khai sản xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Về việc miễn thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, Chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng miễn tiền thuê mặt bằng ba năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Nếu các nhà đầu tư tham gia bỏ vốn vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian miễn tiền thuê sẽ được kéo dài hơn nữa, lên đến 15 năm. - Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa

khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập.

- Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: chi tiết việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp có thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; thu nhập doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao; sản xuất vật liệu composit,

33

các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường; thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao; sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 4 năm đầu tiên, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và áp dụng mức thuế ưu đãi là 10% trong 15 năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu tiên, giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo và áp dụng mức thuế là 20% trong vòng 15 năm tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án.

Ngoài ra, Việt nam cũng sẽ không áp đặt hoặc thực thi bất kỳ một yêu cầu nào liên quan đến việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành, bán hoặc một hình thức chuyển nhượng đầu tư khác của nhà đầu tư của Hàn Quốc, cụ thể như sau:

- Đạt một mức hoặc một tỷ lệ nhất định hàm lượng nội địa;

- Mua, sử dụng hoặc dành ưu tiên cho hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ của mình, hoặc phải mua hàng hóa từ các thể nhân hoặc pháp nhân trong lãnh thổ Việt Nam;

- Ràng buộc số lượng hoặc giá trị nhập khẩu với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc nguồn thu ngoại tệ gắn với đầu tư Hàn Quốc đó;

34

- Hạn chế việc bán hàng trên lãnh thổ Việt Nam mà do đầu tư Hàn Quốc đó sản xuất hoặc cung ứng thông qua sự ràng buộc việc bán hàng đó với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc các khoàn thu từ ngoại tệ;

- Xuất khẩu đạt một mức hoặc một tỷ lệ nhất định hàng hóa;

- Chuyển giao công nghệ đặc biệt, quy trình sản xuất, hoặc một kiến thức độc quyền khác cho một thể nhân hay pháp nhân trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc - Cung cấp hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam do đầu tư sản xuất cho một thị

trường khu vực cụ thể hoặc thế giới.

Bên cạnh các cam kết về đầu tư, VKFTA còn quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư, bao gồm phạm vi, nguyên tắc và quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa Nhà nước của một Bên của Hiệp định và nhà đầu tư của Bên kia. Phần này giúp cho việc đầu tư trở nên minh bạch và tránh những rủi ro không đáng có xảy ra khi không thể giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

Sự kết hợp đồng thời giữa những ưu đãi đối với nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam và biểu thuế ưu đãi đối với phần lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đã giúp Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư đến từ quốc gia Đông Á này.

2.1.2 Kết quả việc thực hiện VKFTA đối với xuất khẩu hàng hóa và đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam

2.1.2.1 Về thương mại

Theo số liệu từ KOTRA, ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực, Việt Nam đã xóa bỏ 8.521 dòng thuế nhập khẩu hang hóa từ Hàn Quốc, chiếm tỷ lệ 89,15% trong biểu thuế và chiếm 92,72% kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc, cụ thể là nguyên phụ liệu dệt may, da giày, linh kiện phụ tùng, máy móc thiết bị điện, điện gia dụng, mỹ phẩm, dược phẩm và các hàng hóa khác. Do đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể từ khi VKFTA chính thức có hiệu lực.

35

Bảng 2.1: Nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Giá trị nhập khẩu (tỷ đô la) 20,705 21,763 27,631 32,163 46,730

Tốc độ tăng trưởng (so với

cùng kỳ năm trước) (%) 5,1 27 16,4 45,3

Tỷ trọng trong tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu (%) 15,7 14,7 16,7 18,4 22,3

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Nhập khẩu từ Hàn Quốc đã có bước nhảy đột biến, tăng trưởng tới 45,3% trong năm 2017 so với chỉ 16,4% trong năm trước, đẩy nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc lên tới 46,73 tỷ USD trong năm 2017 so với mức nhập siêu 32,163 tỷ USD năm 2016. Bên cạnh đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Hàn Quốc trong khoảng thời gian 2013 đến hết 2017 đều tăng liên tục (tăng 6,6%). Tính đến hết năm 2017, tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, Hàn Quốc đã chạm mốc 22,3% (tăng 1,9% so với cả năm 2016).

Điều này chứng tỏ rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã có tác động rất lớn tới xuất khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc sang Việt Nam. Việc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan cho phần lớn các sản phẩm chủ lực của Hàn Quốc là điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh kinh doanh sang thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận những nguyên phụ liệu, sản phẩm tiêu dùng có chất lượng tốt và giá thành phải chăng.

36

Bảng 2.2: Mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc 2013 2014 2015 2016 2017 Trị giá nhập khẩu (triệu USD)

Điện tử, linh kiện 5.099 5.044 6.732 8.674 11.257

Điện thoại, linh kiện 2.201 1.718 3.023 3.579 4.168

Máy móc, phụ tùng 5.099 3.147 5.116 5.885 6.875

Tỷ trọng 3 mặt hàng chính (%)

Điện tử, linh kiện 3,9 3,4 4,1 5,0 7,3

Điện thoại, linh kiện 1,7 1,2 1,8 2,0 2,7

Máy móc, phụ tùng 3,9 2,1 3,1 3,4 4,5

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Trong suốt giai đoạn 2013 đến năm 2017, cả giá trị nhập khẩu lẫn tỷ trọng

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)