Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 59 - 60)

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, có thể lường trước một số thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc. Những thách thức này về cơ bản xuất phát từ khả năng cạnh tranh nội tại của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam cònthấp so với Hàn Quốc.

Hàn Quốc là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặcbiệt là các yêu cầu về vệ sinh, dịch tễ đối với các sản phẩm nông, thủy sản.Vì vậy, để khai thác thành công thị trường này, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đạt trình độ kỹ thuật phù hợp, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Đó cũng là yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi ngay tại thị trường trong nước.

Về lý thuyết, một số ngành có thể gặp khó khăn do phải cạnh tranhtrực tiếp sau khi Việt Nam mở cửa thị trường như ô tô, sắt thép, phân bón,dịch vụ tài chính, ngân hàng... Tuy nhiên, ta có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực nhờ một lộ trình giảm thuế và phạm vi cam kết phù hợp. Hơnnữa, đến thời điểm thực hiện mở

54

cửa thị trường cho Hàn Quốc, chúng ta cũngđã mở cửa thị trường và cạnh tranh với các nước khác như ASEAN, TrungQuốc, Nhật Bản nên tác động tiêu cực phần nào giảm bớt. Hơn thế nữa, chính các nhà đầu tư Hàn Quốc trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam sẽ cùng cácdoanh nghiệp trong nước tham gia cuộc cạnh tranh này.

Sức ép giảm nguồn thu ngân sách sẽ xuất hiện sớm hơn sau khi thựchiện các cam kết cắt giảm thuế quan. Mặc dù vậy, lợi ích thu được từ các nguồn thu thuế khác ngoài thuế nhập khẩu do hoạt động sản xuất, kinh doanh,đầu tư phát triển, có thể bù đắp phần thiếu hụt này.

Ngoài lĩnh vực hàng hóa, phía Hàn Quốc có thể sẽ gây sức ép tự do hóa mạnh trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Về dịch vụ, Hàn Quốc mạnh trong các ngành vận tải, du lịch, phân phối, xây dựng, viễn thông. Về đầu tư, phía Hàn Quốc có thể sẽ yêu cầu tự do hóa cao và được dành ưu đãi riêng.

Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc có hiệu lực, kèm theo hoạtđộng thương mại, đầu tư phát triển còn đặt ra yêu cầu cao đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng, quản lý thực thi các chính sách, biện pháp gắn với các rào cản thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, cácbiện pháp phòng vệ thương mại...

Việc Việt Nam gắn kết chặt chẽ nền kinh tế và qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực khác còn có thể dẫn đến những cách “diễn giải” và động thái khác nhau của một số đối tác khác trong khu vực. Đáng chú ý nhất là những đối tác lâu nay có lợi ích lớn và muốn tiếp tục duy trì tầm ảnh hưởng quan trọng tại thị trường Việt Nam nhưTrung Quốc. Ngoài ra, đối tác có quan hệ không mấy thân thiện với HànQuốc là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng có thể “suy diễn” theo cách riêng của mình về việc Việt Nam tiến thêm một bước gần gũi hơn với Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)