Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 70 - 86)

3.2.3.1 Hoàn thiện thể chế kinh tế

Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được tiến hành ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Cơ chế kinh tế này trong giai đoạn đầu đã tạo được động lực mạnh mẽ, giúp Việt Nam từng bước khai thác được các lợi thế và các nguồn lực trong và ngoài nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Những nỗ lực kiên trì và quyết liệt của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đã mang lại kết quả bước đầu tích cực, và các chỉ số đo lường chất lượng thể chế tầm quốc gia đã có cải thiện đáng kể. Báo cáo của Ngân

65

hàng Thế giới cho biết môi trường kinh doanh của Việt Nam có tiến bộ đáng kể về điểm xếp hạng, nhờ đó đã vươn lên vị trí 68/190 nước năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016 và tăng 23 bậc so với năm 2015. Đây là thành tích cao nhất kể từ đầu thập kỷ 2010 đến nay.

Tuy nhiên, cơ chế kinh tế này hiện đã dần "tới hạn", cho đến thời điểm hiện nay, sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ chế kinh tế, nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa phần lớn vào việc liên tục gia tăng các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là thâm dụng vốn đầu tư, trong khi hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và chậm được cải thiện. Điều này dẫn đến tốc độ tăng trưởng gần đây có xu hướng giảm, và nền kinh tế đang thiếu những động lực quan trọng và đủ mạnh để có thể vượt qua được vùng trũng tăng trưởng một cách bền vững. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng trên, trong đó rào cản về thể chế kinh tế được xác định là một trong số các nguyên nhân hàng đầu.

Mặc dù sự cải thiện của các chỉ số về chất lượng thể chế nói trên đang cho thấy những nỗ lực của Chính phủ và các bộ ngành cải thiện môi trường kinh doanh, cụ thể là cắt giảm thủ tục hành chính, rà soát đơn giản điều kiện kinh doanh… song kết quả vẫn mới chỉ là bước đầu. Rõ ràng thứ tự xếp hạng của các chỉ số này cho thấy dư địa cải thiện vị trí của Việt Nam còn rất lớn, nhiều chỉ số thành phần về môi trường kinh doanh, về thu hút đầu tư, về tự do kinh tế đang còn là những chỉ số nằm cuối bảng hoặc chưa có sự cải thiện nhiều, các chỉ số về tự do thương mại, quyền sở hữu tài sản và tự do lao động vẫn ở mức thấp.

Các báo cáo của các tổ chức quốc tế xếp hạng về các chỉ số chất lượng thể chế đều khuyến nghị để tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao, Chính phủ cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch của môi trường kinh doanh và hệ thống tài chính, tự do hóa hơn nữa thương mại và cải thiện các quyền tư hữu tài sản, qua đó sẽ cải thiện được mức độ tự do kinh tế. Đồng thời, để đổi mới thể chế hiệu quả, bên cạnh các chỉ số chất lượng thể chế tầm quốc gia như trên, chúng ta cần phải quan tâm đến những chỉ số địa phương. Xét theo cấp độ thể chế, các chỉ số quản trị địa phương đang ngày càng trở thành những chỉ số quan trọng, là mối quan tâm của người dân, doanh nghiệp, và do đó, nhiều nước đã phát triển những bộ chỉ số quản trị ở cấp địa

66

phương để có cái nhìn sâu hơn về điểm mạnh, điểm yếu của địa phương để kịp thời đưa giải pháp xử lý.

3.2.3.2 Xây dựng đề án tổng thể về công tác phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định VKFTA

Chính phủ cần xây dựng đề án tổng thể về công tác phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định VKFTA, theo hướng toàn diện, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị hữu quan cũng cần khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai các cam kết về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại… Cụ thể, để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các văn bản quy định, thỏa thuận quốc tế, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan địa phương cần hỗ trợ bằng những biện pháp sau:

- Các nguồn luật, quy tắc, quy trình và quy định về biểu mẫu, thủ tục hành chính cần được công bố rộng rãi và dễ dàng truy cập để tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước nắm được thông tin. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp chủ động và có thể rút ngắn thời gian trong quá trình giao thương, cũng như cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian tư vấn, cung cấp và hướng dẫn thực thi. Đồng thời, các văn bản quy định liên quan đến ngoại thương thì cần được xuất bản bằng ngôn ngữ quốc tế để tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp nhận thông tin, tạo môi trường kinh doanh minh bạch.

- Lập các điểm tư vấn các quy định, quy tắc, thỏa thuận và quy trình hải quan phức tạp. Đây là một phương án rất hiệu quả để thực hiện nguyên tắc minh bạch hóa hệ thống hành chính trong việc tạo thuận lợi hóa thương mại, bởi vì đây là một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin liên quan đến thương mại hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Một ví dụ cụ thể là các phương pháp đo đạc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TBT và Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật SPS.

- Có khoảng thời gian chờ hợp lý giữa điểm công bố các nghị định liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận trong VKFTA và điểm chính thức áp dụng

67

các nghị định này. Khoảng thời gian này giúp các doanh nghiệp có thời gian tiếp cận và nắm được các quy tắc hay biểu thuế mới và điều chỉnh quy trình làm việc cũng như chiến lược kinh doanh để tận dụng tốt nhất cơ hội và hạn chế ảnh hưởng của việc duy trì thói quen, quy trình cũ.

3.2.3.3 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do vậy, trong bối cảnh thị trường ngày càng mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, nếu không có được sự hỗ trợ từ Chính phủ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và không thể phát triển được. Chính vì vậy, Chính phủ cần Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Thứ nhất là nâng cao kiến thức và hỗ trợ chuyên môn quản trị, vận hành cho doanh nghiệp. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách nhà nước để phát triển nguồn nhân lực và kiến thức quản trị doanh nghiệp bằng khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó là hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại khác; hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽ được hỗ trợ chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường; hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng.

Thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn kinh doanh, kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này

68

khiến doanh nghiệp có ít khả năng hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, năng lực về vốn và sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta còn hạn chế, do vậy, Chính phủ nên tổ chức các diễn đàn kết nối các doanh nghiệp thường xuyên hơn để bản thân các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành có cơ hội gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ. Điều này tạo ra liên kết doanh nghiệp để phát huy lợi thế từng doanh nghiệp và nâng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng có giá trị lớn, từng bước chiếm lĩnh được thị trường. Đồng thời, Chính phủ có thể trở thành trung gian để hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội vay vốn từ ngân hàng và quỹ đầu tư với lãi suất thấp. Ngoài ra, Chính phủ cần thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp FDI có nhu cầu sử dụng sản phẩm trong ngành công nghiệp hỗ trợ, xác định các tiêu chuẩn của doanh nghiệp FDI để kết nối với các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực tham gia.

Thứ ba là hỗ trợ mở rộng, xúc tiến thương mại. Triệt để sử dụng Cổngthông

tin xuất khẩu Việt Nam (www.vnex.com.vn) để quảng bá thương hiệu của doanh

nghiệp tới đối tác nước ngoài nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Các cơ quan chức

năng của Bộ cũng đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thị trường, tìm kiếm đối tác và phát triển sản phẩm mới.

3.2.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất – nhập khẩu và xây dựng chiến lược lâu dài cho các mặt hàng chủ lực

Để hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, Chính phủ cần thực hiện những biện pháp như: rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với các quy định của VKFTA, tiếp tục xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại là việc làm rất cần thiết để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chủ động thay thế căn bản phương thức quản lý xuất nhập khẩu, tiếp cận và phát triển thương mại điện tử, tạo dựng khung pháp lý cho hình thức này, tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh hoặc ban hành mới các văn bản luật liên quan tới các quan hệ kinh tế mới phát sinh, cải cách biểu thuế và phương pháp thu thuế…

Chính phủ cũng cần xây dựng chiến lược lâu dài cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam sang Hàn Quốc, cụ thể như sau:

69

Đối với hàng thủy sản, với mục tiêu 2018 là tận dụng cơ hội từ VKFTA, ngành thủy sản của Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Theo các chuyên gia, Hàn Quốc là thị trường được kiểm soát chất lượng với hệ thống rất ngặt nghèo, Đối với mặt hàng thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Thủy sản Hàn Quốc thông báo chính thức áp dụng quy định mới về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu vào Hàn Quốc vào tháng 4/2018, cụ thể sẽ áp dụng quy định kiểm tra bổ sung 5 loại dịch bệnh trên tôm. Quy định này tiềm ẩn rủi ro nhất định đối với các lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và đòi hỏi các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cùng phối hợp để có cơ chế ngăn ngừa các loại dịch bệnh này phát sinh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập từ nước khác là vô cùng quyết liệt, nên để có cơ hội trụ vững tại thị trường này, Chính phủ phải có chiến lược phát triển cụ thể.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản tại nhiều nước phát triển và tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường... Tuy nhiên, nhiều người dân nuôi trồng thủy sản còn từ chối sử dụng công nghệ cao vì vốn đầu tư lớn. Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường các hoạt động khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) lẫn người nuôi thủy sản để họ thay đổi cách sản xuất, áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, giảm thiểu thất thoát trong quá trình nuôi cũng như gia tăng chất lượng ngày càng tốt hơn.

- Tuân thủ nghiêm các quy định đánh bắt thủy sản. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất thủy sản, phù hợp với quy định của thị trường trong và ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng môi trường nước để đảm bảo chất lượng nuôi trồng thủy sản. Chính phủ nên hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản cần áp dụng một số công nghệ trong xử lý nước và trong quá trình nuôi như: Công nghệ lọc sinh

70

học để loại bỏ chất rắn dạng lơ lửng và các khí độc hòa tan trong nước; đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát…

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành Thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Thủy sản. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

Đối với hàng dệt may, hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã đóng vai trò không nhỏ trong tăng trưởng xuất khẩu dệt may. Giá trị hàng dệt may xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2016 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 9,5% và năm 2017 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,8%. Đây là dấu hiệu đáng mừng và cần có chiến lược phát huy hơn nữa.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường vai trò của các đại diện thương mại tại nước ngoài, xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại phù hợp với các nhà bán lẻ, các nhà mua hàng quốc tế; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa các thủ tục; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế; khuyến khích đầu tư sản xuất vải, sản phẩm dệt kỹ thuật, y tế và phụ liệu phục vụ ngành may; ưu tiên đầu tư cho dự án sản xuất bông có tưới; nghiên cứu khả năng sản xuất các sản phẩm hóa dầu phục vụ cho dệt may.

- Nhà nước hỗ trợ một phần cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, khắc phục các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu; hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may.

- Nhanh chóng hình thành các cụm dệt may, tạo mạng liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành, phát triển chuỗi giá trị của ngành; nâng cao

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)