Xét về phương diện hợp tác kinh tế, thương mại, một thỏa thuận thương mại tự do song phương toàn diện với quốc gia phát triển như Hàn Quốc sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam.
Nếu xét tổng thể, tương tự như tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay các Hiệp định thương mại tự do khác, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc sẽ giúp Việt nam hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tiến lên bậc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là lợi ích quan trọng trong dài hạn. Cụ thể, trong ngành thương mại – dịch vụ, VKFTA đem lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, lợi ích hàng đầu của việc thiết lập hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc là thúc đẩy đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo nguồn công nghệ, trình độ quản lý và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba. Những năm qua, đặc biệt từ sau khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng rõ rệt. Nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc có cơ cấu tương đối tích cực, trong đó, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm tới 62,3% tổng số dự án và 63,1% tổng số vốn đầu tư (tính đến hết năm 2017), tập trung vào các ngành công nghiệp tiêu dùng (dệt may, da, giày…), năng lượng, công nghiệp cơ khí… Hàn Quốc thuộc nhóm những quốc gia có trình độ công nghệ hàng đầu trên thế giới hiện nay. Do vậy, việc tăng cường thu hút đầu tư của Hàn Quốc trong thời gian tới, với cơ cấu tích cực như trên, cùng với các biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, sẽ giúp nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
51
Một vấn đề mang tính chiến lược cần được xem xét, đó là cuộc cạnh tranh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản để xây dựng các trung tâm sản xuất lớn trong khu vực. Những năm qua, Nhật Bản đã thiết lập ổn định các trung tâm sản xuất lớn theo từng nhóm hàng chiến lược tại các nước trong khu vực như hàng điện tử tại Malaysia và Philipines, phương tiện vận tải tại Thái Lan và Indonesia, thiết bị công nghiệp nặng tại Trung Quốc. Để cạnh tranh với Nhật Bản, Hàn Quốc đang từng bước xây dựng các trung tâm sản xuất quy mô khu vực tương tự để chuyển dịch dần các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, ưu tiên phát triển dịch vụ và các lĩnh vực công nghệ cao trong nước. Đồng thời, Hàn Quốc cũng không muốn thua kém Nhật Bản trong việc khai thác lợi ích to lớn từ khu vực thị trường này. Các dự án đầu tư lớn của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam thời gian qua phần nào thể hiện sự quan tâm và xu hướng trên của Hàn Quốc. Nếu Việt Nam thắng lợi trong cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư của Hàn Quốc, Việt Nam sẽ tham gia vững chắc hơn vào chuỗi sản xuất, cung cấp ở phạm vi khu vực và toàn cầu, thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc và kèm theo đó là các nhà cung cấp vệ tinh, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đây là cơ hội để dành được lợi ích mang tính chiến lược dài hạn đối với nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu đó, việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do song phương sẽ tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc với các cam kết xây dựng môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng, minh bạch, ổn định sẽ có vai trò tích cực.
Thứ hai, trong hoạt động xuất khẩu, việc tiếp tục dỡ bỏ các rào cản thương mại của Hàn Quốc với mức cao hơn, nhanh hơn so với thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc sẽ tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Tại thời điểm hiệp định chưa được ký kết, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc (7,1 tỷ USD năm 2014) chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức 0,78% trong tổng giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Hàn Quốc với nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…, việc Hàn Quốc dành thêm ưu đãi thông qua hiệp định thương mại tự do
52
song phương cho Việt Nam sẽ tạo thêm lợi thế so sánh giúp hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trường Hàn Quốc hiệu quả hơn.
Với thỏa thuận hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam có cơ hội đàm phán yêu cầu Hàn Quốc đẩy nhanh thời gian dành ưu đãi mở cửa thị trường cho Việt Nam đối với nhóm hàng nhạy cảm và nhạy cảm cao mà trong khuôn khổ Hiệp định AKFTA, do Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường cho Hàn Quốc muộn hơn các nước ASEAN – 6 nên chúng ta đang được hưởng ưu đãi muộn hơn các nước này.
Thêm vào đó, trong khuôn khổ FTA song phương, Việt Nam sẽ có cơ hội trao đổi và xử lý cụ thể vấn đề hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn vệ sinh, dịch tễ, mà hiện tại đang là rào cản lớn nhất đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc đồng thời là hạn chế của AKFTA do không thể đạt hiệu quả cao vì phải đạt được đồng thuận với các nước ASEAN khác. Trong quá trình xây dựng nghiên cứu chung, phía Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh mối quan tâm này để tạo tiền đề cho đàm phán, nếu có, sau này.
Hiện nay Hàn Quốc đã có thỏa thuận FTA với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới như Hòa Kỳ, EU, Australia, Canada, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh… Nếu Việt Nam ký kết FTA với Hàn Quốc, chúng ta sẽ có cơ hội thông qua Hàn Quốc tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới với nhiều điều kiện ưu đãi.
Thứ ba, trong hoạt động nhập khẩu, nước ta chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc các loại máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, sắt thép… là những mặt hàng nguyên phụ liệu thiết yếu phục vụ cho phát triển sản xuất trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu. Việc ký FTA song phương với Hàn Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến nhưng với giá cả cạnh tranh hơn. Nguồn nhập khẩu này sẽ giúp Việt Nam giảm dần tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu như hiện nay, góp phần nâng cao năng lực sản xuất bền vững của nền kinh tế.
Trong khi nền kinh tế cần nhập khẩu để đầu tư, xây dựng năng lực sản xuất, việc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, nhất là các nguồn nhập khẩu có chất lượng khá với giá cả hợp lý như Hàn Quốc để các nhà cung cấp cạnh tranh lẫn nhau sẽ mang
53
lại hiệu quả lớn hơn cho nền kinh tế Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một số ít nguồn cung cấp.
Các lợi ích cụ thể về kinh tế, xã hội mà hiệp định FTA song phương Việt – Hàn có thể đem lại đã được đưa ra trong nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện. Báo cáo sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để đưa ra kết luận rằng khi mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc được duy trì với mức độ tự do hóa thương mại cao, mức độ thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc lớn và chất lượng công nghệ được cải thiện thì tính cộng dồn đến năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 3,03 điểm phần trăm.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, các ngành sản xuất sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định với mức độ khác nhau. Trong đó, các lĩnh vực thu hút nhiều lao động như nông - thủy sản, và dệt may sẽ hưởng lợi nhờ gia tăng xuất khẩu ở mức cao nhất. Các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, luyện kim đạt mức tăng trưởng cao nhờ thu hút đầu tư. So với kịch bản không ký kết FTA với Hàn Quốc, nếu ký kết Hiệp định, sản xuất sẽ tăng trưởng tích cực trong các ngành như dệt may (32,23%), chăn nuôi (13,33%), thủy sản (11,85%), máy móc thiết bị (8,1%).