Hướng đi cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 60 - 65)

Về liên kết và cơ cấu hoạt động

Yếu tố quan trọng nhất để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cần là phát huy vai trò chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, lực lượng trực tiếp tận dụng, khai thác các ưu đãi từ các cam kết của Hiệp định thương mại tự do

55

Việt Nam – Hàn Quốc, chuyển chúng thành những lợi ích thiết thực trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cộng đồng bao gồm các doanh nghiệp đơn lẻ và các tập hợp của họ dưới hình thức các Hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… Để có thể tận dụng hiệu quả nhất các ưu đãi, vượt qua các thách thức, hạn chế các thiệt hại từ tiến trình thực hiện Hiệp định VKFTA, cũng như các cam kết mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế khác, chính các doanh nghiệp cần ý thức rõ về sự biến đổi quan trọng của môi trường cạnh tranh, kinh doanh xung quanh họ. Từ đó, củng cố quyết tâm vượt lên trên thương trường bằng những hành động cụ thể. Nếu chỉ tìm cách kéo dài sự bảo hộ của Nhà nước và khai thác vị trí độc quyền cùng các chế độ ưu đãi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh thành công ngay tại thị trường trong nước. Ngược lại, họ buộc phải tận dụng lợi thế của mình để chuẩn bị nguồn lực và năng lực cần thiết đối mặt với sức ép cạnh tranh. Trong tiến trình đó, việc đầu tiên cần làm là nghiên cứu kỹ lưỡng những thay đổi trong môi trường kinh doanh, điều kiện cạnh tranh do tác động của các cam kết trong Hiệp định. Từ đó, các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp tìm cách thích ứng, chuẩn bị điều kiện cần thiết để bước vào cạnh tranh.

Với đặc thù đa số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, năng lực còn hạn chế, việc liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quan trọng. Ở đây, các Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức kết nối doanh nghiệp sẽ phát huy tác dụng tích cực, tập hợp các nguồn lực nhỏ tạo thành sức mạnh lớn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh để hợp tác, phát huy lợi thế từng doanh nghiệp và nâng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng có giá trị lớn, từng bước chiếm lĩnh được thị trường

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể lựa chọn để tăng năng lực kinh doanh một cách toàn diện là liên kết, góp vốn kinh doanh, tạo dựng năng lực cạnh tranh mới bằng việc kết hợp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc. Bởi lẽ, mục tiêu của chúng ta là tạo nên đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân có năng lực cạnh tranh cao, khai thác tốt các ưu đãi của tiến trình hội nhập để đứng vững và vươn lên trên thị trường cả trong và ngoài nước, góp sức tạo nên nền kinh tế vững mạnh, sẵn sang cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào, không riêng Hàn Quốc. Tất nhiên, để cạnh tranh có hiệu quả với các

56

đối thủ Hàn Quốc, nhất là tại thị trường Hàn Quốc, việc liên kết với đối tác Hàn Quốc có nhiều lợi thế. Các đối tác này thông thạo về ngôn ngữ, thông hiểu thị trường và văn hóa kinh doanh Hàn Quốc. Bên cạnh đó, cộng đồng đông đảo doanh nghiệp, doanh nhân Hàn Quốc đang sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam cũng giúp việc tìm kiếm đối tác có phần đỡ phức tạp. Mô hình liên kết với đối tác Hàn Quốc còn có thể dưới dạng liên kết, thu hút và cùng đầu tư với các nhà đầu tư từ Hàn Quốc để sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phục vụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. Nhờ vậy, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ từng bước được nâng cao.

Dù dưới hình thức nào, doanh nghiệp đều phải sẵn sàng đổi mới cách nghĩ, cách làm, hướng tới phương pháp quản trị, kinh doanh hiện đại, hiệu quả, sẵn sàng đầu tư nâng cấp công nghệ, đảm bảo sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu của khách hàng và theo hướng bền vững. Các lối tư duy và cách làm chộp giật, tạm thời, thiếu bài bản sớm muộn cũng sẽ bị đào thải theo quy luật thị trường cạnh tranh.

Về mặt hàng xuất – nhập khẩu

Về biểu cam kết cắt giảm thuế của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, các mặt hàng của Việt Nam được hưởng ưu đãi bao gồm: Nhóm tôm, nhóm dệt may, nhóm sản phẩm gỗ, nhóm hoa quả nhiệt đới, nhóm thủy sản và các mặt hàng cá, nhóm tỏi, gừng, nhóm rau quả và nông sản, mật ong… Trong đó nhóm thủy sản (đông lạnh, đóng hộp) và các mặt hàng cá, cua (trừ mực) có số dòng thuế cắt giảm lớn nhất là 68 dòng, sau đó là nhóm rau quả, nông sản với 50 dòng. Trải qua hơn 2 năm thực hiện Hiệp định VKFTA, phần lớn các dòng thuế này để về mức thuế suất 0%, đây là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Để tận dụng những ưu đãi này, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu thâm nhập và mở rộng thị trường kinh doanh sang Hàn Quốc thì nên tập trung vào nhóm hàng nông – thủy sản này. Tuy nhiên, tiêu chuẩn sản phẩm của người tiêu dùng Hàn Quốc là rất cao và khó đáp ứng, do vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường cũng như chuẩn bị năng lực sản xuất để sẵn sang cạnh tranh.

Bên cạnh những ưu đãi của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các biểu thuế và nghị định thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc hết sức rõ ràng và đem đến nhiều ưu đãi cho các mặt hàng

57

của Hàn Quốc. Việc sản phẩm của quốc gia Đông Á này dễ dàng vào thị trường Việt Nam đem đến đồng thời tác động tích cực và tiêu cực. Theo cam kết, Hàn Quốc được xóa bỏ thuế cho các dòng sản phẩm bao gồm: Nguyên phụ liệu dệt may, da giày; động cơ, linh kiện, phụ kiện ô tô; nguyên liệu nhựa, điện gia dụng, máy móc thiết bị; ô tô; sản phẩm và linh kiện điện từ, mỹ phẩm, dược phẩm. Trong đó, động cơ, linh kiện và phụ kiện ô tô là ngành có dòng thuế được xóa bỏ cao nhất (33 dòng), sau đó là 31 dòng của nguyên phụ liệu dệt may, da giày và 31 dòng của sản phẩm và linh kiện điện từ. Đây đều là các sản phẩm chủ lực của Hàn Quốc và có khả năng bổ trợ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, điều này đưa mở ra hướng tìm kiếm nguyên phụ liệu sản xuất cho doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu và sử dụng các sản phẩm này từ Hàn Quốc để có giá ưu đãi hơn, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, những sản phẩm mà Hàn Quốc được ưu đãi này lại tạo ra môi trường cạnh tranh rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam do những ngành này ở Việt Nam đều còn non trẻ. Vậy nên, chính phủ và bản thân doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ phát triển hơn nữa.

Về năng lực vận hành – sản xuất

Về bản chất, các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá chưa cao về năng lực vận hành – sản xuất. Điều này thể hiện qua về trình độ và năng suất làm việc của lao động còn thấp, số lượng lao động chân tay, thiếu tay nghề còn chiếm tỷ trọng cao. Về tỷ lệ khoa học – công nghệ, các sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài phần lớn là các sản phẩm thô hoặc qua sơ chế, sản xuất thủ công; các sản phẩm mang hàm lượng chất xám nhiều đều từ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như Samsung, Panasonic... Ngoài ra, về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm nông nghiệp có khả năng đáp ứng và vượt qua hàng rào bảo hộ kiểm dịch dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, để có được năng lực cạnh tranh tốt hơn trong cơ chế mở cửa thị trường nói chung và bối cảnh có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc dựa vào ưu đãi từ VKFTA mà tấn công vào thị trường Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp phải tập trung triệt để nguồn lực để thực hiện hướng đi nâng cao năng lực vận hành – sản xuất của họ.

58

Thứ nhất là mở rộng quy mô và chất lượng lao động, doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: thu hút, đào tạo nâng cao trình độ và giữ chân người lao động. Nhằm mục đích mở rộng quy mô và đảm bảo quá trình vận hành – sản xuất được diễn ra liên tục, mỗi năm doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hút hàng trăm nhân sự, đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn cần phải bổ sung hàng nghìn lao động/ năm. Sau khi hoàn thành công tác tuyển dụng, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống giáo dục hiện đại tạo ra các nguồn nhân lực có đủ kỹ năng và năng lực cần thiết để sẵn sàng làm việc, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa. Song song với việc đào tạo phải là hệ thống cơ chế đãi ngộ hấp dẫn để bản thân nhân sự có cơ hội phát triển, thăng tiến, tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.

Thứ hai là nhanh nhạy, nắm bắt diễn biến thị trường. Doanh nghiệp cần chủ động phát hiện và khai thác những cơ hội kinh doanh mới để không bị tụt hậu và cạnh tranh thắng lợi. Như đã phân tích ở trên, Hàn Quốc là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và mẫu mã tốt. Do vậy để không uổng phí những ưu đãi từ VKFTA, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao hiểu biết về Hiệp định và thị hiếu người tiêu dùng ở Hàn Quốc để điều chỉnh chiến lược thâm nhập thị trường hợp lý.

Thứ ba là vận dụng và phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kỹ thuật và kiểm dịch. Đối với các sản phẩm nông thủy sản, mặc dù Việt Nam đã xây dựng được cơ chế tham vấn, giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến hàng nông thủy sản nhưng Hàn Quốc là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì vậy, để khai thác thành công thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đạt trình độ kỹ thuật phù hợp, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài chất lượng của sản phẩm còn cần chú ý đến mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói để thu hút sức mua từ người tiêu dùng.Đây là những yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi ngay tại thị trường trong nước.

59

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)