vào Hàn Quốc
Nhờ những ưu đãi về mặt thuế quan cũng như số vốn đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc cũng tăng liên tục với sự tăng trưởng đột biến từ 7,9% năm 2014 lên 24,9% năm 2015. Đây là giai đoạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán và chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015, khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang quốc gia Đông Á này được duy trì tăng trưởng đều, trong khi với đối tác Nhật Bản thì hoạt động xuất khẩu đang dần chững lại và có chiều hướng giảm xuống.
44
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam với 3 đối tác chính ở châu Á Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 6,618 7,144 8,921 11,406 14,827
Tốc độ tăng trưởng (so với cùng kỳ năm trước) (%)
7,9 24,9 27,9 30,0
Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)
5 4,8 5,5 6,5 6,9
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Trong năm 2017 có 3 nhóm hàng tỷ USD xuất sang thị trường Hàn Quốc đó là điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính. Đứng đầu về kim ngạch là nhóm điện thoại và linh kiện, chiếm 26,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, đạt 3,97 tỷ USD, tăng trưởng 45,5% so với năm 2016.
Nhóm hàng dệt may chiếm 17,8%, đạt 2,64 tỷ USD, tăng 15,8%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12,3%, đạt 1,83 tỷ USD, tăng 46%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2017, thì thấy hầu hết các nhóm hàng đều tăng kim ngạch so với năm 2016; trong đó nhóm hàng thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh tăng đột biến tới 631%, đạt gần 130,25 triệu USD; mặt hàng xăng dầu cũng tăng tới 210%, đạt 67,66 triệu USD; than đá tăng 183%, đạt 21,67 triệu USD; quặng và khoáng sản tăng 80,6%, đạt 7,35 triệu USD; kim loại thường tăng 86,5%, đạt 172,72 triệu USD; giấy và sản phẩm giấy tăng 90,7%, đạt 14,58 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu phân bón và hạt tiêu sang Hàn Quốc sụt giảm mạnh so với năm 2016, với mức giảm tương ứng 36% và 19% về kim ngạch.
Riêng nhóm hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng đạt mức tăng trưởng tốt 34% trong 2 năm qua, kể từ khi thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa hai nước chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015.
45
Theo Viện Kinh tế nông thôn Hàn Quốc (KREI), trong năm 2016 Hàn Quốc nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam đạt 980 triệu USD, tăng mạnh so với con số 730 triệu USD năm 2015. Nông sản của Việt Nam chiếm 3,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản của Hàn Quốc, tăng so với mức 2,8% trong năm 2015.
Thương mại 2 chiều Việt Nam – Hàn Quốc tăng mạnh, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. KREI dự báo tốc độ tăng trưởng hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ FTA.
Bảng 2.5: Xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc năm 2017
Mặt hàng Trị giá (USD) (+/-%) năm 2017 so với năm 2016
Tổng kim ngạch XK 14.822.854.924 29,96
Điện thoại các loại và linh kiện 3.971.064.780 45,47
Hàng dệt, may 2.643.748.809 15,81
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện 1.829.989.000 46,02 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 967.639.157 27,85 Hàng thủy sản 778.544.498 28,12 Gỗ và sản phẩm gỗ 665.239.048 15,89 Giày dép các loại 402.717.156 16,75
Xơ, sợi dệt các loại 319.258.706 20,47
46
Kim loại thường khác và sản phẩm 172.718.311 86,49
Sắt thép các loại 158.342.885 32,1
Sản phẩm từ chất dẻo 139.879.440 13,69
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 134.223.027 -16,44
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 130.248.034 631,04
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù 126.460.388 6,74
Dây điện và dây cáp điện 123.081.087 36,51
Sản phẩm từ sắt thép 118.829.224 40,45
Dầu thô 101.519.218 8,34
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 92.564.174 18,47
Hàng rau quả 85.619.591 3,64
Cà phê 82.208.498 27,9
Cao su 79.287.525 47,39
Sản phẩm hóa chất 72.186.805 0
Xăng dầu các loại 67.662.450 209,89
Sản phẩm từ cao su 50.117.696 25,71
Vải mành, vải kỹ thuật khác 47.162.578 -19,7
47 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 44.286.586 8,32 Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 39.245.980 48,57 Hạt tiêu 28.384.893 -18,98 Than đá 21.667.620 182,75 Sắn và các sản phẩm từ sắn 21.382.265 -10,49 Sản phẩm gốm, sứ 17.608.336 8,87
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 16.649.068 7,17
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 15.988.970 4,39
Giấy và các sản phẩm từ giấy 14.578.720 90,69
Chất dẻo nguyên liệu 14.200.433 53,94
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 10.771.109 -4,48
Phân bón các loại 10.052.669 -36,54
Quặng và khoáng sản khác 7.351.671 80,62
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Về mặt hàng giày dép
Năm 2017, Hàn Quốc là thị trường đứng thứ 12 về giá trị nhập khẩu sản phẩm giày dép của thế giới, với kim ngạch cao nhất trong giai đoạn, 2,53 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nước cung cấp chính mặt hàng giày dép cho thị trường này gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Italy… Trong đó Việt Nam là nước cung cấp lớn thứ 2 vào thị trường này, sau Trung Quốc.
48
Từ năm 2012 đến nay, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng cao, khoảng 20%, tuy nhiên so với nhu cầu nhập khẩu cũng như thị phần thì chưa xứng với tiềm năng hai nước và chưa đủ cạnh tranh so với nước đứng đầu Trung Quốc. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 627,98 triệu USD, tăng 24,8% so với năm 2016.
Về hàng nông – thủy sản
Nhờ các cam kết theo VKFTA, Hàn Quốc trở thành thị trường tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng nhãn hiệu hàng hóa thuần Việt trên thị trường Hàn Quốc chưa nhiều. Hiện chỉ có sản phẩm cà phê Trung Nguyên G7 có mặt tại các hệ thống phân phối lớn tại Hàn Quốc; còn một số sản phẩm như: Phở Xưa và nay, tương ớt Trung Thành, nước mắm Nam Ngư… được bán ở những hệ thống phân phối không chính thức.
Mặt khác, các nhóm hàng được ưu đãi thuế quan từ VKFTA đều có tăng trưởng cao, ví dụ như thủy hải sản tăng gần 28%, rau quả tăng 12%. Dù vậy, lượng xuất khẩu nông – lâm - thủy sản của việt nam chỉ mới đạt 4% nhu cầu nhập khẩu mỗi năm của Hàn Quốc. Trong đó, rau củ quả chiếm tỷ lệ khiếm tốn. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, mặc dù được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng hàng nông sản Việt Nam luôn bị kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Điều này khiến nông sản Việt được nhập khẩu vào Hàn Quốc với số lượng rất hạn chế, tập trung vào một vài loại như: thanh long, dừa, xoài, ổi, chuối, cà rốt, bông cải xanh, cải thảo… Đối với các loại rau quả chế biến, nhà máy cung cấp thì phải đạt được các tiêu chí theo giấy chứng nhận xuất khẩu do phía Hàn Quốc cấp. Hiện nay, Hàn Quốc đã đưa ra thêm một số rào cản gây khó nhập vào. Thực tế Hàn Quốc vẫn bảo hộ sản phẩm của quốc gia họ rất nhiều.
Xét về khía cạnh khác, các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng chưa có đủ khả năng cạnh tranh. Những điểm yếu của nông sản Việt Nam là chưa đảm bảo tính đồng nhất về kích thước, hương vị, màu sắc, kỹ thuật đóng gói bao bì kém, chưa chọn lọc kỹ sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc phản ứng gay gắt nhất là tình trạng bị lẫn dị vật hoặc lẫn nhiều sản phẩm
49
hỏng. Hiện nay, một số đơn vị của Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ về điều kiện xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, sản phẩm từ Việt Nam cũng gặp rào cản lớn về mặt văn hóa do người Hàn Quốc có tâm lý hàng Hàn Quốc là số một và họ luôn tự hào về những sản phẩm do mình làm ra. Do vậy, để hàng nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, thiết kế, bao bì, hợp tác và tham gia vào chuỗi giá trị của các nhà phân phối lớn đang chi phối thị trường Hàn Quốc.
Do vậy, cách duy nhất để đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc là các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới công nghệ, tuân thủ đúng các quy trình chế biến, sản xuất để vượt qua các rào cản kỹ thuật của phía bạn. Khi vận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ các thủ tục giấy tờ như giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O.
Bản thân doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường thật bài bản, đánh giá thị trường, đảm bảo khung pháp lý khi đưa ra quyết định thâm nhập thị trường. Cần có một đối tác bền vững về mặt pháp lý; phải thẩm tra pháp lý của đối tác làm ăn, hợp tác cùng. Cùng với đó là kiểm tra nhãn hiệu bao bì có đáp ứng tiêu chuẩn của nước sở tại không, có vi phạm nhãn hiệu nào đã tồn tại trước đó tại Hàn Quốc hay không.
50
CHƯƠNG 3: HƯỚNG ĐI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA)