3.2.2.1 Nâng cao nhận biết về các điều khoản trong VKFTA
Doanh nghiệp trong nước cần tìm hiểu cặn kẽ về các điều khoản trong Hiệp định VKFTA như ưu đãi cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và các quy định về hàng hóa khác trong Hiệp định VKFTA để xác định mặt hàng cụ thể phù hợp với trình độ sản xuất, doanh nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình cắt giảm thuế quan nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Việc các doanh nghiệp nắm rõ nội dung các điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do nói chung và VKFTA nói riêng là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc các cơ quan liên quan, các hiệp hội hỗ trợ tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị hướng dẫn về việc thực thi các quy định trong VKFTA thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tìm hiểu các điều khoản liên quan đến lĩnh vực tương ứng của doanh nghiệp mình để nhanh chóng kịp thời tận dụng các ưu đãi của Hiệp định. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật kịp thời theo dõi tiến trình ban hành các nghị định thực thi của VKFTA để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực dồi dào và chiến lược phát triển rõ ràng thường chủ động và tích cực hơn trong việc nghiên cứu và tận dụng kịp thời những cơ hội do các hiệp định thương mại tự do đem lại. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ các vấn đề có thể xảy ra khi VKFTA được thực thi như các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ, về giải quyết tranh chấp, những khía cạnh mà các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn để giải quyết nhằm tránh khỏi những bất lợi ngoài ý muốn. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng các FTA và VKFTA cũng không phải là ngoại lệ. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam bị động trong việc tiếp cận thông tin sẽ dẫn đến việc lợi thế cạnh tranh của họ sẽ giảm sút và bỏ lỡ những cơ hội mà VKFTA mang lại cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào các cơ sở trung tâm, các cơ quan hiệp hội nghiên cứu những cơ hội, thách thức, lợi thế của doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia FTA nói chung và VKFTA nói riêng và khai thác thông tin về các thủ tục, các tập quán thương mại ở thị trường xuất khẩu như Hàn Quốc để tiết
60
kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu, làm quen thị trường của doanh nghiệp. Để có được những nguồn thông tin chính thống, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu ở các địa chỉ sau:
- Trung tâm WTO và Hội Nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương - Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương
- Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc – KCCI
3.2.2.2 Giải pháp về liên kết đầu tư và mở rộng vốn
Để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc thì cần có sự liên kết và bổ sung nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, đồng thời đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Từ đó thì các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, thị trường rất khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, mới có thể đáp ứng được yêu cầu và có khả năng cạnh tranh về giá thành. Các giải pháp tăng nguồn vốn là những giải pháp quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các nguồn thu hút vốn đầu tư, từ cả trong nước và ngoài nước, dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể như sau: vốn tự có của doanh nghiệp, vốn từ thực hiện cổ phần hóa kết hợp với đóng góp của người lao động, vốn đầu tư ưu đãi của nhà nước, vốn vay trả chậm từ khách hàng, vốn vay thương mại từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính theo dự án hoặc dưới dạng khung tín dụng ký sẵn, vốn ngân sách, vốn ODA hoặc vay lãi suất mềm từ chính phủ các nước dành cho Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
Thứ hai, do nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn từ ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế nên các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, kêu gọi vốn của người lao động, liên doanh, liên kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Để thực hiện được
61
điều này, các doanh nghiệp cần phải có những ưu đãi hấp dẫn cho chủ sử dụng vốn và phải có chính sách hoạt động hiệu quả để dễ thu hút các nhà đầu tư. Trong thỏa thuận của VKFTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hai bên đã thỏa thuận với nhau trên phương diện đầu tư. Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam, do vậy, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta thu hút và mở rộng vốn.
Tuy nhiên, theo thống kê, lĩnh vực đang thu hút nhiều vốn nhất từ nhà đầu tư nước ngoài là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tính đến hết tháng 11 năm 2017, lĩnh vực này thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất với 11.833 dự án, tổng số vốn đăng ký đạt trên 186,1 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng số dự án và 58,9% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc cũng là quốc gia tập trung vốn đầu tư vào Việt Nam trong những ngành sản xuất giày dép, may mặc và công nghiệp nhẹ. Đây chính là lợi thế cho các doanh nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản khi cần phải chủ động tìm nguồn vốn để phát triển.
3.2.2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ
Như đã đề cập ở trên, đầu tư ngành công nghiệp nhẹ đang là xu hướng của Hàn Quốc nói riêng và các quốc gia đổ vốn FDI vào Việt Nam nói chung do có các điều kiện thuận lợi về chính sách thuế và nguồn nhân lực rất tốt. Trong số các mặt hàng được đầu tư, sản phẩm linh kiện điện tử, da giày và may mặc cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ cần tận dụng cơ hội để tiếp cận và phát triển khoa học – công nghệ có được từ các nhà đầu tư Hàn Quốc trong bối cảnh thực hiện VKFTA, từ đó tăng sản lượng xuất khẩu ở ngành này sang Hàn Quốc.
Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu tư lớn của quốc gia Đông Á này vào Việt Nam đều là các dự án 100% vốn nước ngoài, ví dụ như Samsung hay Lotte, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn khi cạnh tranh với những mặt hàng này tại thị trường nội địa và tại thị trường Hàn Quốc. Để khắc phục những tác động tiêu cực này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành này cần phải chủ động thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư Hàn Quốc. Một là, các doanh nghiệp nên cổ phần hóa để giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Hai là cần phải tự nâng cao
62
năng lực của bản thân và có kế hoạch phát triển để chứng minh khả năng phát triển, hoàn vốn cũng như đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Ba là mở rộng ưu đãi cho nhà đầu tư. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để đầu tư phát triển trang thiết bị hoặc tiếp thu khoa học – kỹ thuật từ chính nhà đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp nhẹ như kể trên, nông – thủy sản vẫn thuộc một trong số những mặt hàng chủ lực của Việt Nam và được hưởng nhiều ưu đãi từ Hàn Quốc theo thỏa thuận của VKFTA. Do vậy, định hướng phát triển ngành này là không thể thiếu.
Mặc dù trong những năm gần đây, Chính phủ đã hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản, thủy sản để tạo điều kiện cơ giới hóa và mở rộng quy mô, chất lượng sản phẩm, nhưng ngành chế biến hai mặt hàng này vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, đáng chú ý là những hạn chế, như tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao; nhiều sản phẩm có chất lượng chưa cao, còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, giá thành sản xuất cao, giá bán thấp; việc đầu tư cho công nghệ thu hoạch, bảo quản còn thấp dẫn đến sản phẩm không đồng đều cả về quy cách lẫn chất lượng; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn nhiều hạn chế; việc sử dụng các phế phụ phẩm để sản xuất sản phẩm phụ, nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển; công tác thương mại và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế; cơ chế chính sách còn nhiều bất cập; lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn mang nhiều tính rủi ro… Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào thị trường Việt Nam và khi xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc, các doanh nghiệp thuộc ngành này cần phải thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp nên xây dựng mối liên kết với các hộ khai thác, nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp thô, đồng thời các doanh nghiệp chế biến cần phối hợp với nhau trên phương diện hai bên cùng có lợi để giảm thiểu đầu mối trung gian, tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất sản phẩm theo từng khâu. Thực hành sản xuất nông nghiệp có chứng chỉ, đưa tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP,
63
GlobalGAP và các chứng chỉ khác. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng và nhân rộng các mô hình sản xuất tiến tiến.
Thứ hai, để tránh tổn thất lớn cho người nông dân cũng như doanh nghiệp, các doanh nghiệp chế biến cần nâng cao các biện pháp khoa học – kỹ thuật và đưa những tiến bộ công nghệ vào trong quá trình khai thác, vận chuyển, bảo quản và chế biến thành phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của thị trường Hàn Quốc. Đồng thời, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm có thể giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu, từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba, tổ chức nghiên cứu, đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm trên các mặt: sức mua (thị phần); yêu cầu chất lượng, mẫu mã (thị hiếu); giá cả và các rào cản thương mại. Phân loại thị trường theo từng nhóm sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, để có cơ sở điều chỉnh cơ cấu sản xuất, chủng loại chế biến với phẩm cấp phù hợp.
3.2.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực
Hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam đã được nâng cao hơn so với thời kỳ trước, với tỷ lệ người lao động trình độ đại học và trên đại học đã tăng lên. Tuy vậy, so với thế giới thì năng suất lao động trung bình của lao động Việt Nam là rất thấp, nguyên nhân có thể do công nghệ Việt Nam còn yếu kém, nhưng mặt khác cũng phải kể đến là do khâu đào tạo và thực hành còn yếu kém nên phần lớn lao động còn thiếu trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng thực tế. Do đó cần nâng cao chất lượng nguồn lao động từ khâu đào tạo và thực hành, cần tận dụng cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm và tay nghề từ các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung để cải thiện trình độ tay nghề. Cần sử dụng nguồn lao động có tay nghề một cách hợp lý để phát huy tối đa khả năng, thúc đẩysự phát triển của doanh nghiệp.
Để làm được điều này, trước hết các doanh nghiệp cần có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu vận hành các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến của ngành, bố trí những cán bộ, lao độngphù hợp với ngành nghề, trình độ, năng lực sở trường và bổ sung những nhân viên có triển vọng phát triển. Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải
64
có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Để nâng cao năng suất lao động và tạođiều kiện cho người lao động sáng tạo, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ, am hiểu về thị trường và luật pháp. Đồng thời, doanh nghiệp nên tổ chức định kì các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như các cuộc thi thúc đẩy cải tiến và sáng tạo trong công việc, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. Những hoạt động này sẽ tạo cho nhân viên ý thức và môi trường để học tập, trau dồi và thường xuyên nâng cao kiến thức cũng như trình độ của bản thân. Doanh nghiệp cần đưa ra những nội quy với quy định chặt chẽ, kết hợp với chính sách lương thưởng rõ ràng, hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc, tạo cơ hội cho những cá nhân có tính cầu tiến và sáng tạo trong công việc.
Bên cạnh đó, chú trọng phát triển mô hình đào tạo tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có văn hóa ở nông thôn vào các cơ sở chế biến đóng trên địa bàn cũng là giải pháp để đảm bảo quá trình sản xuất, chế biến được thực hiện trong thời gian hợp lý và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Ngoài ra cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sựgiúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài, thu hút các chuyên gia của họ để giúp đỡ phát triển khoa học công nghệ của ngành. Bên cạnh đó, cần triển khai việc gửi các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo thêm ở những nước phát triển; khai thác mọi cơ hội để hợp tác nghiên cứu với các cơ quan nghiên cứu triển khai của nước ngoài nhằm tận dụng kinh phí và nâng cao được trình độ chuyên môn của các cán bộ nghiên cứu trong ngành.