Cam kết và các nghị định thực thi Hiệp định VKFTA của chính phủ

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 48 - 49)

Quốc trên lĩnh vực thương mại hàng hóa

Đối với lộ trình cắt giảm như trên, biểu thuế này bao gồm danh mục cắt giảm S – 1, B – 1, C và E:

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình S – 1 sẽ được duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2016 và sẽ giảm xuống còn 0 – 5% không muộn hơn 01/01/2016.

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình B – 1 sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2016, và sẽ giảm không ít hơn 20% mức thuế MFN được áp dụng theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc không muộn hơn 01/01/2016;

- Thuế hải quan đối với hàng hóa có xuất xứ được quy định theo lộ trình C sẽ duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2016 và sẽ giảm không ít hơn 50% mức thuế MFN được áp dụng theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc không muộn hơn 01/01/2016; và

- Đối với những hàng hóa không có nghĩa vụ về thuế theo Hiệp định này sẽ được áp dụng theo lộ trình R. Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của Hàn Quốc khi thực hiện các cam kết được đề ra trong tài liệu WT/Let/492 của WTO (chứng nhận về sửa đổi và cải chính biểu LX – Hàn Quốc) ngày 13/4/2015 và bất kỳ sửa đổi nào sau đó.

Cụ thể, theo nội dung cam kết, hầu hết các mặt hàng dệt, may từ Việt Nam vào Hàn Quốc được đưa thuế suất về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thay vì từ 8-13% như trước đó. Hiện hàng dệt, may là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, chiếm khoảng một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Một mặt hàng khác mà Việt Nam hiện cũng xuất khẩu khá mạnh vào thị trường Hàn Quốc là thủy sản, đặc biệt là tôm. Khi hiệp định có hiệu lực, Hàn Quốc xóa bỏ thuế cho mặt hàng tôm (thuế suất 0%) nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng chỉ áp

43

dụng trong hạn ngạch. Trong năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, mức hạn ngạch được áp dụng là 10.000 tấn/năm, và tăng thêm 10% qua mỗi năm và lên mức 15.000 tấn/năm vào năm thứ 6, và sau đó vẫn giữ ở mức này.

Ngoài ra, đối với nhiều mặt hàng như rau quả, tỏi, gừng, mật ong… Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế, đem lại cơ hội khá lớn cho Việt Nam, nhưng với lộ trình cắt giảm kéo dài từ 10-15 năm. Chẳng hạn như Hàn Quốc cam kết đưa thuế suất tỏi từ 360% hiện nay xuống còn 0% trong 10 năm, theo đó thuế suất trong những năm đầu vẫn cao. Tuy nhiên, để nông sản nhập khẩu đạt được tiêu chuẩn, cũng như trải qua quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng của Hàn Quốc thì phải mất nhiều năm, nên lộ trình xóa bỏ thuế 10 năm được đánh giá không phải là thời gian dài.

Một phần của tài liệu LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM HÀN QUỐC (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)