Hội họa nghệ thuật là công cụ tuyên truyền

Một phần của tài liệu Văn hóa hip hop tại việt nam (Trang 30 - 32)

Graffiti, môn nghệ thuật đầu tiên của văn hóa Hip-hop, ra đời ở những thập niên 60 tại Philadenfia và Pennsylvania và sau đó thịnh hành tại New York. Thời điểm ấy, một hiện tượng bùng nổ ở nước Mỹ khi những tên, biệt danh hay những con số bắt đầu xuất hiện ở mọi nơi trên phố, từ những tòa nhà, box điện thoại, trạm xe bus và cuối cùng là tàu điện ngầm, trong số những hình vẽ đó, cụm từ “Taki183” được tìm thấy nhiều nhất. Tờ New York Times vào cuộc tìm hiểu về cụm từ bí ẩn phổ biến thời điểm ấy, Taki là biệt danh của Demetrius và 183 là tên con phố anh sinh sống, Taki là một người giao báo anh viết tên mình ở khắp nơi anh đi qua như một người truyền tin, có thể gọi thanh niên Hy Lạp này là ông tổ của Graffiti. Hiện tượng Taki183 kéo theo đó là hàng loạt những tên mới bắt đầu xuất hiện: Joe 136, Eva 62, Julio204…

Graffiti được cộng đồng nghệ thuật thế giới và công chúng ủng hộ khi nó được đặt đúng chỗ và thể hiện tính sáng tạo nghệ thuật, chẳng hạn truyền tải thông điệp xã hội tốt đẹp như: biểu tượng hòa bình, tuyên truyền các căn bệnh xã hội … hay thậm chí là những chiến dịch quảng cáo.

Trong giới Graffiti, không thể không nhắc tới Banksy – một nghệ sĩ bí ẩn ở Anh đã trở thành biểu tượng của nghệ thuật đường phố đương đại. Hiện diện trên các bức tường ở khắp mọi nơi, từ các thành phố lớn như Bristol, London, New Orleans đến khu Bờ Tây của lãnh thổ Palestine, các tác phẩm Graffiti của Banksy luôn được công chúng đón đợi từng ngày bởi cách tiếp cận nhân văn, sáng tạo, riêng biệt và những thông điệp toàn cầu khiến người xem phải suy nghĩ ngay về chúng.

Nếu như âm nhạc của Hip-hop là loại hình nghệ thuật biểu diễn trước đám đông và tuyên truyền dưới dạng âm thanh thì vẽ đường phố là một loại cổ động

25

bằng hình ảnh có sức hút vô cùng lớn. Graffiti là công cụ tuyên truyền đạt hiệu quả cao trong giai đoạn đầu của Hip-hop, vẽ đường phố xuất hiện với 3 nội dung chính: Chống phân biệt chủng tộc-phản ánh xã hội, tuyên truyền hòa bình và quảng bá bản thân, trong đó nội dung chống phân biệt chủng tộc là nội dung chiếm đa số trong 3 nội dung trên. Giai đoạn Graffiti phát triển đúng lúc nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ cũng nổ ra, song hành cùng âm nhạc Hip-hop, Graffiti biến thành một vũ khí tuyên truyền có sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Xuất phát từ những nhà ga xe điện ngầm, những bức ảnh với thông điệp “Black Lives Matter”

câu khẩu hiệu có sức loan tỏa rộng lớn, ở thời điểm này gần như 50% số lượng những tác phẩm Graffiti ra đời đều có sự xuất hiện của thông điệp chống phân biệt chủng tộc này. Sau đó, mặc cho sự đàn áp của cảnh sát những nghệ sĩ Graffiti bắt đầu tìm đến những vị trí đông người hơn như những con hẻm ở New York, những bức tường trên các con phố nơi tập trung rất nhiều người và cũng chính vì thế, thông điệp mà những nghệ sĩ đường phố muốn truyền tải đến với rộng rãi hơn. Những thông điệp chống lại nạn phân biệt chủng tộc trở thành “đặc sản” của những khu phố ở New York nước Mỹ. Những tác phẩm Graffiti giống như những băng rôn cổ động khổng lồ hiện hữu trên rất nhiều nẻo đường của “cái nôi Hip- hop”, với sức hút của mình Graffiti đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền cho thông điệp “Black Live Matter”. Nghệ thuật hình ảnh của Graffiti tác động đến người xem khác với rap, nó để lại ấn tượng với người xem bằng thị giác đầu tiên, với đặc tính sặc sỡ và cầu kì, những bức họa Graffiti luôn gây sự chú ý với người xem cùng nội dung được truyền tải nó sẽ đánh vào nhận thức ngay khi chạm mắt. Điều này đã làm cho Graffiti có hiệu quả tuyên truyền bậc nhất trong 4 bộ môn của Hip-hop, vì thế nó cũng là bộ môn bị ngăn cấm duy nhất trong Hip-hop. Nhà cầm quyền không muốn những tác phẩm đó làm ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân vì thế đã ban hành lệnh cấm đối với Graffiti, tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng đến môn nghệ thuật số 1 của Hip-hop, nó vẫn phát triển đúng theo tiến trình của mình đến độ chính phủ buộc phải công nhận sự xuất hiện của Graffiti như một phần của văn hóa Hip-hop.

26

Một phần của tài liệu Văn hóa hip hop tại việt nam (Trang 30 - 32)