Xuất phát huy giá trị tích cực văn hóa Hip-hop tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa hip hop tại việt nam (Trang 60 - 69)

Nếu thời gian đầu Hip-hop bắt nguồn và chỉ tồn tại ở Hà Nội thì khi bùng nổ, nó lại phát triển mạnh mẽ ở phía Nam, với trung tâm là TP.HCM vào những năm đầu 2000. Trào lưu Hip-hop đến thời điểm này mới thực sự bắt đầu và hòa chung vào dòng chảy của trào lưu Hip-hop trên thế giới. Nói đến giới trẻ những năm đầu 2000, giới trẻ buộc phải biết đến Hip-hop thì mới được gọi là “sành điệu”, mà Hip-hop là một thể loại văn hoá đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định, bạn muốn tham gia nó không có nghĩa là chỉ mặc bộ quần áo mang phong cách Hip-hop, thế nên đa số giới trẻ thời đó tối thiểu cũng phải nhảy được vài ba động tác và nghe được nhịp điệu Hip-hop.

Trong các loại hình nghệ thuật đường phố thời điểm này thì hai yếu tố Breakin' và Rap là 2 mảng được giới trẻ quan tâm và tham gia nhiều nhất. Nền văn hoá trẻ này không dừng lại ở Hà Nội và Hồ Chí MInh, nó đã phát triển và lan toả ra khắp các tỉnh thành của Việt Nam, đi đâu cũng thấy những người trẻ tham gia vào các loại hình nghệ thuật đường phố này. Có thể nói Hip-hop khi khởi đầu ở Việt Nam đã mang tính phá bỏ các lề thói, phá bỏ các truyền thống giống như việc đầu tóc nhuộm màu, đội nón ngược, quần áo lùng thùng, rộng hơn khổ người của mình, với những phụ kiện như dây xích, vòng cổ, vòng tay,... hay thậm chí cả xăm mình.

55

Tuy nhiên các loại hình văn hoá nghệ thuật Hip-hop và đường phố thời này vẫn gặp rất nhiều các rào cản từ xã hội, gia đình, thậm chí cả báo chí truyền thông,… Họ đều cho đây là những bộ môn ngoại nhập, nguy hiểm và không phải là một công việc để sống. Những bài báo nói về bộ môn nhảy có thể mang đến gãy cổ tử vong, họ nói về sự kém văn hóa và sự thô tục của Rap, họ nói về việc vẽ bậy vô ý thức của Graffiti,... nhưng họ lại quên đi bản chất thật cũng như những điều tích cực mà Hip-hop đã mang lại cho giới trẻ. Hip-hop Việt vẫn luôn chiến đấu và tiếp tục phát triển nền văn hóa này.

Từng bước, từng bước đưa Hip-hop ra tiến tới các đấu trường thế giới và mang về nhiều thành tích ấn tượng về cho Việt Nam. Trải qua rất nhiều những thăng trầm, vào cuối những năm 2000 đầu 2010 và sau đó, nhiều nhóm và cá nhân sau một thời gian hoạt động không có định hướng và thiếu hiệu quả dẫn cũng như những vấn đề trong cuộc sống cá nhân dẫn đến tan rã, bỏ cuộc,... Phong trào nhanh chóng lặng xuống và nhiều người quay lưng lại với Hip-hop. Đây là thời kỳ đóng băng của Hip-hop Việt, nhưng nó cũng giúp Hip-hop Việt vững vàng, trưởng thành hơn khi những người đi theo phong trào tự đào thải và những “tín đồ”, những người yêu và sẵn sàng sống chết với Hip-hop chân chính vẫn tiếp tục sứ mệnh làm cho nền văn hóa này ngày càng lớn mạnh hơn.

Qua tất cả những điều nói trên, ta có thể đưa ra một vài đề xuất như sau: + Thời điểm hiện tại đang là thời điểm Hip-hop bùng nổ chóng mặt khi người người Hip-hop nhà nhà Hip-hop tuy vậy không phải ai cũng biết nó thực sự là gì và cho tới thời điểm hiện tại Hip-hop đã trải qua hơn 20 năm lịch sử, cái chúng ta cần là một cuốn sách học thuật để cho những người muốn tham gia vào nét văn hóa này có góc nhìn rõ ràng và khác biệt về Hip-hop Việt chứ không phải đi đọc về Hip-hop Mỹ hay Hip-hop Hàn.

+ Để phát triển thì buộc Hip-hop phải tự tách bản thân ra khỏi những tệ nạn xã hội mà người ta dán mác cho nó bằng cách thể hiện hành động chứ không phải những lời nói suông.

+ Hiện tại Hip-hop Việt đa phần chỉ có những nhóm nhỏ lẻ và tự phát. Chúng ta thiếu đi những đầu tàu lớn dẫn dắt tất cả khu vực Hip-hop riêng ở Việt

56

Nam (3 miền Bắc, Trung, Nam đều có những tổ chức cộm cán và màu sắc riêng) và đưa nó vào một tổ chức lớn mạnh. Vì bản chất nếu những khu vực này không hòa đồng và không từ bỏ cái tôi thì Hip-hop Việt cũng mãi vùng vẫy trong cái ao làng.

+ Chúng ta cần nhìn nhận những người theo đuổi Hip-hop chuyên nghiệp như một công việc giống các ngành nghề khác. Đây là trở ngại lớn nhất của những nhân tài trong giới Hip-hop khi họ phải có cho mình một công việc khác để nuôi cái đam mê của bản thân.

+ Người trẻ thích Hip-hop vì nó phá vỡ những quy tắc truyền thống xung quanh cuộc sống của họ. Nhưng Hip-hop có thể phá vỡ quy tắc truyền thống không có nghĩa là nó được quyền phá vỡ quy tắc đạo đức của con người. Những sản phẩm cổ súy chất kích thích, bạo lực và thiếu tôn trọng phụ nữ là thứ cần được kiểm duyệt một cách mạnh tay.

+ Nói đến kiểm duyệt thì Việt Nam rất cần một bộ luật kiểm duyệt chi tiết và đầy đủ để nghệ sĩ có thể biết được giới hạn của sự sáng tạo chứ không “thích gì nói đấy” để rồi bị kiểm duyệt một cách “cảm tính” đồng thời cũng tránh những xung đột không đáng có giữa hai bên.

+ Nên đưa Hip-hop vào những môi trường chuyên nghiệp hơn chứ không nhất thiết là phải “trên đường phố” khi cơ sở vật chất của Việt Nam ngày càng đi lên như thời điểm hiện tại

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kết thúc Chương 3, người viết đã nói lên thực trạng cũng như những đề xuất phát huy giá trị tích cực của văn hóa Hip-hop tại Việt Nam

57

KẾT LUẬN

KRS-One từng viết: “Hip-hop is not a physical thing or things; it is a metaphysical principle, a shared urban idea, an alternative human behavior, a way to view the World, a collective consciousness. We must finally leave the finite room of Hip-hop as Rap music entertainment, and enter the infinite realm of Hip- hop as consciousness. We are far more than just the World’s entertainment” [TLTK - 13] Có thể tạm hiểu như sau: “Hip-hop không phải là một sự hoặc hiện tượng; nó là một nguyên lý siêu hình, nghệ thuật đường phố, một sự thay thế hành vi của con người, một cách nhìn thế giới, một tập thể ý thức. Cuối cùng chúng ta phải thoát khỏi những định nghĩa Hip-hop ngày thường như âm nhạc hay nhảy nhót và đi vào ý thức của nghệ thuật này, nó không chỉ là một bộ môn giải trí, nó là nghệ thuật” Qua đó chúng ta có thể thấy, nghệ thuật Hip-hop không đơn thuần là một bộ môn giải trí, nó một nền nghệ thuật gắn liền với con người, nó có giá trị nghệ thuật và được công nhận.

Ở Việt Nam, Hip-hop còn khá “trẻ” vì thế hầu như rất ít người viết về nó, tuy nhiên ít chứ không hẳn là không có. Tổ chức Duncare Magazine chia sẻ về Hip-hop Việt như sau: “Nghệ thuật bản thân nó không có giới hạn, Hip-hop cũng vậy, du nhập sang Việt Nam và còn khá mới mẻ lạ lẫm, đôi lúc đối mặt với cái nhìn kỳ thị, bất công, hiểu lầm và bao nhiêu rào cản khác. Tận sâu bên trong Hip- hop là những cá nhân, tập thể đang không ngừng nổ lực từng ngày để Hip-hop được biết đến, được công nhận và đánh giá một cách công bằng nhất song song với những dòng nhạc khác và tương lai không xa Hip-hop sẽ tìm được chỗ đứng trong lòng nghệ thuật Việt Nam.” [TLTK – 3]. Hip-hop đối với Việt Nam còn khá mới mẻ tuy nhiên với những điều nó đang làm được, những ích lợi và giá trị tinh thần nó mang đến đang dần khiến xã hội công nhận Hip-hop Việt Nam trở thành một môn nghệ thuật chính thống.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu văn bản:

1. RZA (2008), “The Tao Of Wu”, Nxb New York Times. 2. Krs One (2009), Gospel Of Hip-hop, Nxb powerHouse Book. 3. Nhiều tác giả, (2015), DUNCARE-issue 1

4. UNESCO (2009). Chương 2: Các khái niệm và cơ cấu. Khung thống kê văn hóa UNESCO 2009.

5. Nguyễn Minh Ca (2017), Mỹ Học Đại Cương, Đại học Tây Đô. 13. Krs One (2009), Gospel Of Hip-hop, PowerHouse Book

Tài liệu internet:

6. Datmaniac (2020), “Coming Home”

Link: https://www.youtube.com/watch?v=EkDN7TqOG2c 7. Ice Cube (2017), “Good Cop, Bad Cop”

Link: https://www.youtube.com/watch?v=SSKRLZSzCXA 8. Tupac (2011), “Changes” Link: https://www.youtube.com/watch?v=eXvBjCO19QY 9. Việt Dragon (2014) “1008” Link: https://www.youtube.com/watch?v=cGmpo5Ye7PM 10. B Ray (2018) “Song sắt” Link: https://youtu.be/PqcgYJRHzOA 11. Lucas Joyner (2017), “I’m Not Racist”

Link: https://www.youtube.com/watch?v=43gm3CJePn0 12. Táo, (2020), “Cả Nhà Cô Đơn”

59

PHỤ LỤC

1. Một buổi biểu diễn âm nhạc Hip-hop

60

3. Rapper Datmaniac tham dự MTV Raps tại Malaysia

61

5. DJ Hip-hop Việt Nam

62 7. Bboy quốc tế

63

Một phần của tài liệu Văn hóa hip hop tại việt nam (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)