Âm nhạc là vũ khí đấu tranh

Một phần của tài liệu Văn hóa hip hop tại việt nam (Trang 25 - 30)

Âm nhạc của Hip-hop là bản giao hưởng của công lý. Hip-hop sinh ra giữa dòng luân lý bất công, là sản phẩm tinh thần và phục vụ cho nhu cầu đấu tranh của người da màu, âm nhạc đó được biết đến với cái tên phổ biến là Rap. Đây là thể loại âm nhạc đường phố, cũng giống như các loại nhạc khác, nhạc rap được hình thành bởi 3 yếu tố chính: lyrics (lời bài hát), flow (âm điệu) và beat (nhạc nền). Ở những năm 90 của thế kỷ trước, nhạc rap chính là tiếng nói của những người dân da màu tại những khu ổ chuột ở Mỹ, người da đen từ lâu vốn bị xem là những thành phần “mạc hạng” của xã hội, bị áp bức tàn nhẫn bởi nạn phân biệt chủng tộc gay gắt ở Mỹ cũng như những nơi có người da trắng sinh sống. Thêm vào đó, họ là những con người “thấp cổ bé họng”, luôn bị những ánh nhìn khinh

20

miệt hướng vào, chính điều này đã dẫn đến những uất nghẹn chất chứa trong lòng những người da màu để rồi khi âm nhạc của Hip-hop xuất hiện, nó trở thành một thứ vũ khí đặc biệt mà người da màu sở hữu.

Trong những năm đầu tiên, âm nhạc của Hip-hop tập trung khai thác tối đa những vấn đề xoay quanh cuộc sống của những người dân da màu trong các khu ổ chuột. Chủ đề được họ tập trung nhiều và muốn làm nhất trong thời điểm đó chính là cảnh sát. Cảnh sát là vấn đề cực kỳ lớn đối với người da đen, khi chế độ phân biệt chủng tộc còn đang thống trị tại Hoa Kỳ, người ta thường xuyên nhìn thấy những vụ việc mà người da đen bị đối xử cực kỳ bất công, chưa dùng lại ở đó có những khu vực bị cấm và chỉ dành riêng cho sắc tộc trắng. Chính những điều này đã khiến cho hình ảnh của cảnh sát da trắng dần trở nên xấu xa trong mắt của những người da đen, họ căm ghét cảnh sát, bởi lẽ họ biết trắng, những người mặc sắc phục kia không phải là người giữ công lý cho mình. Từ đây làn sóng phản đối cảnh sát trở nên gay gắt hơn bao giờ hết và Hip-hop đã làm đúng theo nhiệm vụ của nó, phản ánh cái hiện thực nghiệt ngã đang diễn ra, cảnh sát lại mang công lý về một bên, tất nhiên không phải cho họ.

Trong tác phẩm “Good cop, bad cop”, Ice Cube đã viết:

“Bad cop asking you to lie in court Send another young brother up north Send another young sister off course”

While these mothafucka chills on the golf course” [TLTK - 7]

Tạm dịch:

“Cảnh sát lại nói dối trước tòa Khiến cậu bé chịu oan phải vào tù Làm cô gái da đen hàm oan trong ngục Trong khi đó các người thì bình thản chơi golf”

Những câu từ đơn giản nhưng ẩn chứa nhiều uất hận, nhưng cảnh sát đã làm điều gì tệ hại như vậy. Phong trào tố cáo cảnh sát nổ ra mạnh lẽ, những lời bài hát công kích trực diện vào những việc làm tiêu cực của cảnh sát như: bao che tội phạm, vu oan hay thậm chí là giết người vô cớ… những điều này xảy ra với người

21

da đen mỗi ngày, trên những con phố, khu ổ chuột, cảnh sát tự cho mình những đặc quyền tối cao, sẵn sàng giết chết một người nếu họ có lý do chính đáng. Không

chỉ “Good cop, bad cop” nói lên mặt trái của cảnh sát, vua Hip-hop Tupac cũng

có một tác phẩm để đời nói về chủ đề này, đó chính là Changes.

“Cops give a damn about a negro Pull the trigger kill nigga he’s a hero And although it seems heaven sent We aint ready, to see a black Pressident

It a secret don’t conceal the fact. The penitentiary’s packed, and it’s fill

with black” [TLTK - 8]

Tạm dịch

“Cảnh sát xem thường người da đen, nổ súng và giết chết người bạn tôi nhưng hắn lại trở thành người hùng.

Dù là điều không tưởng nhưng chúng vẫn không cho cơ hội để có một vị tổng thống da màu

Giống như một bí mật bị che giấu, trong nhà tù, hầu hết là người da đen “

Tupac được biết đến rộng rãi trong giới Hip-hop, ông được những người trong giới tôn lên làm ông vua của Hip-hop bởi những cống hiến vĩ đại của mình, Tupac cũng là một trong những người đầu tiên đứng lên tố cáo cảnh sát hành xử bất công với người da màu. Trong tác phẩm của mình Tupac có nhắc tới nhà tù và một điều kinh khủng được tiết lộ rằng 80% những tù nhân trong ngục đều là da đen, chi tiết này đã chứng minh cho toàn bộ những gì mà các nghệ sĩ Hip-hop làm là đúng, người da đen đang bị áp bức một cách khủng khiếp, họ đã làm những gì để cả trại ngục đen tối nay u uất hơn với màu da của những người gốc Phi. Thêm vào đó, với nạn phân biệt chủng tộc, người da trắng tất nhiên không bao giờ để một vị tổng thống da màu cai trị Hoa Kỳ được, chính vì thế họ làm mọi cách để biến toàn bộ quyền hành vào tay người có màu da “tối thượng” để có thể tự do.

Vấn đề này không chỉ tồn tại ở quá khứ, nó là vấn đề đáng báo động tại Mỹ ngay lúc này. Năm vừa qua, cộng đồng người da màu nước Mỹ đang dậy sóng sau khi một người đàn ông da màu bị giết bởi một cảnh sát Minneapolis. Trong lúc làm nhiệm vụ, những cảnh sát này đã giết chết một người đàn ông bằng cách

22

đè lên cổ khiến cho người da đen này chết vì ngạt thở. Cái chết của người đàn ông này đã dấy lên làn sống biểu tình vì nhân quyền và lên án cảnh sát ở Mỹ, nạn nhân là anh George Floyd đến từ tiểu bang Houston nước Mỹ, sự việc xảy ra vào ngày 27/05/2021, khi người bán hàng ở Minneapolis nghi ngờ anh dùng tiền giả và gọi cảnh sát đến để điều tra, ngay lập tức 4 cảnh sát Derek Chauvin, Thomas Lane, Tou Thao và J. Alexander Kueng đã có mặt và thực hiện trấn áp ngay khi chưa tra hỏi. Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội tường thuật lại sự việc, một cảnh sát dùng gối đè cổ một người đàn ông xuống đường cho mặc người này van xin, hai viên cảnh sát khác giữ tay và chân khiến George gần như bất động, cổ bị bóp nghẹt vì lực của đầu gối đè lên, mặc cho những lời cầu xin từ người bị hại cũng như đám đông. Những người xung quanh cố la hét, chửi bới hòng để cảnh sát nới lỏng áp lực cũng như dừng hành động giết người đó lại. Anh ta cố gào lên: "Tôi không thể thở được", "Đừng giết tôi". 10 phút bị “trấn áp” George bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngay trên băng ca. Sau đó, sở cảnh sát Minneapolis thông báo nạn nhân đã tử vong sau một "tai nạn y tế". Cái chết của George như giọt nước tràn ly khiến cho làn sóng biểu tình của những người da màu, những người đấu tranh cho nhân quyền ở Hoa Kỳ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đã có nhiều cuộc bạo động xảy ra trên khắp nước Mỹ. Câu van xin của chàng trai xấu số trước khi chết được lan rộng trên mạng xã hội “I

can’t breathe”(“Tôi không thở được”), nó trở thành thông điệp, của những dãy

băng rôn biểu tình. Cảnh sát đã phải sử dụng bình xịt hơi cay, gậy gộc và bom khói để trấn áp làn sóng biểu tình nhưng không có quá nhiều tác dụng. Điều này là minh chứng cho nạn phân biệt chủng tộc vẫn chưa hề biến mất tại Mỹ, nó vẫn âm thầm diễn ra chính điều đó đã tạo nên nhiều vụ án tương tự như thế. Những người yêu hòa bình, yêu nhân quyền họ đã đứng lên tạo thành một cuộc bạo loạn ở khắp nơi trên nước Mỹ mặc cho đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời điểm đó.

Không chỉ chủ đề cảnh sát, vấn đề nhân quyền cũng là một góc tối mà Hip- hop cũng muốn khai thác triệt để, vì nhân quyền ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ vốn không dành cho người da màu. Vấn đề nhân quyền cho tới thời điểm hiện tại vẫn còn là

23

một vết nhơ của xã hội Mỹ, phân biệt chủng tộc tác động mạnh mẽ đến quyền lợi và nhân quyền của người dân da màu, họ phải sống trong một xã hội chưa bao giờ xem trọng những người mang sắc tố đen. Thêm vào đó, cuộc sống cơ cực, thiếu điều kiện sinh hoạt cũng là chủ để được khai thác trong những tác phẩm của Hip- hop. Những đứa trẻ lớn lên trong những khu ổ chuột, mang tư duy cực đoan về cuộc sống được khắc họa chân thực trong những sản phẩm Hip-hop.

Với âm nhạc Hip-hop nó chính là thứ vũ khí đặc trưng của những người da đen, là nòng pháo công kích nhắm thẳng vào những hiện thực xã hội đang tồn tại nhởn nhơ, là những lời uất hận của những người sinh ra mang trên mình màu da đen. Tố cáo một xã hội đen tối với nạn phân biệt chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Hip-hop xuất hiện như tấm gương phản chiếu, phơi bày toàn bộ những gì xấu xa nhất, mang lại giá trị tinh thần tuyệt vời cho người da màu lúc này. Âm nhạc Hip-hop xuất hiện để đấu tranh cho số phận người da màu sống trong chế độ phân biệt chủng tộc của nước Mỹ thập niên 90, đấu tranh cho tự do, cho sự bình đẳng và quyền con người. Dù là sắc tộc nào đều là con người, cùng là loài động vật tiến hóa ở bậc tối thượng vì thế không có lý do gì mà da trắng lại có quyền phân biệt da màu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghệ thuật Hip-hop chính là công cụ đấu tranh giai cấp. Nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, góc nhìn của người đọc người nghe, nó đưa con người đến với những góc nhìn mới, những vấn đề mà họ quan tâm. Đánh mạnh vào cảm xúc con người chủ yếu là thỏa mãn những ức chế, bức bối mà họ phải gánh chịu, thêm vào đó là nói lên những suy nghĩ và hướng giải quyết vấn đề theo cách vẹn toàn, đó là những người người nghe, người đọc muốn đón nhận từ nghệ thuật này. Trong Mỹ học đại cương của Ths. Nguyễn Minh Ca có viết “Trong khi phản ánh những thế giới đời sống khác nhau, bao giờ tác giả cũng bộc lộ sự đánh giá của mình đối với hiện thực. Người ta có thể nhận ra thái độ chủ quan này thông qua việc nghệ sĩ chú ý tô đậm, khắc sâu, làm nổi bật những tính cách, phương diện

mà anh ta cho là quan trọng, là chủ yếu và bức xúc của đời sống. “[TLTK - 5]

Từ đây chúng ta có thể rút ra kết luận, nghệ thuật Hip-hop tác động trực tiếp tới người cảm thụ thông qua những đánh giá chủ quan của tác giả, mặc dù là chủ

24

quan nhưng nó cũng dựa trên những ý kiến, cảm xúc, đánh giá của đa số. Tất cả những phương diện xã hội được nghệ thuật Hip-hop khắc họa chân thực chính vì điều đó đã tác động đến người đọc, người xem, với làn sóng đấu tranh cho giai cấp nó hiển nhiên trở thành một vũ khí đấu tranh dành cho người da màu.

Một phần của tài liệu Văn hóa hip hop tại việt nam (Trang 25 - 30)