Đặc điểm của công chức hành chính Nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn (Trang 43 - 45)

Trong bộ máy quản lý Nhà nước, ngoài những đặc điểm chung của công chức, do đặc thù nghề nghiệp đội ngũ công chức cấp tỉnh có những đặc trưng riêng.

Một là, là chủ thể của nền công vụ: Đội ngũ CCHC Nhà nước cấp tỉnh là những người có vị trí trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, có chức năng thực thi pháp luật và thi hành công vụ nhằm phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội. Đội ngũ công chức cấp tỉnh là hạt nhân cơ bản của nền công vụ, là chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể và cũng chính là yếu tố đảm bảo cho nền công vụ hoạt động, vận hành có hiệu lực, hiệu quả.

Đội ngũ công chức cấp tỉnh hoạt động trong hệ thống quản lý thống nhất của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quy định của nhà nước.

Đội ngũ công chức cấp tỉnh là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước đến mỗi tỉnh, mỗi đơn vị cấp tỉnh, là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ công chức cấp tỉnh là đội ngũ chủ yếu trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức quản lý Nhà nước và kiểm tra. Điều này thể hiện rõ ở việc quản lý kinh tế vĩ mô. Bởi vì, toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoạt động trong môi trường, thể chế, định hướng nào đều là do công chức hoạch định và đội ngũ này là những người trực tiếp tạo môi trường, điều kiện về sử dụng công cụ kinh tế, thực lực kinh tế để tác động, quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cán

bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh cũng là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Thông qua đội ngũ này, Nhà nước ta đánh giá được tính đúng đắn của đường lối, chính sách, kịp thời phát hiện được những thiếu sót của bản thân chính sách và những nhu cầu mới phát sinh từ thực tế khách quan để bổ sung và hoàn thiện chính sách. Thực tế cho thấy, những yếu tố bất hợp lý không được khắc phục đã trở thành nguyên nhân bao trùm gây nên tình trạng kinh tế - xã hội trì trệ, lạc hậu ở các xã thuộc khu vực miền núi. Với vai trò là cầu nối; và đây cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức cấp tỉnh nhằm từng bước khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách Nhà nước; đưa các tỉnh thành phố theo hướng đổi mới chung của cả nước.

Hai là, đội ngũ CCHC cấp tỉnh là những người làm việc trong bộ máy quản

lý ở địa phương – cấp tỉnh, vừa thực hiện chức năng quản lý theo ngành vừa chịu sự quản lý của địa phương.

Công chức là những người được tuyển vào đội ngũ chính quyền các cấp của địa phương, với đầy đủ năng lực và phẩm chất phù hợp để thực hiện những công việc được giao thông qua cơ chế tuyển dụng công chức của Nhà nước và của riêng mỗi địa phương. Mỗi công chức của một ngành đại diện cho nhà nước, cho bộ ngành chủ quản tham gia vào việc quản lý để thực hiện những yêu cầu, kế hoạch của ngành giao cho nhằm đưa địa phương đó, tỉnh đó vận động theo đúng đường lối và chính sách mà nhà nước đã định ra. Họ là những cá nhân đại diện cho nhà nước, có bộ ngành chủ quản thực hiện việc quản lý tại địa phương. Đồng thời họ lại sinh sống và làm việc tại địa phương đó, tỉnh đó, nên bản thân cũng chịu sự quản lý của chính quyền tỉnh, địa phương đó, của những cơ quan ban ngành khác của địa phương đó.

Công chức hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Công chức nói chung có vai trò rất quan trọng, công chức cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật một phần được quyết định bởi sự triển khai ở cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gắn với quần chúng.

Cơ sở tỉnh, huyện, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ công chức cấp tỉnh, huyện, thị trấn.

Ba là: Chất lượng đội ngũ công chức cấp tỉnh không đồng đều giữa các tỉnh

là do điều kiện lịch sử, tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội quy định.

Mỗi tỉnh thành có vị trí địa lý, những điều kiện về địa lý, về trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, do đó đội ngũ công chức tại các tỉnh cũng có sự khác biệt nhau về trình độ. Đặc biệt ở các tỉnh gặp nhiều khó khăn, có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thuần túy, tự túc tự cấp, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất, tỷ lệ đói nghèo cao, sống chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Sự nghèo nàn lạc hậu tạo nên trình độ dân trí thấp. Đây là bài toán khó trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cũng như khả năng tiếp thu những tri thức mới về khoa học quản lý để áp dụng trong quá trình quản lý điều hành. Điều này gây ra sự khác biệt lớn trong chất lượng đội ngũ công chức cấp tỉnh.

Tóm lại, CCHC Nhà nước cấp tỉnh có đặc điểm coi như là loại lao động trí tuệ phức tạp trong hệ thống QLNN. Vì trong quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có đặc thù riêng nên đòi hỏi công chức ở ngành, lĩnh vực đó phải có trình độ chuyên môn về ngành, lĩnh vực

đó thì mới thực thi tốt nghiệm vụ, công vụ được giao. Còn có thể nói, CCHC Nhà nước cấp tỉnh có đặc điểm khác với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)