• Nhận thức và quán triệt yêu cầu chủ trương, quan điểm của Trung ương, của cấp trên về nâng cao năng lực CCHC Nhà nước ở Thủđô Viêng Chăn còn hạn chế.
Trong các giai đoạn cách mạng ở CHDCND Lào, một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước là công tác cán bộ. Nhận rõ tính chất quyết định của cán bộ trong mọi quá trình hoạt động của Nhà nước, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào luôn coi công tác cán bộ là nhiệm vụ chiến lược: “Cán bộ là người quyết định thành công hay thất bại của công việc, lại vừa là vốn liếng rất quý giá của Đảng và đất nước” [8, tr 57]. Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào đã được bắt đầu từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng đến nay đội ngũ công chức còn bộc lộ những bất cập, còn thiếu nhiều cán bộ khoa học và quản lý có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, được đào tạo có hệ thống theo cơ chế quản lý mới trên các lĩnh vực.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã củng cố sự lãnh đạo và quản lý của Đảng đối với công chức theo các tiêu chuẩn mới; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Năm 2005 đã tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ trong toàn quốc. Việc đánh giá tuy chưa thật chính xác, nhưng về cơ bản có thể nắm được chất lượng của công chức.
Đi đôi với việc củng cố tổ chức bộ máy, Đảng NDCM Lào cũng đã bố trí, sắp xếp lại cán bộ thích hợp; quy định cơ cấu ban chấp hành đảng bộ các cấp phù hợp với nhiệm vụ trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế tự nhiên sang kinh tế thị
trường, giải quyết tình trạng đói nghèo của nhân dân, đưa đất nước tiến lên theo hướng CNH, HĐH.
Trong giai đoạn mới này, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 2006 khẳng định “phải làm cho cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trẻ và trung thực với Nhà nước và nhân dân”, đáp ứng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Theo đó, tiếp tục quy định cụ thể tiêu chuẩn cán bộ từng cấp, đánh giá, chọn lọc cán bộ một cách khách quan, hoàn thiện chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm sự công bằng và khuyến khích cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, có năng khiếu; thực hiện chế độ chuyển tiếp cán bộ lãnh đạo phù hợp với thực tiễn; tiếp tục phát huy cán bộ nữ và cán bộ các bộ tộc.
Toàn quốc hiện có 152.324 công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, trong đó 68.702 nữ, trong đó cấp Trung ương 25.735 nữ 10.647, cấp địa
phương 126.589 nữ 58.036. Đội ngũ công chức bộ cấp tỉnh ở CHDCND Lào hiện
nay đại đa số là người dân tộc. Số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh từ phó ban, ngành, đoàn thể trở lên đã dần được trẻ hoá. Ngược lại, số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện, thị tuổi khá cao.
Bảng 2.20: Số lượng công chức hành chính Nhà nước CHDCND Lào năm 2013
Đơn vị: người
Công chức Cả nước 2013 Cấp TW Cấp địa phương
Nam 83.641 15.088 68.553
Nữ 68.702 10.647 58.036
Tổng cộng 152.324 25.735 126.589
Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào- Báo cáo số lượng CCHC Nhà nước.
Trong 5 năm qua các tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng được 61 người đạt trình độ tiến sỹ, 4.049 thạc sỹ, 19.621 đại học, 22.939 cao đẳng, 672 trung cấp, 7917 sơ cấp. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy trình độ cán bộ nhìn chung còn thấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa cân đối giữa các cấp và các ngành học. Số cán bộ có triển vọng phát triển nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng cả nước chiếm 50%. Đây
chính sách đào tạo hiện hành và chế độ đánh giá,đãi ngộ cán bộ, công chức không rõ ràng khiến cho học viên không đi học nhằm “nâng cao năng lực’ mà chủ yếu để chuẩn hóa bằng cấp, được nâng ngạch, tăng lương. Vì vậy, muốn áp dụng khung năng lực trong đào tạo, cần có sự thay đổi căn bản trong chính sách đào tạo và chính sách đãi ngộ…
3.4.2. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nguồn công chức hành chính Nhà nước
Tuyển chọn công chức là một trong nội dung quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ công chức hiện tại cũng như tương lai. Kết quả của tuyển chọn CCHC Nhà nước phụ thuộc vào quy trình và việc tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn.
Công tác tuyển dụng CCHC Nhà nước cần đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn được người giỏi hơn vào làm việc trong các cơ quan nhà nước. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC Nhà nước ở từng cơ quan, đơn vị cũng như ở các ngành và địa phương.
Đội ngũ CCHC Nhà nước được chú ý tuyển dụng thông qua thi tuyển, bổ nhiệm, bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên, dù tuyển chọn công chức bằng bất kỳ hình thức nào thì việc tuyển chọn công chức cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, tuyển chọn công chức phải lấy yêu cầu của công việc để chọn người.
Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyển chọn công chức đó là phải đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuyển chọn phải đảm bảo được tính vô tư, khách quan và chính xác, lựa chọn được những người đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định của bộ máy hành chính nhà nước. Để thực hiện được điều này tuyển chọn lao động cho bộ máy nhà nước phải được thực hiện trên các cơ sở khoa học như: xác định nhu cầu về nhân lực, phân tích công việc, các tiêu chuẩn chức danh để tiến hành tuyển chọn ...vv.
Hai là, tuyển chọn công chức phải tuân thủ những quy định của Nhà nước, phù hợp với định hướng lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ. Bởi vì công tác cán bộ là khâu then chốt trong xây dựng Đảng; Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, cho nên
việc tuyển chọn công chức phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở quy định quản lý chung của Nhà nước nhưng phải quán triệt được chủ trương và tinh thần lãnh đạo của Đảng về công chức trong từng thời kỳ.
Ba là, tuyển chọn công chức cho các cơ quan hành chính Nhà nước phải đảm
bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống về phương pháp, cách thức tiến hành tuyển chọn công chức. Đây là đặc thù riêng có của tuyển chọn nhân lực trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi phải có cơ quan tập trung thống nhất quản lý về công tác tuyển chọn công chức.
Để có được đội ngũ công chức có chất lượng cao thì việc tuyển chọn công chức phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Trước hết, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về tuyển chọn công chức. Vì đó là cơ sở cho việc thực thi nhiệm vụ tuyển chọn công vụ và hạn chế tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển chọn. Các qui định về tuyển chọn cần tập trung vào các vấn đề sau:
* Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn
Quy định rõ những biện pháp kiên quyết để việc thi tuyển công chức được công khai hóa về chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn người cần tuyển và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có như vậy việc tuyển chọn công chức mới thực sự có ý nghĩa.
Các tiêu chuẩn tuyển chọn phải xuất phát trên cơ sở những tiêu chuẩn đã được xây dựng trong bản tiêu chuẩn chức danh.
Chỉ tiêu tuyển chọn phải bám sát nhu cầu thực tế của tổ chức, phải xuất phát từ nhu cầu nhân lực của tổ chức và công tác quy hoạch công chức.
Tiêu chuẩn, đối tượng tuyển chọn phải bám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán bộ đó là phải trẻ hóa đội ngũ công chức, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước.
Trong tuyển chọn phải đảm bảo tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả ứng cử viên đồng khả năng có mong muốn và có đủ điều kiện trở thành công chức đều được thể hiện khả năng của mình.
* Xây dựng quy trình tuyển chọn khoa học và phù hợp với thực tiễn
Quy trình tuyển chọn bao gồm các bước và các phương pháp được sử dụng để đánh giá sự phù hợp giữa công việc và đối tượng dự tuyển, công khai đối với tất cả ứng cử viên, chuẩn hóa quy trình đối với từng vị trí công việc. Cụ thể gồm các bước công việc: Thành lập Hội đồng thi tuyển; công bố chỉ tiêu, yêu cầu đối với các chức danh cần tuyển; tổ chức thi tuyển; bố trí công chức trúng tuyển thực hiện tập sự; đánh giá kết quả tập sự và đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận là công chức hành chính Nhà nước.
Đối với những người được tuyển làm công chức hoặc đối với những công chức muốn nâng ngạch hoặc chuyển sang ngạch công chức khác đều phải qua thi tuyển công khai, bình đẳng. Cần phải lập Hội đồng thi tuyển quốc gia và các Hội đồng thi tuyển của ngành, địa phương. Nhiệm vụ, chức năng, quy chế làm việc của các hội đồng thi tuyển cần được đưa ra rõ ràng, công khai để đảm bảo việc thi tuyển được tiến hành một cách khoa học, chuẩn xác, khách quan và công bằng.
Khi công chức trúng tuyển qua kỳ thi tuyển, thời gian tập sự là rất cần thiết để công chức làm quen với công việc mới. Do vậy, cần có quy chế thống nhất về thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự, đánh giá kết quả của thời gian tập sự. Thi tuyển và tập sự là hai quá trình đều có ý nghĩa quyết định để nhận hay không nhận người vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.
* Đảm bảo tuyển được “nhân tài” bổ sung cho đội ngũ CCHC Nhà nước Quy trình tuyển chọn nhân lực phải chú ý tới việc tuyển dụng được “nhân tài” cho đội ngũ CCHC Nhà nước. Cần có quy trình, cơ chế chính sách cho việc thu hút những người “giỏi” tham gia tuyển vào cơ quan hành chính Nhà nước. Đi liền với việc tuyển “nhân tài” là việc sử dụng nhân tài và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người được coi là “giỏi” là “nhân tài” của đất nước.
3.4.3. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước tại Thủ đô Viêng Chăn Thủ đô Viêng Chăn
Hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng suy cho cung được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác
của đội ngũ CCHC Nhà nước. Đến lượt mình, phẩm chất của đội ngũ CCHC ngoài khả năng và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. Trong điều kiện đội ngũ CCHC ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay đa số được đào tạo trong thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội, việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CCHC là vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thiết thực. Sau gần 30 năm đổi mới, sức mạnh tổng thẻ nói chung và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của Lào nói riêng đã được nâng lên một cách đáng kể, đến Lào đã gia nhập WTO thì vấn đề dặt ra là CCHC nói riêng và nguồn lực nói chung đang thiếu về độ ngũ CCHC và bất cập về trình độ, năng lực trước yêu cầu đòi hỏi khách quan đặt ra.
Nhiệm vụ đặt ra cho công việc đào tạo, bồi dưỡng CCHC đến 2020 là đảm bảo đội ngũ CCHC Thủ đô Viêng Chăn đạt trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách và tổ chức, điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể: Tóm lại có thể phân thành ba mục tiêu cơ bán là:
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh CCHC dã được quy định.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đối và đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của tổ chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC Nhà nước một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng các mặt còn yếu như kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước, tin học, ngoại ngữ. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; giảm thời lượng học lý thuyết, tăng thời lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành, quy trình giải quyết các công việc, các tình huống phát sinh trong thực tiễn gắn với từng vị trí, chức danh cụ thể. Coi trọng việc bồi dưỡng, giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng nền văn hóa công sở lành mạnh,... nâng cao tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ CCHC Nhà nước.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC theo hướng hiệu quả thiết thực. Có 4 nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách: 1- Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo – Lập kế hoạch đào tạo – Tổ chức đào tạo – Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ. 2- Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, phát triển giáo viên kiêm chức giỏi chuyên môn, thành thạo về phương pháp đào tạo. Tập trung xây dựng những nhóm giáo viên giỏi có chuyên môn sâu đạt trình độ khu vực và quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm, không đào tạo dàn trải. 3- Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CCHC ngang tầm khu vực, có đủ các điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4- Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đi trước một bước. Các chính sách cần phải “mở” để đào tạo, bồi dưỡng không bị hạn chế bởi các quy định rườm rà trong thực hiện đổi mới phương pháp, đổi mới nội dung chương trình và khuyến khích giáo viên sáng tạo trong đào tạo. Muốn đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả chúng ta phải có công tác đánh giá hiệu quả đào tạo tốt, phải biết hiệu quả của đồng tiền chúng ta đã bỏ ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
3.4.3.1. Nội dung đào tạo
chính sách của Đảng và Nhà nước;