Thủ đô Viêng Chăn
Hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng suy cho cung được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác
của đội ngũ CCHC Nhà nước. Đến lượt mình, phẩm chất của đội ngũ CCHC ngoài khả năng và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. Trong điều kiện đội ngũ CCHC ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay đa số được đào tạo trong thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội, việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CCHC là vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thiết thực. Sau gần 30 năm đổi mới, sức mạnh tổng thẻ nói chung và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của Lào nói riêng đã được nâng lên một cách đáng kể, đến Lào đã gia nhập WTO thì vấn đề dặt ra là CCHC nói riêng và nguồn lực nói chung đang thiếu về độ ngũ CCHC và bất cập về trình độ, năng lực trước yêu cầu đòi hỏi khách quan đặt ra.
Nhiệm vụ đặt ra cho công việc đào tạo, bồi dưỡng CCHC đến 2020 là đảm bảo đội ngũ CCHC Thủ đô Viêng Chăn đạt trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách và tổ chức, điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể: Tóm lại có thể phân thành ba mục tiêu cơ bán là:
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh CCHC dã được quy định.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đối và đáp ứng những nhu cầu trong tương lai của tổ chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CCHC Nhà nước một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng các mặt còn yếu như kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước, tin học, ngoại ngữ. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; giảm thời lượng học lý thuyết, tăng thời lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành, quy trình giải quyết các công việc, các tình huống phát sinh trong thực tiễn gắn với từng vị trí, chức danh cụ thể. Coi trọng việc bồi dưỡng, giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng nền văn hóa công sở lành mạnh,... nâng cao tính chuyên nghiệp hóa của đội ngũ CCHC Nhà nước.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC theo hướng hiệu quả thiết thực. Có 4 nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách: 1- Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo – Lập kế hoạch đào tạo – Tổ chức đào tạo – Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc, chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ. 2- Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, phát triển giáo viên kiêm chức giỏi chuyên môn, thành thạo về phương pháp đào tạo. Tập trung xây dựng những nhóm giáo viên giỏi có chuyên môn sâu đạt trình độ khu vực và quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm trọng điểm, không đào tạo dàn trải. 3- Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CCHC ngang tầm khu vực, có đủ các điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4- Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đi trước một bước. Các chính sách cần phải “mở” để đào tạo, bồi dưỡng không bị hạn chế bởi các quy định rườm rà trong thực hiện đổi mới phương pháp, đổi mới nội dung chương trình và khuyến khích giáo viên sáng tạo trong đào tạo. Muốn đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả chúng ta phải có công tác đánh giá hiệu quả đào tạo tốt, phải biết hiệu quả của đồng tiền chúng ta đã bỏ ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
3.4.3.1. Nội dung đào tạo
chính sách của Đảng và Nhà nước;
o Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước,
o Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường;
o Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;
o Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức Nhà nước; o Trang bị kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học;
Đối với cán bộ chính quyền cấp xã, phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính. Trong giai đoạn 2015-2020 đào tạo, bồi dưỡng CCHC Nhà nước tập trung vào các nội dung sau:
o Đào tạo tiền công vụ: Những người sau khi trúng tuyển công chức, trước khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức cụ thể, nhất thiết phải được qua lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước.
o Đào tạo trình độ đại học theo yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, bậc cho CCHC nam dưới 45 và nữ dưới 40.
o Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tạo nguồn, để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành (chuyên viên cao cấp) về các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, để có trình độ và năng lực tham mưu trong việc xây dựng chủ trương, chính sách lớn, chiến lược về kinh tế xã hội của ngành, các đề án tổng hợp kinh tế xã hội của địa phương. Tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ CCHC Nhà nước các cấp.
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với CCHC như hiện nay, căn cứ vào đặc điểm học tập của đối tượng là CCHC, xác định nội dung trong công tác đào tạo:
- Đào tạo, bồi dưỡng về hành chính nhà nước (hay còn gọi là hành chính công), đây là yêu ccầu cơ bản và bắt buộc đối với mọi CCHC Nhà nước, nhằm tạo ra một hệ thống công vụ thích hợp, làm cơ sở cho việc CCHC Nhà nước tăng nhanh khả năng thích ứng đối với cơ chế mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước cho một nền kinh tế chuyển đổi, cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về khinh tế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường cho CCHC hành chính nói riêng để họ làm việc trong môi trường nền kinh tế nhiều thành phần, vân hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho mục tiêu phát triển, đay là lĩnh vực có yêu cầu cao hơn để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn caovà sâu nhằm tăng cường khả năng thiết kế các hệ thống, hoạch định các chính sách kinh tế xã hội, nâng cao năng lực phân tích, quản lý và thực thi chính sách, các chương trình dự án phát triển.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, đây là lĩnh vực rộng lớn có liên quan tới nhiều đối tượng CCHC, bao gồm nhiều nội dung đào tạo như ngoại ngư, tin học, phương pháp quản lý mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho mục tiêu quản lý nguồn nhân lực, đây là nội dung quan trọng, lâu dài bao gồm các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ CCHC hành chính, giải quyết việc nâng bậc, nâng ngạch, khắc phục tình trạng không đủ các tiêu chuẩn đã được nhà nước quy định đối với từng ngạch công chức hay tiêu chuẩn của từng loại chức danh cho cán bộ quản lý, thường xuyên bổ xung nguồn nhân lực mới nhất là đối với loại công chức dự bị. CCHC trước khi được bổ nhiệm vào vị trí chức vu mới đều phải được đào tạo nhưng vấn đề cơ bản về công chức, công vụ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC là hoạt động nhằm nâng cao năng lực của đối tượng này, đó là kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ và định hướng giá trị. Tuy nhiên những yếu tố thường có được qua đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là kiến thức và kỹ năng, ngoài ra người học còn có thể đựợc cung cấp kinh nghiệm, được đào tạo về chính trị, đạo đức, tác phong và thái độ làm việc. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào: cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế, về nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức về quản lý, về chuyên môn ngoại ngữ, tin học, mà các bộ chưa có, chưa đủ hoặc chưa cập nhật được kiến thức mới.
Những liến thức đó cần được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng về trình độ, vị trí công tác, về yêu cầu công việc, tránh tình trạng nội dung quá nặng về lý luận, liều lượng chưa thích hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo.
Rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc, đây là nội dung đào tạo, bồi dưỡng thiết thực và thông dụng nhất cho CCHC nhằm bổ xung những thiếu hụt. Tùy phân tích nhu cầu mà có thể đào tạo lại hoặc đào tạo mới để bắt kịp với công việc và sự thay đổi và đòi hỏi của công việc trong bộ máy. trao đổi những kinh nghiệm trong công việc chuyên môn, trong tổ chức điều hành cho học viên tiếp cận với kinh nghiệm, phương pháp hiện đại của nước nước ngoài. Đào tạo tổng hợp nhiều chức năng, nội dung đào tạo liên quan đến việc trang bị cho cán bộ khả năng thực hiện nhiều công việc trong các tổ chức và nhiều cơ quan khác nhau, nhằm đáp ứng hướng thay đổi hiện nay là nhân lực cần phải thành thạo và linh hoạt nhiều hơn chỉ là chuyên môn hoá ở một lĩnh vực cụ thể. Đào tạo hoạt động theo nhóm, nội dung đào tạo tập trung cho học viên là làm thế nào để làm việc theo nhóm có hiệu quả nhất, bao gồm đào tạo các kỹ năng thông tin, tăng cường sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm, đảm bảo sự hòa hợp giữa các mục tiêu cá nhân.
3.4.3.2. Hình thức đào tạo
Để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng CCHC trước hết phải coi đào tạo, bồi dưỡng CCHC là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hóa và nâng cao năng lực trình độ của CCHC. xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể. Từ kế hoạch này, từng khu vực, từng cấp, từng ngành xây dựng kế hoạch cụ thể phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ cách mạng với quy hoạch sử dụng CCHC, đồng thời cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng thiết thực đáp ứng yêu cầu. Đào tạo theo sát tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc song cũng cần có trọng tâm, trọng điểm tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng khối, từng ngành, từng bộ phận từng cấp để có chương trình, nội dung hình thức hợp lý.
Viêng Chăn hiện nay các cơ sở lựa chọn hình thức thích hộ đói với từng loại cán bộ. Hiện nay loại hình đào tạo tổng hợp đang được áp dụng phổ biến, bao gồm các chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Nội dung được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực từng vấn đề kinh tế, xã hội, đây là hình thức đào tạo nhằm chuẩn bị cho đội ngũ kế cận, cốt cán của tương lai, cung với nó có thể nghiên cứu duy trì tổ chức các lố chuyên sâu, ít người hơn và thời gian đào tạo ngắn hơn, các lớp chuyên ở đây được hiểu là các lớp chuyên về chức nghiệp giành cho những người có chức danh công chức như nhau hoặc gần nhau. Các loại lớp chuyên như lớp chuyên ngành QLNN về kinh tế cho các cán bộ thuộc các lĩnh vực quản lý, lớp chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước cho CCHC chính quyền các cấp…. Chuyên về nội dung và trú trọng vào yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mang tính đặc trưng cụ thể, tránh tình trạng đại trà chung chung. Ơ các lớp chuyên sâu về nội dung sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà thực tế công việc của học viên dồi hỏi nhấn mạnh vào tính thực tiễn và kỹ năng thực thi công vụ đồng thời có thể giảm bớt thời lượng bài giảng những kiến thức chưa thật cần thiết.
Với ý nghĩa là một giải pháp trong việc nâng cao tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhằm năng cao năng lực hoạt thành nhiệm vụ của công chức, mở ra cơ hội phát triển tốt hơn về nghề nghiệp từ đó tạo được tâm lý và hành động tích cực trong quá trình thực thi công vụ (người làm được việc, thạo việc sẽ sẵng sàng nhận và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn người không làm được việc, không thạo việc). Trong phạm luận án xin đề cập sâu hơn về hai hình thức đào tạo là:
+ Đào tạo, bồi dưỡng thông quan công việc tại cơ quan. Đây là hình thức đạo tạo, bồi dưỡng hiệu quả nhất, do vậy được rất nhiều các tổ chức cả trong khu vực công và khu vực tư ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippin… thực hiện. Đối với chúng ta đã có rất nhiều khuyến nghị trong việc sử dụng hình thức này nhưng cho đến nay vẫn chưa được pháp lý hóa, chưa trở thành chế độ pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức hành chính do vậy việc thực hiện còn rất phân tán,
thiếu bài bản;
+ Đào tạo, bồi dưỡng thông qua hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm. Đây là hình thức rất hữu ích, tiết kiệm thời gian và chi phí, kích thích mạnh mẽ tính chủ động, tính tích cực của công chức. Cũng như đào tạo, bồi dưỡng thông quan công việc tại cơ quan, hình thức đào tạo này được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển trong cả khu vực công, khu vực tư và xã hội dân sự. Các hội thảo, nhất là hội thảo do các cơ quan, tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh tổ chức thường bàn đến những vấn đề vĩ mô, thành phần tham dự là các công chức lãnh đạo, quản lý do vậy các công chức “không phải là lãnh đạo, quản lý” rất ít có cơ hội tham gia, điều này đồng nghĩa với việc hạn chế thực hiện hình thức đào tạo này với công chức “không phải là lãnh đạo, quản lý”. Mặt khác do nội dung bàn đến những vấn đề vĩ mô nên