Năng lực công chức hành chính Nhà nước theo kỹ năng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn (Trang 107 - 112)

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với công chức Thủ đô Viêng Chăn, một vấn đề CCHC Nhà nước đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Vì trong việc đánh giá công việc của công chức phải căn cứ vao kỹ năng của công chức áp dụng vào thực thi công việc của công chức.

Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Trong việc đánh giá kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ công chức phải xem công việc đang thực hiện, Thực tế cho thấy không phải bất cứ công chức nào được đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao.

Đội ngũ công chức của Thủ đô Viêng Chăn trong những năm gần đây trình độ học vấn, trình độ kiến thức văn hoá đã tăng lên đáng kể về mặt văn bằng chứng chỉ, song năng lực thi hành công vụ, năng lực điều hành quản lý còn chưa thật tương xứng. Quá trình ra quyết định trong các cơ quan hành chính còn mất rất nhiều thời gian, nhiều văn bản pháp quy không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp; tình trạng luật, pháp lệnh phải chờ nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành vẫn chưa được khắc phục. Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính vẫn còn lạc hậu.

Một tình trạng rất phổ biến là: Nhiều công chức không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc của mình, cũng như không hiểu rõ về nhiệm vụ của tổ chức mình dẫn đến khả năng thực thi còn hạn chế. Điều này được thể hiện ở điểm số đánh giá ở bảng 2.9.

Thời gian qua, hoạt động công vụ của đội ngũ CCHC Nhà nước còn bộc lộ những yếu kém phần nào tác động đến công tác cải cách hành chính làm chậm tốc độ cải cách, làm giảm hiệu quả của công tác cải cách hành chính, dẫn đến kết quả đạt được thấp so với yêu cầu phát triển của xã hội. Một yếu kém rõ rệt nhất là năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CCHC Nhà nước còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách hành chính, của nền hành chính nhà nước. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá kỹ năng chuyên môn nhiệp vụ công chức hành chính Nhà nước Thủ đô Viêng Chăn

Mức độ đánh giá kỹ năng chuyên môn nhiệp vụ Yêu cầu

Thực hiện

Khoảng cách giữa yêu câu và thực hiện

Kỹ năng thực hiện công việc chuyên môn 4,78 3,32 1,46 Kỹ năng vi tính đáp ứng yêu cầu công việc 4,64 3,43 1,21 Kỹ năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc 4,55 3,33 1,22 Các kỹ năng khác (ngoài vi tính và ngoại ngữ) đáp

ứng yêu cầu công việc 4,38 3,42 0,96

Xác định rõ mức độ các công việc cần làm trong

ngày/tuần/ tháng 4,74 3,52 1,22

Biết giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên 4,72 3,34 1,38 Biết sử dụng những kinh nghiệm của mình để xử

lý, giải quyết các công việc 4,78 3,71 1,07

Theo dõi và giám sát công việc hiệu quả 4,74 3,58 1,16

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra của tác giả

Chú thích: Việc đánh giá năng lực dựa trên 5 thang đotừ 1 đến 5, trong đó 1= Rất thấp, 2= Thấp, 3= Trung bình, 4= Cao, 5= Rất cao

- Năng lực thực thi công vụ chưa cao, một bộ phận không nhỏ CCHC làm việc đạt kết quả thấp. Thiếu các tiêu chuẩn theo yêu cầu của vị trí, chức danh và đồng thời chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Kết quả khảo sát cho thấy điểm số năng lực thực thi của CCHC Thủ đô Viêng Chăn chỉ ở mức hơn 3 điểm, còn kém so với yêu cầu từ 1,07 – 1,46.

Đội ngũ CCHC Nhà nước ở Thủ đô Viêng Chăn nói chung được đào tạo, bồi dưỡng nhiều, tuy nhiên chưa chú trọng tới tính thực tiễn, nặng về lý luận chung chung. Với lượng kiến thức học được cùng với cách đào tạo, bồi dưỡng “bắt buộc” để hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn đã khiến nhiều người trở nên “nói thì giỏi”, phát biểu thì hay, nhưng cách thức làm việc không đạt được kết quả cao.

- Thực hiện công việc chuyên môn chưa cao, theo khảo sát cho thấy công chức thực hiện tốt công việc chuyên mông của mỉnh trong điểm 3,32 kém 1,46 điểm

so với mức độ yêu cầu. một công việc sẽ được đánh giá cao nếu công việc đó được thực hiện đúng chuyên môn đúng cách xử lý.

- Kỹ năng làm việc chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa cao. Một điều rất dễ nhận thấy, được nhiều người đánh giá là đội ngũ CCHC Nhà nước còn thiếu kỹ năng làm việc, không hiểu quy trình làm việc, nếu hiểu quy trình làm việc thì hay cắt xén quy trình vì vậy mà tính hiệu quả không cao. Đặc biệt tính chuyên nghiệp rất thấp thể hiện ở điểm số “Biết giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên” là 3,34 kém 1,38 điểm so với yêu cầu. Một bộ phận CCHC Nhà nước không chú trọng cách triển khai công việc đúng quy trình, nghiêm túc, tận tụy, làm việc khách quan không chịu bất cứ sức ép nào từ bên ngoài, mà thông thường họ nhìn trước ngó sau, đoán ý thủ trưởng để làm, liên kết thành “nhóm lợi ích” mang danh tập thể để làm, hoặc gây khó dễ, làm chậm lại quá trình thực hiện công việc mong kiếm lợi cho bản thân.

- Kỹ năng vi tính và kỹ năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc chưa thực hiện đạt mức độ cao chỉ 3,43 và 3,33 so với mức độ yêu cầu của công việc hiện nay. với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tất nhiên là yêu cầu CCHC Nhà nước phải nâng cấp kỹ năng về vi tính và ngoại ngữ để phục vụ công việc trong tương lai và bước vào CNH-HĐH đất nước.

- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về thái độ, tinh thần phục vụ, kết quả làm việc của đội ngũ CCHC còn thấp. Nhìn chung, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp thấp ở một số nội dung sau:

* Thái độ, tinh thần phục vụ của không ít CCHC thường thể hiện mang vẻ kẻ cả, ban ơn, xin-cho, vô cảm;

* Trong giao tiếp hành chính CCHC ít niềm nở, bình đẳng, nếu không xử lý kiểu hành chính máy móc, thì lại hạch họe, quan trọng hóa, đòi hỏi gây khó khăn;

* Kết quả làm việc thường chậm, lần lữa, hẹn nhưng chưa làm, được chăng hay chớ.

Kỹ năng giao tiếp và phối hợp

Quan hệ giao tiếp và phối hợp được đánh giá là quan trọng trong việc hoạt công tác QLNN. Kết quả điều tra cho thấy CCHC Nhà nước có kỹ năng quan hệ

giao tiếp và kỹ năng phối hợp trên thực trạng là điểm 3 trở lên nhưng so với mức độ yêu cầu năng lực cũng không cao lắm vẫn con một số yếu tố cần phải tiếp tục năng lực thêm.

- CCHC Nhà nước là người trực tiếp thực thi các chính sách pháp luật cảu nhà nước là trực tiếp thực hiện giao tiếp giữa các cơ quan QLNN với người dân, xã hội. Vì vậy, đỏi hỏi công chức phải có kỹ năng giao tiếp và trình bày. Để hiểu được mong đợi của đối tác, của nhân dân công chức phải linh hoạt lựa chọn cách giao tiếp phù hợp để tiếp nhận được các thông tin từ đối tác. Điều này không phải công chức nào cũng có thể làm được nhất là thực trạng thái độ phục vụ của công chức đối với người dân kỹ năng này càng được quan tâm. Trong kết qua điều tra là “xây dựng được mối quan hệ, giao tiếp tốt với mọi người ở các cơ quan bên ngoài và người dân” mức độ điểm 3,25 và khoảng cách là 1,19 điểm. Với khoảng cách như thế cũng không phải là số nhỏ đối với công tác hoạt động công việc QLNN như vậy có thể đánh giá CCHC Nhà nước Thủ đô cần phải phát triển và tăng cường quan hệ giao tiếp với mọi người ở các cơ quan bên ngoài và lắng nghe để thấu hiểu mong đợi của các đối tác, của nhân dân để thực hiện công việc đúng, tốt và kịp thời.

- Đối tượng làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước là rất nhiều, mỗi đối tượng có một cá tính khác nhau, đỏi hỏi mỗi CCHC Nhà nước cần phải có kỹ năng phối hợp tốt với nhiều người có cá tính khác nhau để phát huy được khả năng của đối tượng và đêm lạ hiệu quả trong qua trình làm việc. Qua điều tra với số điểm thực tế 3.26 “làm việc tốt với mọi người ngoài cơ quan và người dân” so với yêu cầu với khoảng cách 1,32 và “làm việc tốt với nhiều người và theo nhóm” 3,21 điểm với khoảng cách 1,25 những con số khoảng cách này tương đối cao làm cho càng hạn chế. Từ những khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng cho thấy CCHC Nhà nước Thủ đô còn hạn chế tính cách làm việc theo nhóm và các làm việc với mọi người ở các cơ quan bên ngoài và người dân. Trong thực tế là yêu cầu CCHC Nhà nước cần phải có kỹ năng phối hợp trong hoạt động thực hiện công việc với các cơ quan nhà nước và nhân dân, xã hội để làm thế nào công việc của mình được giao đạt được kết quả cao và chất lượng tốt.

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá năng lực công chức hành chính Nhà nước về kỹ năng giao tiếp và phối hợp

Mức độ đánh giá kỹ năng giao tiếp và phối hợp Yêu cầu

Thực hiện

Khoảng cách giữa yêu câu và thực hiện

Xây dựng được mối quan hệ, giao tiếp tốt với mọi

người trong cơ quan mình 4,42 3,67 0,75

Xây dựng được mối quan hệ, giao tiếp tốt với mọi

người ở đơn vị khác trong cũng cơ quan 4,45 3,56 0,89 Xây dựng được mối quan hệ, giao tiếp tốt với mọi

người ở các cơ quan bên ngoài và người dân 4,44 3,25 1,19 Duy trì sự cảm thông, phát triển mối quan hệ với

người cấp trên 4,26 3,40 0,86

Làm việc tốt với mọi người trong cơ quan 4,38 3,43 0,95 Làm việc tốt với mọi người ngoài cơ quan và

người dân 4,58 3,26 1,32

Làm việc tốt với nhiều người và theo nhóm 4,46 3,21 1,25

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra của tác giả

Chú thích: Việc đánh giá năng lực dựa trên 5 thang đotừ 1 đến 5, trong đó 1= Rất thấp, 2= Thấp, 3= Trung bình, 4= Cao, 5= Rất cao

Như vậy, sự thiếu hụt kỹ năng hoặc kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đang là một thực tế của CCHC Nhà nước đảm nhận vị trí lãnh đạo. Kỹ năng nghề nghiệp không chỉ là chỉ tiêu đánh giá về năng lực thực thi công việc cụ thể của CCHC Nhà nước, mà nó còn là chỉ tiêu phản ánh tính chuyên nghiệp trong thực thi công việc của CCHC Nhà nước. Để giúp cho công chức đảm nhận được công việc của mình CCHC Nhà nước cần phải được đào và bồi dưỡng hơn nữa nhất là các kỹ năng để thực thi nhiệm vụ được giao.

Qua kết quả khảo sát thì cho thấy CCHC Nhà nước tại Thủ đô Viêng Chăn còn hạn chế ở nhiều kỹ năng như biết giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên hay tỷ lệ gần 50% trung bình. Đặc biệt là kỹ năng về ngoại ngữ, quan hệ giao tiếp và lam

việc với nhân đa, xã hội với số công chức trong mức độ thấp đến 40%. Nguyên nhân của tình trạng này là thiếu hụt về kiến thức và thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá đào tạo về sắp xếp công việc, dư tính lập kế hoạch và ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)