Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 29 - 41)

1.2.1. Các khái niệm liên quan

1.2.1.1. “Vốn xã hội”

Tổng quan khái niệm về VXH, có thể thấy đây là vấn đề được khá nhiều học giả quan tâm và tiếp cận ở những góc độ khác nhau.

Nhấn mạnh VXH là một thứ tài sản cá nhân, theo nhà xã hội học Pierre Bourdieu

[138, tr.50], VXH được hiểu là “một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, (những mối liên hệ này) ít nhiều đã được định chế hóa”. Ông

cũng nhìn nhận VXH là “tập hợp các nguồn lực hiện hữu hoặc tiềm tàng, gắn với việc sở hữu một mạng lưới bền vững gồm các mối quan hệ quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa” [141, tr.24 ]. Quan điểm của Bourdieu là phân tích VXH trong

mối quan hệ với các loại vốn khác như vốn kinh tế (economic capital), biểu hiện ở của cải, tài sản vật chất, vốn văn hóa (cultural capital) hoặc vốn biểu tượng (symbolic

capital), biểu hiện ở sản phẩm văn hóa, địa vị, sự tôn trọng và thói quen văn hóa. Đóng góp quan trọng của ông là nhìn nhận VXH gắn liền và là sản phẩm của việc xây dựng và sở hữu một mạng lưới quan hệ xã hội được thể chế hóa thông qua nh m và tổ chức xã hội, từ đ cho phép thành viên hưởng lợi từ mối quan hệ nh m. Theo Bourdieu thì VXH

là một mạng lưới xã hội mà thông qua VXH những thành viên có thể tiếp cận trực tiếp nguồn lực kinh tế, gia tăng vốn văn hóa thông qua việc tiếp xúc với chuyên gia, con người tinh tế hay cá nhân hoặc tổ chức quyền lực.

Hiểu VXH là một thứ tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó, năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra một cách định nghĩa về VXH là bao

gồm những “đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực

(norms) và sự tin cậy trong xã hội (social trust) - là những cái giúp các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu chung” [142, tr.51].

James Coleman cũng cho rằng VXH là khả năng làm việc theo nhóm của con người trong

hai nhóm là VXH trong gia đình và VXH trong cộng đồng, từ đó ông nhấn mạnh VXH

trong gia đình và cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành vốn con người cho thế hệ kế tiếp. Hiểu VXH rộng hơn Pierre Bourdieu, tức là không chỉ đơn thuần ở khía cạnh mạng lưới xã hội mà còn bao gồm khía cạnh lợi ích, năm 1995, nhà chính trị học Robert Putnam đã lặp lại ý tưởng của Coleman và đưa ra định nghĩa về VXH “bao gồm những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới (xã hội), các chuẩn mực,

sự tin cậy(trong) xã hội vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương” [142, tr.52]. Nhà chính trị học Putnam đã chỉ ra rằng VXH nói tới “những khía cạnh đặc trưng của đời sống xã hội - các mạng lưới, các chuẩn mực và lòng tin

- là những cái cho phép người ta hành động với nhau một cách hiệu quả hơn nhằm theo đuổi các mục đích được chiasẻ. Cách hiểu của Ngân hàng Thế giới hiện nay về VXH cũng phần nào tương tự như cách hiểu của Coleman và Putnam khi cho rằng “VXH là một khái niệm có liên quan đến những chuẩn mực và những mạng lưới xã hộidẫn đến hành động tập thể. Ngày càng có nhiều sự kiện minh chứng rằng sự gắn kết xã hội - VXH - đóng vai trò trọng yếu đối với việc giảm ngh o và sự phát triển con người và phát triển kinh tế một cách bền vững”. Năm 2000, nhà chính trị học người Mỹ gốc Nhật rancis ukuyama cho rằng “VXH

hay nhiều cá nhân. Các chuẩn mực làm nên VXH có thể bao gồm từ chuẩn mực có đi có lại giữa hai người bạn cho tới những học thuyết phức tạp và được kết cấu một cách tinh tế như

Ki - tô giáo hay Khổng giáo” [145, tr.55]. Dựa vào những nghiên cứu của Putnam cũng như hàng loạt cuộc hội thảo quốc tế, vào năm 2001, Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế

(OECD) đã đưa ra định nghĩa về VXH khá tương đồng với Putnam, Coleman và ukuyama, đó là “VXH gắn với các mạng lướicũng như các chuẩn mực, các giá trịvà những niềm tin chungmà mọi người cùng chia sẻ” [118, tr.100-101].

Như vậy, mỗi một khái niệm đưa ra một quy mô khác nhau của VXH. Bourdieu

nhìn nhận VXH dưới phương diện cá nhân, là thứ tài sản của mỗi cá nhân có được trong mối liên kết của anh ta với cộng đồng. Cách phân tích này làm thu h p VXH và

mang tính chủ quan của mỗi khách thể nghiên cứu. Trong khi đó, Coleman, Putnam, rancis và tổ chức Ngân hàng Thế giới lại cho rằng VXH là thứ tài sản của cả cộng đồng chứ không thuộc về một cá nhân nào. Quan niệm này sẽ rất dễ để liên kết các yếu tố trong VXH. Bên cạnh đó, điểm qua một số khái niệm về VXH, chúng ta có thể thấy các khái niệm về cơ bản đều thống nhất với nhau ở nội hàm mạng lưới xã hộicủa VXH.

Tuy nhiên, khái niệm của Coleman, Putnam, ukuyama và Ngân hàng Thế giới có nói thêm yếu tố chuẩn mực xã hội, sự hợp tácnhững lợi íchcủa VXH.

Xét trên phương diện tiếp cận VXH, mỗi một tác giả đưa ra một hướng tiếp cận

VXH khác nhau. Bourdieu tập trung vào vốn kinh tế, vốn văn h avốn biểu tượng.

Coleman và Putnam khá thống nhất khi coi VXH là những chuẩn mực sự tin cậy trong xã

hội. rancis ưu tiên yếu tố truyền thống văn h a. Tổ chức Ngân hàng thế giới thì ưu tiên vào

vốn kinh tế. Trong luận án, NCS coi bộ máy quản lý Nhà nước và cộng đồng ở khu vực Sơn

Tây đã thông qua tổ chức lễ hội Đền Và để tạo ra nguồn VXH cho mình, từ đó họ nhận được những lợi ích như gia tăng quan hệ xã hội và nhiều lợi ích khác. Chính vì thế, NCS theo quan điểm của Coleman, Putnam, rancis và tổ chức Ngân hàng thế giới khi cho rằng

VXH là thứ tài sản của cả cộng đồng chứ không thuộc về một cá nhân nào đó. Tác giả luận án đưa ra định nghĩa về VXH như sau: “VXH là giá trị của xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị và sự tin cậyc được qua quá trình tạo lập, thực hiện các hoạt động, sinh hoạt của cộng đồng hay tổ chức, thiết chế nào đ ”. Dưới góc độ văn hóa học và

trong trường hợp cụ thể là lễ hội Đền Và: “VXH là những mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị, niềm tin cũng như những lợi ích mà Nhà nước và cộng đồng c được hoặc mong muốn c được thông qua việc tạo lập và khai thác giá trị của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng nhưtổ chức lễ hộiĐền Và.

Như vậy, nhắc đến VXH trong lễ hội Đền Và, chúng ta cần phải nói đến các yếu tố sau đây:

(1) Cơ sở hình thành VXH: chuẩn mực xã hội và niềm tin của cộng đồng.

(2) Biểu hiện của VXH: mối quan hệ của các bên liên quan(Nhà nước và cộng đồng). (3) Lợi ích mà VXH đ m lại: giá trị/lợi ích chính trị; giá trị/lợi ích kinh tế và giá trị/lợi ích văn hoá.

1.2.1.2. “Vốn kinh tế”, “vốn văn hoá” và “vốn biểu tượng”

Ngoài vốn xã hội (social capital) là khái niệm chính, luận án cũng đề cập đến các khái niệm khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá và vốn biểu tượng. Giữavốn xã hội và các

loại vốn này có sự chuyển hoá lẫn nhau.

+ Vốn kinh tế

Theo Từ điển bách khoa Wikipedia, vốn kinh tế (economic capital) là thước đo rủi ro về vốn. Cụ thể hơn, đó là “số vốn mà một công ty cần để đảm bảo được khả năng chi trảcác khoản thanh toán trong lược đồ rủi ro”. Trong khoa học xã hội, vốn kinh tế được phân biệt trong mối quan hệ với các loại vốn khác có thể không nhất thiết phản ánh tiền tệhoặc làgiá trị trao đổi. Craig Callhount cũng chỉ ra vốn kinh tế là hình thái vốn hiệu quả nhất, thể hiện đặc điểm của chủ nghĩa tư bản. Vốn kinh tế có thể truyền tải dưới các vỏ bọc đồng tiền chung, tiền vô danh, tiền có mục đích, tiền chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vốn kinh tế có thể biến đổi thành các vốn tượng trưng (có nghĩa là vốn xã hội và vốn văn hóa) dễ dàng và hiệu quả hơn vốn tượng trưng biến đổi ngược lại [140].

+ Vốn văn hoá

Khác với vốn kinh tế là là thứ có thể chuyển đổi ngay lập tức hoặc trực tiếp thành tiền và có thể được thể chế hóa theo các dạng của quyền sở hữu thì vốn văn h alà một khái niệm trừu tượng. Bourdieu đã phân tích ba dạng thức của vốn văn hóa đó là vốn văn hóa được nội thể hóa (embodied cultural capital); vốn văn hóa được vật thể hóa và vốn văn hóa được thiết chế hóa. Ở trạng thái thểhiện (Embodied state), vốn văn hoá chính là tiềm lực văn hóa của con người và nănglực vậndụng các yếutốvăn hóa để tạo ra giá trị trong quá trình phát triển. Vốn văn hóa ở trạng thái biểu hiện là hệ thống yếutố văn hóa biểu hiện qua yếutố con người.Ở trạng thái khách quan (Objectified state), vốnvăn hoá là sản phẩm của cá nhân hay cộng đồng được hiện hữu và có thể sử dụng để trao đổi, luân

chuyển nhằmtạo ra giá trị.Ở trạng thái thểchế (Institutionalized state), vốn văn hoá là hệ thống các nguyên tắc,thểchế quy định tổchức và hoạt độngcủa các yếutốvăn hóa khác.

Đó cũng là những giá trị chuẩn mực được xã hội, cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Ở trạng thái thể chế này, chúng ta có thể coi vốnvăn hoá này nhưmột dạngvốn chính trịvì trong trườnghợplễhộiĐền Và, hệthống các nguyên tắc,thểchế quy địnhtổchức và hoạt động này được Nhà nướctạolập và sửdụng thông qua tổchứclễhộiĐền Và.

ỞViệt Nam, người coi văn hoá là mộtloạivốnsớmhơncả là TrầnĐìnhHượu.Ông cho rằng“vốnvăn hoá là tài sảncủacộngđồng tích luỹ được qua thời gian, từđ mà định

hình bảns c”[45; tr.5]. Đồng quan điểmvới TrầnĐìnhHượu, tác giả TrầnThị An đãđưa

ra địnhnghĩa về vốnvăn hoá như sau: “Vốn văn hoá là giá trị của toàn bộ các sản phẩm văn hoá là giá trịcủa toàn bộ các sảnphẩmvăn hoá vậtthể và phi vậtthể do con ngườicủa từng cộng đồng sáng tạo, tích luỹ và trao truyền trong lịch sử, được toàn thể cộng đồng chấp nhận như những chuẩn mực và sử dụng để định hình bản s c, kết nối và tương tác trong cộngđồng và với các cộng đồng khác; mỗi cá nhân thuộccộng đồngthẩm thấuvốn văn hoá đ (với tư cách là những chuẩn mực giá trị chung) thành vốn văn hoá của mình (với tư cách là các chuẩn mực giá trị cá nhân) và sử dụng nó trong quá trình sốngđể kiến tạo bảns c cá nhân và tạolập các mạng lưới xã hội cho bản thân mình”[1; tr.5]. NCS sẽ dựa vào địnhnghĩacủa tác giảTrầnThị An để làm cơsở lý thuyếtcủaluận án.

+ Vốn biểutượng

Bourdieu đã đóng góp cho hệ thống lý thuyết VXH một khái niệm hết sức có giá trị, đó làvốn biểutượng. Vốn biểu tượng được xem như những giá trị về danh dự, uy tín hay sự công nhận được lồng trong một ngữ cảnh văn h a. Chẳng hạn, “chủ nghĩa anh hùng Việt Nam” có thể được xem như một loại vốn biểu tượng mang tinh thần dân tộc hoặc thương hiệu của đại học Harvard có thể được xem như một loại vốn biểu tượng trong việc

thu hút sinh viên. Không giống như những loại “vốn” khác đã đề cập ở trên, vốn biểu tượng là một thành tố phi giới hạn, nó tùy thuộc vào các yếu tố lịch sử và văn hóa để hình thành nên VXH theo nghĩa chung nhất. Vì thế, chúng ta có thể đồng nhất vốn biểu tượng nằm trong vốn vănhóa hoặc tách biệt hai loại vốn này với nhau. Trong luận án này, NCS

sẽ tách biệt hai loại vốn này để phân tích được cụ thể và sáng rõ hơn.

1.2.1.3. Sự chuyển hoágiữa các loại vốn

Như đã giới thuyết tại phần mở đầu, đề tài “Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội tập trung vào phân tích về vốn xã hội của Nhà nước và cộng đồng qua một trường hợp cụ thể là lễ hội tín ngưỡng nên NCS tập trung chính vào sự chuyển hoá giữa hai loại vốn là“vốn văn hoá” và “vốn kinh tế”. Trong định nghĩavề vốn văn hoá, luận án chú ý đến quan điểm của tác giả Trần Thị An khi cho rằng “mỗi cá nhân thuộc cộng đồng thẩm thấu vốn văn hoá đ (với tư cách là những chuẩnmực giá trị chung) thành vốnvăn hoá của mình (vớitư cách là các chuẩnmực giá trị cá nhân) và sử dụng nó trong quá trình sống để kiến tạo bản s c cá nhân và tạo lập các mạng lưới xã hội cho bản thân mình” [1; tr.5]. Kết nối với khái niệm về VXH mà luận án đã nêu “VXH là giá trị của xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị và sự tin cậy c được qua quá trình tạo lập, thực hiện các hoạt động, sinh hoạt của cộng đồng hay tổ chức, thiết chế nào đ ”, NCS chú ý đến quá trình chuyển hoá vốn văn hoá thành VXH ở ba khía cạnh: 1/ xác định sở hữu hai nguồn vốn; 2/ giá trị sử dụng hai nguồn vốn;

3/ cơ chế chuyển hoá giữa hai loại vốn. Thứ nhất, chủ thể sở hữu của cả hai nguồn vốn đều là cộng đồng, bởi VXH cũng là vốn văn hoá (cái mà con người sáng tạo ra, sản phẩm sáng tạo của con người), trải qua quá trình kiến tạo và tích luỹ, vốn văn hoá có thể chuyển thành VXH (được hình thành từ chuẩn mực xã hội và niềm tin của cộng đồng, được biểu hiện thông qua mối quan hệ của các bên liên quan và đem lại giá trị/lợi ích chính trị; giá trị/lợi ích kinh tế và giá trị/lợi ích văn hoá). Thứ hai, về giá trị sử dụng hai nguồn vốn, do đều là “giá trị thặng dư” có được từ văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể nên vốn văn hoá và VXH có tính liên thông, có tính tương đồng về chất và có thể được sử dụng một cách linh hoạt với tư cách là một nguồn vốn để kết nối bề mặt (mạng lưới Nhà nước, cộng đồng và giữa Nhà nước với cộng đồng) và liên kết chiều sâu (tạo nên lợi

ích chung cho các bên). Thứ ba, về cơ chế chuyển hoá giữa hai loại vốn, vốn văn hoá là nền tảng hình thành nên vốn xã hội (cái mà . ukuyyama gọi là “chiều kích văn hoá” của VXH), vì vậy nguồn vốn văn hoá có thể tích luỹ dày dặn thêm, có thể luân chuyển thành VXH, gia tăng vị thế và độ tin cậy trong các mối quan hệ xã hội, từ đó có thể tăng hiệu quả kinh tế và vốn văn hoá trong quá trình sống của cá nhân hay trong quá trình

phát triển của cộng đồng/quốc gia/dân tộc.

1.2.1.4. “Nhà nước”

Tác giả Nguyễn Thị Hồi đã định nghĩa “Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quốc gia, nhờ có pháp luật và những phương tiện cưỡng chế hợp pháp nên có khả năng tổ chức và quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện mực đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền và nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự xã hội; nhà nước là đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội, đối ngoại và là chủ thể độc lập trong các quan hệ quốc tế” [44; tr.10]. Từ định nghĩa này, luận án chú ý đến khía cạnh phạm vi của Nhà nước. Trên mỗi khu vực lãnh

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)