Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện văn hoá

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 86 - 107)

3.2.1. Hình thành tín ngưỡng và thiêng hoá nhân vật phụng thờ

3.2.1.1. Hình thành tín ngưỡng

Nhân vật phụng thờ trong bất cứ một lễ hội cổ truyền nào chính là yếu tố trung tâm

và là thành tố lớn nhất. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên cuộc sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và sự thuận lợi của thời tiết. Chính vì thế, trước thiên nhiên bao la huyền bí đầy nguy hiểm mà con người chẳng thể nào lý giải được, họ đã thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với những biểu trưng sức mạnh của thần linh và con người thờ cúng, cầu khẩn họ để được bảo vệ. Từ đây, tín ngưỡng được hình thành dựa trên niềm tin của con người vào một thế giới tâm linh - thế giới của các vị thần linh. Sự xuất hiện của Đức Thánh Tản cũng được coi như là sự lý giải cho một hiện tượng tự nhiên khi mà con người đứng trước thiên tai, bão lũ họ khao khát có được một sức mạnh to lớn, một chỗ dựa vững chắc và một vị thần để bảo hộ cho cuộc sống của họ. Từ đây, Đức Thánh Tản trở thành một nhân vật đại diện cho những khát vọng của nhân dân chinh phục được thiên nhiên và phát triển cuộc sống nông nghiệp. Do vậy, họ tôn thờ Đức Thánh Tản như tôn thờ một sức mạnh nào đó có thể tăng thêm sức lực cho họ chiến đấu chống lại thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống của chính mình. Đây chính là

cơ sở đầu tiên để hình thành nên tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản và cộng đồng với niềm tin tín ngưỡng là nhân tố quyết định sự hình thành tín ngưỡng. Nhờ lối suy nghĩ giản dị và trí tưởng tưởng phong phú mà con người mới hình dung sáng tạo ra các vị thần có sức mạnh siêu nhiên hoàn toàn vượt xa khả năng của họ. Chính vì thế, ngay từ khi các vị thần trong tín ngưỡng được hình thành, người dân đã bắt đầu có những câu chuyện kể truyền miệng về sự tích của vị thần đó với những yếu tố kỳ ảo, thần thánh hóa khiến vị thần trở nên linh thiêng, những câu chuyện đó được gọi chung là truyền thuyết. Kể từ khi Đức Thánh Tản được người dân tôn thờ, họ đã xây dựng thêu dệt nên các sự tích xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp, công lao của Ngài thông qua các yếu tố thần kỳ, kỳ ảo. Để từ đó giá trị của Đức Thánh Tản tăng lên và hình tượng Đức Thánh Tản mang trong mình những vẻ đ p của một vị anh hùng với những sức mạnh phi thường vượt xa khỏi sức mạnh tầm thường của con người. Như vậy, các truyền thuyết đã làm tăng thêm giá trị của tín ngưỡng và khiến người dân càng thêm tin tưởng vào vị thần mà mình tôn thờ.

3.2.1.2. Thiêng h a nhân vật phụng thờ

Có thể nói, không có các vị thánh thần thì không có lễ hội truyền thống và không có yếu tố nào hình thành mạng lưới xã hội bền vững như niềm tin tín ngưỡng. Thánh, thần là đối tượng tôn thờ, thiêng hóa của cộng đồng làng và người ta tiến hành lễ hội cũng không ngoài mục đích đó. Theo tác giả Nguyễn Chí Bền “Thiêng hóa nhân vật phụng thờ là công việc tất yếu, để gửi gắm niềm tin của con người, để vật chất hóa niềm tin tín ngưỡng. Khởi thủy là niềm tin tín ngưỡng, không có niềm tin tín ngưỡng, sẽ không có lễ hội. Cũng chính niềm tin tín ngưỡng ấy khiến con người luôn mong muốn nhân vật họ phụng thờ phải thiêng liêng” [12; tr.149]. Tác giả Dương Văn Sáu [93] đã cụ thể hóa cái thiêng thành các yếu tố:

(1)Thời gian thiêng (2)Không gian thiêng (3)Lễ vật thiêng (4)Con người thiêng

(5)Cử chỉ, động tác, nghi thức và nghi lễ thiêng (6)Trang phục thiêng

(7)Ngôn ngữ, văn tự thiêng

Có thể khẳng định nhân vật phụng thời Đức Thánh Tản đã được thiêng hóa bằng cả thời gian, không gian, lễ vật, tiểu sử hành trạng, cử chỉ động tác, nghi thức, nghi lễ, trang phục cũng như ngôn ngữ văn tự… Trong luận án, NCS nhấn mạnh đến ba yếu tố chính, đó là: tiểu sử hành trạng của nhân vật phụng thờ, thời gian cũng như không gian

+ Thiêng hoá tiểu sử hành trạng Đức Thánh Tản

Sự thực, núi Ba Vì cao 1.2 1m, núi Tam Đảo cao 1.5 1m. Vì Sơn Tinh - thần núi Ba Vì đã được nhân dân tôn vinh nên ngọn núi Ba Vì cũng được nhân dân xứ Đoài tôn cao trong tâm thức, được xem như ngọn núi M . Quanh ngọn núi M , con cháu từ bao đời đã lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về vị thần núi Sơn Tinh. Cuộc đời, hành trạng, chiến công của thần rất hiển hách. Thần lại gần gũi, gắn bó với nhân dân, luôn giúp dân diệt trừ hiểm họa, vượt qua nhiều phen nguy khốn. Nhiều phong tục tập quán ở Đền Vàđược hình thành trong mối quan hệ giữa thần với nhân dân. Tên của các làng như Vân Gia, Phù Sa, Phú Nhi và Ngự Dội đều liên quan đến hành trạng của thần. Như vậy, trên nền của văn hóa dân gian, vị thần núi Sơn Tinh đã được nhân dân đồng hóa. Đó cũng là cách nhân dân ý thức lại những giá trị, sự nghiệp của chính mình. Biểu tượngĐức Thánh Tản vốn đượckết

tinh từ những giá trị, sự nghiệp của nhân dân nên có sức trường tồn. Đương nhiên, nhiều hội làng xứ Đoài xưa không phải được hình thành do tục thờ Đức Thánh Tản mà còn có

nhiều vị thần khác nhưng hộiĐền Vàở Sơn Tây tổ chức hàng năm Xuân Thu nhị kỳ và cứ ba năm tổ chức hội lớn một lần vào các năm Tí - Ngọ - Mão - Dậu được coi là hội lớn nhất xứ Đoài. Vào ngày hội mùa thu (15/09) Đả Ngư, trên đoạn sông Tích từ Thượng Cầu

Vang đến Hạ Mả Mang dân các làng ùa ra sông cùng đánh bắt cá tập thể. Những con cá chép bắt được trong ngày hội gom lại 99 cái con làm món ăn dâng lên Thánh Tản, diễn lại tích xưa Thánh Tản đã dạy dân kéo vó được một mẻ cá chép 99 con rồi chế biến thành các món ăn cho làng. Có thể thấy, quá trình con người lao động, sinh tồn, phát triển tư duy và không ngừng nhận thức hiện thực khách quan đã sáng tạo ra một vị thần núi Ba Vì, thần thoại hóa từ nhiên thần đến nhân thần. Chịu sự chi phối của của các nhà Nho phong kiến chép lại truyện dân gian, vị thần núi đã được cụ thể hóa là một con người bằng xương bằng thịt, có nhân thân, quê quán, quá trình tu dưỡng, công trạng gần gũi với người đời có tên là Nguyễn Tuấn. Nhân dân không nhìn nhận vị thần ấy thuần tuý là một vị thần mà

trong quá trình hư cấu sáng tạo đã thổi sinh khí lịch sử dân tộc vào vị thần Sơn Tinh khiến thần trở thành biểu tượng cao đ p của tinh thần dân tộc.

+ Thiêng h a thời gian

Như đã phân tích ở trên, lễ hội Đền Vàđược tổ chức để tưởng nhớ vị Thánh - người đã có công chống lại thiên tai, dạy dỗ và truyền nghề. Theo tác giả Đoàn Minh Châu, bản chất chung của lễ hội “là một hình thức thần thánh hóa, linh thiêng hóa một nhân vật hay một sự kiện xã hội nào đó, nên thời điểm diễn ra lễ hội cũng được dân gian linh thiêng hóa” [15, tr.70]. Như vậy, thời gian mở hội Đền Và là một hoạt động mang tính chất tín ngưỡng. Bởi ngoài yếu tố nông nhàn (mùa xuân và mùa thu - thời gian mốc cho chu kỳ sản xuất và đời sống) thì đó còn là thời gian thiêng - liên quan đến câu chuyện về Đức Thánh Tản. Vì thế, rất

dễ hiểu khi trong lễ hội Đền Và tồn tại những câu chuyện hay nghi thức về tính thiêng của thời gian. Ngày 15 tháng Giêng hàng năm là ngày tổ chức lễ hội Đền Và tháng Giêng, vì theo

thần tích, đó là ngày Đức Thánh Tảnhóa về trời cùng vợ và bố vợ. Ngày 15 tháng Chín hàng năm là ngày tổ chức lễ hội Đả ngư bởi ngày này năm xưa chính là ngày Tản Viên đã giúp ông lão đánh cá. Lễ hội Đền Và rằm tháng Giêng và tháng Chín được tổ chức hàng năm. Năm

2020 do Covid-19 nên lễ hội đã bị hoãn, nếu không thì cũng sẽ được tổ chức lớn như năm 2017, bởi cứ 3 năm 1 lần được coi là chính hội. Vào năm 2017, ông Nguyễn Đình Lâm cho biết: “Đây là năm đầu tiên lễ hội Đền Vàđược Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vì vậy các ban ngành đoàn thể và cấp ủy chính quyền địa phương xác định tổ chức lễ hội Đền Vàđảm bảo đúng theo truyền thống, vừa an toàn, lành mạnh, gắn kết, tiết kiệm; qua đó duy trì những giá trịvăn hóa mà cha ông đã chắt lọc qua ngàn đời” [Phỏng vấn ông L, phó Trưởng BTC lễ hội năm 2017, 02/2017]. Bắt đầu từ sáng ngày 13 tháng Giêng, mọi công việc chuẩn bị cho lễ rước như trang hoàng, bày biện ở trong và quanh khu vực đền đã được làng Vân Gia sở tại hoàn tất. Buổi chiều, các thôn cho người rước kiệu và lễ vật của thôn mình về tập trung trước sân đền.Ngay từ 3h sáng, ngày 14/2 (15/1 âm lịch), đoàn rước kiệu Thánh ở Đền Vàđã tiến hành các nghi lễ và bắt đầu khởi hành.

Ngoài ra, trong các ngày lễ hội, ý thức về giờ thiêng cũng được dân làng thể hiện khá rõ trong cách chọn giờ thực hiện những nghi lễ chính. Cờ lệnhthựcchất là lá cờđại gặp gió nổi lên, phấtđuôicờvề phía Bắc (hướng có đền Ngự Dội) thì thuyềnsẽ cập bến để rước Thánh sang làm lễ bên đền Ngự Dội và phất đuôi cờ về phía Nam (hướng bên kia sông, nơi có Đền Và) thì sẽ làm lễtriệuhồivềĐền Và nơi Thánh ngự. Tạilễ hộiĐền

Và, vào năm chính Tý - Ngọ - Mão - Dậu sẽ có nghi lễ rước từ Đền Và đi qua sông để

sang đền Ngự Dội. Năm 2017 khi NCS điền dã lễ hội thì đến khoảng 11 giờ trưa kiệu đến cảngSơn Tây để qua sông Hồng sang đềnNgự Dội. Thời gian để đi qua sông Hồng thường chỉ mất từ 10 cho đến 15 phút nhưng thường đoàn thuyền mất hơn 1 tiếng để

sang bên kia sông Hồng,bởi thuyềnsẽ dạo quanh sông Hồng khoảng hai đến ba lần như mộtsự tái hiệnlạichuyến ngao du củaĐức Thánh Tản nămxưađểthăm thú cảnhđ p và

dạy dân làm nông nghiệp cũngnhư chờđuôicờphất về phía Bắc là khi Thánh muốn lên

bờ sang đềnNgự Dội. Khi đóđền Ngự Dội sẽđón kiệu và làm lễtế. Sau ba tuầntế, mọi người vui chơitại đây cho đến khi trờiđổ gió Bắc, đuôi lá cờđạiphất về phía Nam (bên kia bờ) mới tổ chứctế triệuhồi, rước kiệu Thánh trở lại Đền Và. Vì thế,thời gian rước

Thánh quay về Đền Và không cố định mà tuỳ thuộc theo hướng gió. Có nămkhoảng 4-5

giờ chiềunhưngcũng có nămkhoảng 7-8 giờtối.

Giải thích cho điều này, tác giả Nguyễn Hữu Thức nói rằng đây là hiện tượng “phù hợp với diễn biến thời tiết vùng ven sông Hồng vào tháng Giêng, độ cuối ngày

thường hay có hiện tượng đổi gió.” [114, tr.181]. Tuy nhiên, cùng với lời giải thích về

khí hậu nông nghiệp vào tháng Giêng ven sông Hồng thì nhiều tác giảcũng cho rằngđây

là biểu hiện sinh độngcủa niềm tin tín ngưỡngthờ Đức Thánh Tản, khi niềm tin đã biến

thành mộtsự thực hành nghi lễ nghiêm ngặt. Việcdiễntả lạinhững hành động trong quá

khứ, từ lúc Đức Thánh Tản sang bên bờ sông vi hành đã cho thấy Ngài trở thành một vị

thánh gắn liền với đời sống tâm linh và có tầm ảnh hưởng đến tâm thức người dân xứ Đoài. Khi lá cờ đại phấtđuôi về phía Nam (bên kia bờ) thì cũng là lúc Ngài đã hoan hỉ, như một sựđồng thuận để nhân dân tổ chứctế triệuhồi,rước kiệu thánh trởlại Đền Và. Và như vậy, ý thức về cái thiêng được hình thành là do những tác động chủ quan và khách quan đến tâm lý, ý thức và niềm tin của con người mà luận án sẽ phân tích kĩ hơn ở cấu trúc tâm lý cá nhân và tập thể của người đi dự hội ở phần dưới đây. Có thể nói, chính ý thức xã hội và niềm tin tín ngưỡng này đã một yếu tố kết nối cộng đồng cùng

thực hành và tổchứclễhộitừnăm này qua năm khác, dù có những biếnđộng về kinh tế,

thay đổithểchế chính trị hay hoàn cảnhsốngcủa các cá nhân.

+ Thiêng hóa không gian

Trong tâm thức của người Việt, thuyết linh hồn chiếm địa vị chủ đạo. Vì thế, người Việt quan niệm rằng: linh hồn của các vị thánh thần cần phải có chỗ trú ngụ và chỗ đó là một địa điểm thiêng. Trong lễ hội, những nghi lễ, nghi trình chủ chốt thường được tổ chức tập trung ở địa điểm thiêng ấy. Địa điểm đó là một không gian h p - hữu hạn, đó có thể là không gian nhân tạo như đình, đền, chùa, miếu hay không gian tự nhiên như gò, đống, bãi… Đây là những địa điểm thiêng. Tại những địa điểm nay, cái thiêng được hiện tồn, được tri giác bởi những hình thái biểu trưng (kiểu kiến trúc, tượng, ngai thờ, nghi vật, nghi trượng và những ứng xử lễ nghĩa). Theo quan điểm của Nguyễn Chí Bền thì đây chính là hiện thực hóa và vật chất hóa niềm tin tín ngưỡng, “các thành tố hiện hữu trong lễ hội cổ truyền của người Việt có một vị thế đặc biệt, bởi các thành tố này là sự vật chất hóa niềm tin tín ngưỡng, là không gian vật chất của lễ hội cổ truyền… Trong và ngoài không gian vật chất của các thành tố hiện hữu ấy, người dân thực thi các hành động hội, thể hiện niềm tin tín ngưỡng, sự tin tưởng của mình với nhân vật mà họ phụng thờ. Bởi vậy có thể nói không có các thành tố hiện hữu, lễ hội sẽ không có địa điểm, không gian để xuất hiện như một sinh hoạt văn hóa tổng hợp của rất nhiều các thành tố khác nhau. Các thành tố hiện hữu này là cái vỏ vật chất của cấu trúc lễ hội cổ truyền. Điều đáng quan tâm là, ngày thường, các thành tố hiện hữu như im lìm, trầm mặc, nhưng trong thời gian thiêng, trong ngày lễ hội, các thành tố này vụt biến đổi, trở nên sống động, linh thiêng trong con mắt dân làng, những người hành lễ và tham dự lễ hội” [12; tr. 206]. Chính vì thế, có thể gọi địa điểm tổ chức lễ hội là không gian thiêng của lễ hội. Trên phương diện ý thức xã hội,

lễ hội luôn gắn với một không gian cụ thểlà địa điểm tổ chức lễ hội. Cộng đồng đã tạo lập VXH trong lễ hội thông qua ý thức xã hội của mình. Có thể nói rằng, bất cứ một mạng lưới cộng đồng nào cũng cần một không gian nhất định để tồn tại và liên kết với nhau. Vì từ đó, không gian vật chất làng mới trở thành không gian xã hội, không gian tâm lý và

không gian văn hóa. Nhờ vậy, cộng đồng sẽ nhận được lợi ích là ý thức đoàn kết cộng đồng, tạo sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, dòng tộc, thôn xóm cao hơn.

++ Không gian vật chất làng

Không gian vật chất làng là phạm vi thực tế diễn ralễ hội. Tại không gian này (làng),

các nghi trình, nghi lễ của lễ hội được thể hiện bởi tất cả các thành viên của cộng đồng làng, từ sự chuẩn bị về vật chất, từ công tác tổ chức cho đến những nghi lễ quan trọng như tế lễ, rước thánh cho đến sự ăn uống và vui chơi cộng cảm… đều do chính dân làng thực hiện. Điều đáng chú ý ở đây là họ thực hiện tất cả những điều đó với tâm lý của người trong cuộc

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 86 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)