Khái quát về lễ hội Đền Và

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 41 - 53)

1.3.1. Tín ngưỡng thờĐức Thánh Tản

Theo tác giả Nguyễn Xuân Diện, thần tích Sơn Tinh Đức Thánh Tản chính là sự hội nhập của những mảnh vỡ của huyền thoại Đức Thánh Tản trong lịch sử. Từ sự nhận thức về tính nguyên hợp trong thần tích Sơn Tinh Đức Thánh Tản, chúng ta sẽ có một cách tiếp cận thẩm mỹ phù hợp và đi đến chỗ “bóc tách nhiều tầng văn hóa đã chống chất lên nhau hoặc kết dính với nhau. Góc nhìn ấy sẽ cho thấy sự phát triển của hình tượng Sơn Tinh Đức Thánh Tản, cũng như các lớp trầm tích văn hóa ẩn sâu trong mỗi biểu hiện của hình tượng” [23, tr.4 ]. Theo tác giả, có ba lớp văn hóa tồn tại ở hình tượng này, đó là lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường, lớp văn hóa Đạo giáo và lớp văn

hóa Nho giáo. Sự phát triển của hình tượng Đức Thánh Tản cũng như các lớp trầm tích văn hóa ẩn sâu trong mỗi biểu hiện của hình tượng.

- Lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường: việc tôn vinh Sơn Tinh hay tín ngưỡng

thờ Thần Núi nằm trong hệ thống tín ngưỡng các hiện tượng tự nhiên của người Việt cổ. Sơn Tinh và ThủyTinh mang ý nghĩa như Đất và Nước, Âm và Dương vừa hoà hợp vừa xung khắc nhau vốn đã quen thuộc trong cách nghĩ của con người thời cổ.

- Lớp văn hóa Đạo giáo: lớp thứ hai là bước ngoặt của huyền thoại: Sơn Tinh trở thành Thần sư, thụ phép thần tiên - phản ánh sự tiếp xúc và hoà trộn giữa tín ngưỡng dân gian buổi đầu với những luồng tư tưởng mới mà tư tưởng Đạo giáo tỏ ra có ưu thế trong việc xâm thực vào tâm thức của dân gian.

- Lớp văn hóa Nho giáo - lớp muộn nhất của huyền thoại Sơn Tinh Đức Thánh Tản. Lớp ý nghĩa này gắn liền với quá trình lịch sử hóa, Nho giáo hóa hình tượng Đức Thánh Tản. Quá trình lịch sử hóa, Nho giáo hóa của hình tượng cũng đồng thời là quá

trình văn bản hóa các truyền thuyết về Sơn Tinh Đức Thánh Tản.

1.3.1.1. Lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường

Nghiên cứu của nhiều tác giả đều thống nhất về yếu tố văn hóa Mường trong hình tượng Đức Thánh Tản. Ca dao cổ có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì/Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Nếu xét về phương diện địa lý tự nhiên thì Ba Vì không phải là núi cao nhất bởi đỉnh anxipan cao 3143m, đỉnh Putaleng cao 3049m, đỉnh Pushilung cao 3072m nhưng trong tâm thức của người Việt, Ba Vì luôn được coi là núi tổ, núi cao nhất vì gắn liền với hình tượng Đức Thánh Tản - thần Tản Viên từ lâu được coi là đệ nhất phúc thần nước Nam, luôn được nhắc đến vừa thiêng liêng vừa gần gũi với nhân dân trong một niềm tự hào đặc biệt. Tác giả Trần Quốc Vượng khẳng định: “dải đất nằm trải dọc dưới chân núi Tản Viên là không gian văn hóa Việt Mường cổ” [137, tr.1 ]. Tác giả Lâm Bá Nam trong bài viết “Hình tượng Tản Viên trong đời sống văn hóa của người Mường” cũng khẳng định về hình tượng Tản Viên trong văn hóa Mường không chỉ có nhiều nét tương đồng với

thần núi của nguời Việt mà còn ẩn chứa sau đó lớp nghĩa anh hùng văn hóa gần gũi với con người, song hành với vận mệnh của cả dân tộc, với nếp suy nghĩ, nếp sinh hoạt của từng cá nhân và gia đình. Tác giả đưa ra kết luận “Tản Viên ngoài được thờ cúng chung trong các nghi lễ của cộng đồng bản Mường vị thần này được thờ cúng trong từng gia đình như một vị thần bảo hộ mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc” [73, tr.47].

Lịch sử tộc người cho thấy người Mường có quan hệ rất gần vớingười Kinh. Các

nhà dân tộc học ngôn ngữ đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung làngười Việt - Mường cổ. Vào thời kỳngàn năm Bắc thuộcthì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống cổ đến nay là người Mường. Bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương Bắc về văn hóa, ngôn ngữ và nhân chủng thì thànhngười Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn

ngữ họcthì diễn ra bắt đầu từ thế kỷ VII, VIII và kết thúc vào thế kỷ XII, thời Nhà Lý.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định Ba Vì đã trở thành cái nôi của người Việt cổ, gốc đầu tiên của nhóm Việt - Mường, rồi mới có sự phân hóa về địa lý để trở thành người Kinh (người Việt) và người Mường.

Người Việt - Mường cổ cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, như nhiều tộc người khác thì tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Họ có rất nhiều tín ngưỡng thờ phụng. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Mường đó là “vạn vật hữu linh”. Đối với họ, mỗi viên đá, cái cây hay động vật đều có linh hồn, trợ giúp cho con người mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, gia đình khoẻ mạnh và hạnh phúc. Trong xã hội nguyên thủy, đứng trước hiện tượng tự nhiên như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, người Việt - Mường cố gắng tìm lý do để lý giải hiện tượng và cách bảo vệ bản thân và cộng đồng. Chính vì vậy, theo góc nhìn của họ thì lũ lụt không đơn thuần là thiên tai mà ẩn sâu trong đó là câu chuyện về sự tranh đấu các vị thần, một vị thần nơi dải Đà giang

hung dữ tung bọt trắng xóa và một vị thần trị vì đỉnh Tản uy nghi giữa trời. Căn cứ vào ngọc phả là huyền thoại Sơn Tinh - ThủyTinh và thần tích Sơn Tinh - ThủyTinh tại Đền Và, họ vốn là “sư hữu” (vừa là thầy, vừa là bạn) của nhau, cũng là “đồng môn”. Tình cảm của hai người tốt đ p cho đến khi họ cạnh tranh nhau để lấy được công chúa Ngọc Hoa. Các lễ vật mà vua Hùng đưa ra “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đều từ núi rừng đã cho thấy sự ưu ái của vua dành cho Sơn Tinh và đó chính là sự phản ánh đầu tiên về vị trí của thần núi trong tâm thức của người Việt. Câu chuyện thứ hai là việc nhường ngôi cho An Dương Vương. Để tránh một cuộc binh đao tàn hại sinh linh có thể xảy ra khi tranh giành

ngôi báu, Đức Thánh Tản(khi đó đã là con rể vua Hùng) đã khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương (khi đó là vị tướng tài ba và nắm quyền lực quân sự trong tay).

Như vậy, việc tôn vinh Sơn Tinh hay tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, “thần Núi” nằm trong hệ thống tín ngưỡng các hiện tượng tự nhiên của người Việt Mường cổ. Nó thể hiện triết lý Âm - Dương, vừa xung khắc vừa hòa hợp nhưng luôn tồn tại song hành trong mọi sự vật, hiện tượng. Cuộc chiến dai dẳng giữa Sơn Tinh với ThủyTinh phản ánh công cuộc trị thủy bền bỉ đầy khó khăn thử thách nhưng cũng vô cùng dũng cảm, can trường của những người Việt - Mường đầu tiên chống lại thế lực tự nhiên hung dữ. Việc Đức Thánh Tản cùng bố vợ và vợ về vùng Ba Vì chính là chính là sự chuyển di về mặt dân cư từ trung du miền núi xuống đồng bằng, thể hiện một thái độ dám đương đầu với thiên nhiên và những thành công trong công cuộc trị thủy của cư dân Việt - Mường. Lớp tín ngưỡng này cho thấy những nét sơ khai, phủ lên hình tượng Đức Thánh Tản lớp văn hóa

Việt - Mường cổ, tạo cơ sở cho sự phát triển hình tượng này tiếp theo.

1.3.1.2. Lớp văn hóa Đạo giáo

Đạo giáo vốn xuất phát từ Trung Quốc theo chân các quan cai trị, các học giả và đặc biệt là các đạo sĩ đi lánh nạn rồi truyền vào Việt Nam theo hai giáo phái: thần tiên và phù thủy.

Ngay khi vào nước ta, Đạo giáo nhanh chóng tìm được chỗ dựa vững chắc, kết hợp với các lớp tôn giáo tín nguỡng bản địa để xây dựng các hình tượng vị thần tiên với những quyền năng phi thường. Qua những câu chuyện về sự hóa thân thần kỳcủa Đức Thánh Tản trong các truyền thuyết cho thấy được Đức Thánh Tản mang hình tượng của một vị thần Đạo giáo. Những câu chuyện về việc Đức Thánh Tản được các vị thần linh giúp đỡ đều có dấu vết ảnh hưởng của Đạo giáo rất rõ rệt. Không những vậy, yếu tố Đức Thánh Tản hóa sinh bất tử thể hiện tư tưởng “thoát tục lên tiên” trong Đạo giáo, bởi sau khi nhường ngôi cho An Dương Vương, Tản Viên cùng với bố vợ là Hùng Duệ Vương và vợ là công chúa Mị Nương đã đi

vào cõi hóa sinh bất diệt đúng với ý nguyện hưởng nhàn và thanh thoát của các vị.

Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Xuân Diện [24] có nói đến yếu tố hỗn dung văn hóa của người Việt và người Dao tại vùng núi Ba Vì. Theo thần tích tại Đền

Và thì sau khi về vùng núi Ba Vì cai quản, Sơn Tinh chọn Đền Và là Đông Cung - một trong bốn cung lớn để vi hành thưởng ngoạn cảnh đ p cũng như truyền nghề cho dân chúng, rồi tại đây Tản Viên cũng hóa về trời. Chính vì vậy, vùng núi Ba Vì (đặc trưng nhất là đền Trung) là địa điểm xảy ra sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa ba dân tộc Việt, Mường, Dao anh em. Tác giả Nguyễn Xuân Diện cho rằng “Người Dao đã đem tới vùng núi Ba Vì những vị thần của mình, và trong số hàng trăm vị thần ấy, thần Thái Bạch Kim Tinh đã hội nhập vào thần điện đền Trung và trở thành vị thần chung của cả ba dân tộc Việt - Mường - Dao ở vùng non Tản” [24, tr.56].

Việc một vị thần trong tín ngưỡng người Việt khoác thêm lớp văn hóa Đạo giáo không phải là hiện tượng kỳ lạ. Trần Hưng Đạo vốn là một vị anh hùng có tên tuổi, quê quán và lai lịch rõ ràng, đã lập được chiến công lừng lẫy năm châu bốn bể qua ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và khi lui về ở ẩn tại Chí Linh, Hải Dương thì ông lại trở thành

một vị thầy thuốc, một vị thần chữa bệnh, trừ tà cho người dân và sau khi ông mất thì trở thành Đức Thánh trong Tam phủ Tứ phủ, chỉ sau Mẫu. Như vậy, Đức Thánh Tản là một vị thần mang trong mình những yếu tố của Đạo giáo là một cách tư duy và nâng cao hình tượng thánh thần trong niềm tin tín ngưỡng của người dân bao đời nay. Chính nhờ yếu tồ này mà hình tượng Đức Thánh Tản trở nên linh thiêng, quyền uy hơn với nhữngphép thuật trong tay. Điều đó làm cho người dân trở nên kính phục và tin tưởng vào sức mạnh phi thường của Đức Thánh Tản.

1.3.1.3. Lớp tín ngưỡng nhiên thần

Qua các truyền thuyết, hình tượng Đức Thánh Tản hiện lên mang tầm vóc của một vị thần núi, mà cụ thể là thần núi Ba Vì. Nguồn gốc nhiên thần là nguồn gốc tín ngưỡng sâu xa và cũng là đầu tiên của Đức Thánh Tản. Có thể nói, lớp tín ngưỡng thờ thần Núi tự nhiên Sơn Tinh là lớp tín ngưỡng đầu tiên của hình tượng Đức Thánh Tản. Như đã phân tích ở

trên, người Việt - Mường cổ vốn tồn tại lớp tín ngưỡng thờ Nhiên thần, chính vì vậy, lớp văn hóa sâu xa của hình tượng Sơn Tinh vốn là tín ngưỡng thần Núi tự nhiên, bắt nguồn từ thời kỳ Việt - Mường chung. Những nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh, Đinh Gia Khánh đều thống nhất với nhau về lớp tín ngưỡng này. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh [108, tr.98-99], Tản Viên là Thành hoàng có nguồn gốc nhiên thần mà cụ thể là Sơn thần. Trong hệ thống Thành hoàng có nguồn gốc nhiên thần thì Sơn thần chiếm số lượng rất lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong vũ trụ luận nguyên sơ phương Đông, Sơn -

Thủy, Đất - Nước là cặp đối lập, tương khắc tương sinh tạo nên môi trường sống quen thuộc và cảnh quan của các cư dân nông nghiệp. Con người sống phải nhờ vào đất và nước, dưới sự phù hộ độ trì của các thần linh Sơn - Thủy này. Trong các Sơn thần thì hơn cả là thần Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh gắn bó chặt chẽ với Tản Viên. Có nơi, dân gian quan niệm hai vị trên là con của Tản Viên hay họ là anh em ruột trong số 50 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Diện phân bố thờ cúng các Thành hoàng là Sơn thần rất rộng, ở hầu khắp mọi nơi, tuy nhiên tập trung hơn cả là ở Hà Tây, Nhất là Sơn Tây vùng ven Ba Vì (núi Tản Viên). Theo tác giả Đinh Gia Khánh, “Sơn Tinh vốn là sản phẩm của việc thờ núi. Lúc đầu thì người ta thờ bản thân quả núi Tản Viên, về sau tiến thêm một bước người ta quan niệm có một vị thần tách biệt với quả núi và ngự trị trên quả núi ấy. Vị thần ấy dần dần mang hình dáng người. Đến thời kỳ Văn Lang, trên cơ sở một nguyên mẫu lịch sử nào đó, xuất hiện ở quanh vùng núi Tản Viên một vị thần có công giúp vua Hùng chống lại nhiều nạn ngoại xâm” [53, tr.281]. Theo

như truyền thuyết, sau khi Đức Thánh Tản khuyên vua cha nhường ngôi cho Thục Phán, Ngài cùng Ngọc Hoa lui về sinh sống ở vùng núi Ba Vì. Đây là một ngọn núi tổ của nước Việt, gắn liền với đời sống của nhân dân. Sự thực núi Ba Vì không phải cao nhất về mặt tự nhiên nhưng đây là nơi ngự của thần Núi (Sơn Tinh) nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao. Truyền thuyếtcó kể lại rằng núi Ba Vì do Sơn Tinh (Đức Thánh Tản) dùng sách ước nâng núi

lên cao để ngăn nước lũ chống lại Thủy Tinh. Và như vậy, Sơn Tinh là sản phẩm của việc thờ thần Núi tự nhiên và sau này được người dân hình tượng hóa trở nên có dáng dấp của một

người thường và trong tâm thức của người dân khu vực Sơn Tây từ lâu đã coi Đức Thánh Tản là một vị thần núi linh thiêng luôn bảo trợ cho cuộc sống của họ.

1.3.1.4. Lớp tín ngưỡng Bách nghệ tổ sư và Tổ nghề

Theo nghĩa đen, Bách nghệ tổ sư là “vị tôn sư thần tổ của hàng trăm nghề” [107,

tr.3 4]. Trong cảnh quan tín ngưỡng của người Việt, nghề ở đây không chỉ là nghề thủ công mà còn nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hay thương mại… Có nhiều vị trong bách nghệ tổ sư là những con người thực xuất thân từ một làng quê, do điều kiện nào đó mà nắm được vững vàng những tri thức, những kỹthuật về một nghề thủ công để đem phổ biến lại cho dân chúng, họ hàng đồng hương của họ. Cũng có những vị tổ nghề được tôn vinh theo cảm quan huyền thoại, họ không phải là những con người bằng xương bằng thịt mà là thần linh thực sự của thế giới siêu trần, đã chủ trì cho cơ nghiệp như thần Sông, thần Biển. Cũng có những nhà văn hóa được tôn vinh, họ bằng xương bằng thịt, có lịch sử, lai lịch và nguồn gốc xuất thân rõ

ràng như Hồ Nguyên Trừng chế ra súng thần công (thế kỷ XIV) hay Lương Thế Vinh viết sách về toán học (thế kỷ XV). Về trường hợp của Đức Thánh Tản, Ngài là vị tổ nghề trong phạm vi truyền thuyết. Tuy nhiên, có một điều khác biệt giữa Ngài với các vị tổ nghề khác. Có nhiều nhân vật huyền thoại trong kho truyền thuyết dân gian đã được quần chúng xem là những vị sáng tạo hoặc mở đầu cho một ngành nghề nào đó nhưng lại không xem là một bách nghệ tổ sư. Vì thế, chúng ta không thấy có những hình thức lễ nghi cúng bái đối với họ nhưng trong kho tàng truyền thuyết họ được biết đến như một sáng chế hay một nhà kỹ thuật bậc

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)