Chính thống hoá vai trò tổ chức và mở rộng quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 60 - 69)

2.2.1 Chính thống hoá vai trò tổ chức

2.2.1.1. Chính thống h a vai trò tổ chức của UBND thị xã Sơn Tây

Tại chương 1, luận án có bàn đến truyền thuyết cũng như các sự tích vi hành của Đức Thánh Tản và ở đây, nổi rõ lên là trách nhiệm chính của làng Vân Gia, sau đó là Phù Sa (Sơn Tây) và Duy Bình (Vĩnh Phúc) trong thực hành tín ngưỡng, bảo tồn di tích

cũng như duy trì lễ hội. Chính vì vậy, đương nhiên, trách nhiệm chính thuộc về UBND phường Trung Hưng (làng Vân Gia nằm trên địa bàn phường). Tuy nhiên, điều cần bàn đến ở đây là trong khâu tổ chức này sẽ không cần đến UBND thị xã Sơn Tây. Vậy thì, làm cách nào chính quyền thị xã Sơn Tây có thể tham gia vào khâu tổ chức lễ hội? Đứng trên phương diện quyền lực, Nhà nước đã nhào nặn hình tượng, phổ rộng hình tượng để đạt đến mục đích là mở rộng quy mô lễ hội. Một khi quy mô đã được mở rộng thì đương nhiên, Nhà nước cần phải hỗ trợ cộng đồng trong khâu tổ chức lễ hội, nhất là đối với lễ hội cấp vùng Đền Và - lễ hội thuộc về cả một vùng văn hóa Ba Vì, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội với số lượng du khách đến với lễ hội hàng mấy chục nghìn người mỗi ngày. Việc chuyển giao trách nhiệm tổ chức từ UBND phường Trung Hưng cho UBND thị xã Sơn Tây vào hội chính được diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không có sự tranh chấp nào, thậm chí là đồng thuận hoàn toàn, bởi “Giai đoạn đầu sau khi được khôi phục lại thì lễ hội Đền Và do phường Trung Hưng chịu trách nhiệm chính, thị xã Sơn Tây chỉ tham gia với tư các khách mời. Tuy nhiên, từ năm 1999 thì lễ hội b t đầu quá tải, đặc biệt vào năm chính hội do số lượng khách tham gia lễ hội quá đông, phường không thể tự đảm nhiệm được. Chính vì vậy từ đ , lễ hội được giao trực tiếp cho thị xã Sơn Tây chỉ đạo” [Phỏng vấn ông V, chủ tịch phường Trung Hưng, tháng 02/2017]. Như vậy, từ thời điểm năm 1999 khi lễ hội Đền Và được phục hồi trở lại và được tổ chức chính hội 3 năm một lần, thị xã Sơn Tây đứng ra tổ chức, đại diện chính quyền thị xã làm Trưởng BTC lễ hội, chỉ đạo tổ chức lễ hội bằng kế hoạch, văn bản thì có sự bài bản và chu đáo hơn. Thời gian tổ chức lễ hội vào tháng Giêng và tháng Chín âm lịch hàng năm nhưng trước đó, chính quyền thị xã phải tiến hành lập kế hoạch tổ chức lễ hội, quyết định trưởng ban và các tiểu ban. Cụ thể, số lượng khách mời trong dịp lễ hội cũng được chính quyền thị xã lên danh sách chỉ đạo. Bên cạnh lãnh đạo sở tại còn có sự tham gia của lãnh đạo các vùng lân cận cùng vùng tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản như đền Thượng, đền Thính, đền Ngự Dội… Bên cạnh đó, chính quyền cũng có định hướng vận động/lựa chọn một số người từng tham gia công tác ở địa phương, các cơ quan Nhà nước đã nghỉ hưu tham gia nhằm mục đích nâng cao vai trò, tiếng nói của Ban. Chính vì vậy, trước đây, phần lớn người ở

BTC là các cụ cao tuổi, chủ yếu là nông dân, người làm nghề tự do thì nay BTC có nhiều cụ am hiểu về di tích, có khả năng ăn nói để dễ dàng vận động các hoạt động của lễ hội. Nhờ sự can thiệp và quản lý của chính quyền nên sự phân công trách nhiệm giữa chính quyền và cộng đồng cũng như phân bổ nguồn kinh phí được rõ ràng.

Đối với chính quyền thị xã Sơn Tây, việc đầu tiên trong khâu tổ chức đó là lập ra

BTC lễ hội, bao gồm 20 thành viên với ban chỉ đạo bao gồm các đồng chí từ thường vụ Đảng Ủy (Bí thư, Chủ tịch xã) và các tiểu ban trực tiếp chịu trách nhiệm[chi tiết xem tại phụ lục 3]. Từ 20 thành viên này, BTC chỉ đạo xuống 1 tiểu ban là: 1/ Phòng Văn hóa và

Thông tin; 2/ Phòng Nội vụ; 3/ Văn phòng HĐND và UBND; 4/ Phòng Tài chính - Kế hoạch; 5/ Phòng Quản lý đô thị; / Phòng Y tế; 7/ Trung tâm Y tế; / Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 9/ Công an thị xã; 10/ Ban chỉ huy quân sự; 11/ Công ty Điện lực Sơn Tây; 12/ Đội Quản lý thị trường; 13/ Đề nghị Ban Tuyên giáo Thị Ủy ; 14/ Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; 15/ UBND phường Trung Hưng; 1 / UBND phường Phú Thịnh; 17/ UBND phường Viên Sơn; 1 / UBND phường Ngô Quyền và Lê Lợi. Ngày

29/ /201 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/201 /NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 201 . Nghị định nêu rõ các nguyên tắc tổ chức lễ hội, theo đó việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh công

lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước, tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đ p của lễ hội. Theo đó, nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đ p; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân; phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Nghị định cũng quy định không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người tham gia lễ hội phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường; không tổ chức hoặc tham giacác hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội. Thông qua nghị định này, có thể thấy tổ chức lễ hội không đơn giản là việc duy trì một sinh hoạt truyền thống và bảo lưu những giá trị của cộng đồng mà phải đảm bảo nhiều yêu cầu về an ninh, trật tự an toàn, vệ sinh môi trường, thuần phong mĩ tục cũng như đảm bảo sức khoẻ… Để có thể đáp ứng được những tiêu chí như nghị định trên, lẽ dĩ nhiên là cần sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban trong bộ máy chính quyền. Lễ hội càng lớn thì sự tham gia của các phòng ban càng nhiều. Lễ hội Đền Và đã đáp ứng được

nghị định này khi UBND thị xã Sơn Tây đã yêu cầu tổ chức lễ hội như sau: 1/ Lễ hội được tổ chức theo phong tục truyền thống, trang trọng, tôn nghiêm, đảm bảo đúng quy định; phần hội vui tươi, an toàn, tiết kiệm góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích; 2/ Đảm bảo tự do tín ngưỡng của nhân dân, không để hoạt động tôn giáo,

mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác xảy ra tại lễ hội; 3/ Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan thị xã Sơn Tây và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong chỉ đạo, tổ chức lễ hội.

Bên cạnh yêu cầu hướng đến những giá trị truyền thống, tự do tín ngưỡng, tránh tệ nạn xã hội, UBND thị xã Sơn Tây còn yêu cầu lễ hội phải đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban từ cấp thị xã Sơn Tây và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xuống đến các phường, xã. Thực tế cho thấy, sự phối hợpchặt chẽ này mặc dù nhằm phục vụ cho nhu cầu tổ chức lễ hội nhưng sẽ có những tác dụng cho chính quyền trong tổ chức các sự kiện kinh tế, chính trị hay văn hóa xã hội khác. Các sự kiện được thị xã Sơn Tây tổ chức như triển lãm, hội chợ… đều được đánh giá thành công và ít gây ra những sự cố đáng tiếc. Chúng ta không nói nguyên nhân thành công là do tổ chức lễ hội nhưng chắc chắn, nhìn từ góc độ tổ chức thì UBND thị xã Sơn Tây đã có kinh nghiệm tổ chức lễ hội. Kể từ năm 1999, tức là sau 42 năm gián đoạn lễ hội (1957-1999), lễ hội Đền Vàđược khôi phục lại, qua mỗi năm, cùng với cộng đồng, chính quyền đã dần phải học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm tổ chức, khắc phục những sai sót. Chìa khóa của sự thành công ở đây chính là sự phối hợp ăn ý của bộ máy chính quyền với các phòng ban chức năng. Dễ dàng nhận thấy, lễ hội được tổ chức càng nhiều, sự tham gia của chính quyền càng sâu thì kinh nghiệm chính quyền nhận được càng phong phú. Thực tế cho thấy, cái người ta nhìn vào hay đánh giá qua một kỳ tổ chức lễ hội đó chính là ở khâu tổ chức thành công hay không? Có xảy ra sự cố đáng tiếc nào không? Có đông người đến dự hội hay không? Có thu được tài chính nhiều không? Và những đánh giá này cho thấy công sức lớn của các phòng ban chính quyền. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý đối với tổ chức lễ hội trên cả nước nói chung mà mỗi địa phương, căn cứ vào tình hình thực tế có những mô hình quản lý riêng. Lễ hội Đền Và vào năm chính được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu là hội lớn hay các năm thường là hội phụ thì mức độ huy động chính quyền tất nhiên cũng có sự khác biệt nhưng nhìn chung, các phòng ban chức năng đều được huy động tối đa, đảm bảo sự thực thi trơn tru bộ máy. Chúng ta thấy tổ chức lễ hội Đền Và chính là cơ hội cho chính quyền

phân công rõ nhiệm vụ của các phòng ban chức năng và đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Nhìn vào bảng phân công công việc trên, chúng ta thấy rõ không có sự chồng chéo hay khoảng trống trong khâu tổ chức mà tất cả các nhiệm vụ đều được phân cấp để cụ thể hóa và có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban một cách hợp lý. Vì đây là

sự kiện văn hóa nên chịu trách nhiệm chủ trì là văn phòng HĐND, UBND, phòng Nội vụ phối hợp cùng với phòng Văn hóa và Thông tin. Ba phòng ban vừa chủ trì vừa chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu, thành lập BTC cũng như các kế hoạch chỉ đạo và báo cáo kết quả tổ chức lễ hội. Phòng Quản lý đô thị phối hợp với công an thị xã chuẩn bị phân luồng giao thông và đường bộ lẫn đường thủy để đảm bảo lễ rước an toàn thuận lợi, phối hợp với Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị đảm bảo thông thoáng và giữ gìn môi trường nơi diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó, 5 phường trong thị xã là Trung Hưng, Phú Thịnh, Viên Sơn, Ngô Quyền và Lê Lợi được phân công ở những mức độ quyền hạn và nhiệmvụ khác nhau từ lễ tế đến lễ rước cũng như các trò vui chơi trong lễ hội.

Như vậy, quá trình phân công nhiệm vụ tổ chức vào hội chính cho UBND thị xã Sơn Tây chính là một ví dụ điển hình của vấn đề chính thống hóa vai trò của nhà nước. Sự tham gia của Nhà nước trong tổ chức chính là điều cần thiết bởi bản thân các cộng đồng chủ nhân, trong bối cảnh thể chế chính trị Việt Nam hiện nay cần có sự chính danh hay hợp pháp hóa các hoạt động bảo vệ di sản của cộng đồng. Chính thống hóa, Nhà nước hóa từ quan điểm của người dân cũng thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền, từ đó làm chất xúc tác để người dân có ý thức và nỗ lực hơn trong việc bảo vệ di sản mà cha ông để lại. Chính thống hóa, mặt khác cũng tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý kể cả trong tổ chức lễ hội cũng như trong những hoạt động khác. Mặt khác, trong bối cảnh lễ hội có những biến đổi không ngừng cần có một quan điểm tỉnh táo để quản lý cộng đồng. Chính bản thân cộng đồng cũng thừa nhận, nếu không có sự tham gia của của chính quyền thì cộng đồng không thể tổ chức lễ hội với quy mô vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ như hiện nay được. Chỉ Nhà nước mới có thể đảm bảo các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường cũng như là đầu mối kết nói các nhóm xã hội, các nhà tài trợ cho việc tổ chức và bảo tồn lễ hội.

2.2.1.2 Chính thống h a vai trò tổ chức của UBND phường Trung Hưng

Vào hội lệ, UBND phường Trung Hưng được coi là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tổ chức lễ hội. Để lễ hội có thể diễn ra thành công, giống như UBND thị xã Sơn Tây, UBND phường Trung Hưng cũng thành lập ban chỉ đạo, điều hành lễ hội [chi tiết xem tại phụ lục]

Nhìn chung, trong tổ chức lễ hội Đền Vàvào hội lệ, UBND phường Trung Hưng đã đáp ứng được những yêu cầu của bản kế hoạch tổ chức, đó là: 1/ Thực hiện đúng nghi lễ, phong tục truyền thống, đảm bảo thuần phong mỹ tục, chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống; 2/ Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, kiên quyết bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu, nạn ăn xin, rải tiền lẻ tràn lan, chú trọng công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, vệ

sinh môi trường, đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ trước, trong và sau lễ hội; 3/ Thực hiện đúng thời gian, nội dung chương trình lễ hội theo quy định của BTC.

Trách nhiệm của UBND phường Trung Hưng trong tổ chức lễ hội được thể hiện ở việc chỉ đạo nhân lực và chi kinh phí vào hội lệ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với Ban Tế: các cụ trông coi bên trong và bên ngoài Đền Và được UBND phường sắp xếp và lựa chọn theo quy trình ba bước: Bước 1. Các cụ trong làng đề xuất lên tổ trưởng tổ dân phố => Bước 2. Tổ trưởng tổ dân phố đề xuất lên phường Trung Hưng => Bước 3. Phường căn cứ vào tình hình thực tế sẽ yêu cầu 9 làng cử người lên. Trừ cụ Sơn - chủ tế, chủlễ Đền Vàđã có nhiệm kỳ 14 năm không cần bầu lại thì tổng số lượng các cụ trông coi Đền Và dịp lễ hội là 1 cụ, chia thành 3 ca, với 2 ca ngày và 1 ca đêm. Một ca làm việc khoảng tiếng nhận được tiền công là 30.000 đồng. Vào tháng thường niên, số tiềnmỗi cụ nhận được khoảng 300.000 đồng, còn vào mùa lễ hội khoảng 400.000 đồng. Ngoài ra, tiền bồi dưỡng trông coi, mỗi cụ trực ca ngày được nhận 50.000 đồng và ca đêm là 70.000 đồng. Tuy nhiên, số tiền của các cụ trực trong Đền Và ngoài đền có sự

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)