Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện biểu tượng

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 107)

3.3.1. Biểu tượng Đức Thánh Tản và các nghi thức biểu đạt

Trong các nền văn hóa, ở các không gian và thời gian khác nhau, luôn có một biểu thị chung mang tính nhân loại, đó chính là: lễ hội truyền thống. Điều này có nghĩa là, thực hành lễ hội, dù ở tư cách nào Nhà nước hay cộng đồng cũng đều tạo dựng cho họ một nền

tảng VXH nhất định. Đó đã trở thành cái bất biến của Nhà nước và cộng đồng dự hội. Điểm khác biệt ở đây chính là quy mô, tính chất và lịch sử của lễ hội. Sinh thành trong các xã hội cổ truyền, nếu lễ hội truyền thống nào trải qua nhiều biến thiên lịch sử mà vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại thì tham dự lễ hội đó sẽ đem lại VXH có ý nghĩa nhất định với Nhà nước và cộng đồng. Vì thế, luận án tán thành cách tiếp cận của Đoàn Văn Chúc [18]

và Đoàn Minh Châu [16] khi cho rằng chức năng của lễ hội là “sự biểu hiện cácgiá trị xã hội của một cộng đồng và tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó cộng đồng lại với nhau”

[18, tr.133]. Theo tác giả Đoàn Minh Châu, “Lễ hội có được chức năng đó là bởi nó luôn bao hàm một hệ thống biểu tượng, mà qua hệ thống đó, con người hồi tưởng và tri giác được cội nguồn của những mối liên hệ truyền thống đã sinh ra và đang bảo trì cộng đồng”

[16, tr.112]. Ở đây, NCS sẽ phân tích hệ thống biểu tượng trong lễ hội Đền Vàdưới quan điểm của Đoàn Văn Chúc và Đoàn Minh Châu như sau:

Bảng 3.3. Hệ thống biểu tượng trong lễ hội Đền Và

Biểu tượng Lớp nghĩa Giá trị biểu tượng

1. Đức

Thánh Tản Thần Núi Bách nghệ tổ sư

Thành hoàng làng

-Sự hội tụ giá trị xã hội ở cộng đồng Đền Và: ước mong một vị thần vừa có uy nghi sức mạnh vừa gắn bó với cuộc sống của người lao động.

- Thể hiện giá trị của dân tộc - quốc gia: đoàn kết tộc người, là công cụ thống nhất quốc gia - dân tộc.

2. Nghi thức

biểu đạt hành vi thực Là những hành biểu tượng

- Quy định hành vi của con người.

- Tạo nên sức mạnh và tính cố kết cộng đồng dân tộc.

- Thể hiện các giá trị xã hội và tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó cộng đồng

Biểu tượng hóa lễ hội để tạo nên những giá trị xã hội và mối quan hệ xã hội, đương nhiên không phải là sản phẩm của một cá nhân nào mà phải là sự cộng hưởng, trí

tuệ, niềm tin cũng như hành vi của cả một cộng đồng. Cộng đồng đã tạo ra lịch sử và văn hóa thông qua biểu tượng Đức Thánh Tản. Ngài ngự tại đền, chứng kiến đời sống của dân chúng cùng dân chúng ghi nhớ mọi kỉ niệm của làng xã. Nhờ VXH này, mọi luật lệ, thói tục, đạo đức của cộng đồng đều được ngài duy trì vì muốn được Ngài ban phước và sợ bị Ngài trừng phạt. Trên phương diện xây dựng biểu tượng lịch sử và văn hóa cho hình tượng Đức Thánh Tản, cộng đồng đã chọn cách sáng tạo các lễ vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Ngài. Quan sát trong một lễ hội ở đền thì bên cạnh những cuộc tế long trọng và có tính chất chính thống là hàng loạt những thực hành tín ngưỡng của cá nhân hay một nhóm người. Người phụng thờ ký gửi ước vọng, niềm tin, sự tin tưởng vào lễ vật dâng cúng. Họ sắm những mâm, những đĩa lễ vật riêng, truyền tay nhau đến ông từ hoặc những người phụ lễ đưa đến bàn thờ thần, rồi từ những góc khác nhau họ hướng về phía bàn thờ mà lễ vọng với những lời cầu khẩn rất chân thành cho sức

khoẻ, tài lộc và may mắn của bản thân và gia đình. Lễ vật không phải là yếu tố bắt buộc nhưng đó chính là một phương tiện để bày tỏ tấm lòng thành kính, để khấn vái xin những điều mà họ mong được để thánh thần trợ giúp. Có những lễ hội ở đền chọn các lễ vật ngẫu nhiên tuỳ vào tình hình kinh tế cũng như thói quen của người đi lễ (hương, hoa, oản, quả, rượu, trà) nhưng cũng có những lễ hội người ta dâng thánh thần những lễ vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của vị thánh thần ấy. Và đó chính là một cách biểu lộ lòng

thành kính và tưởng nhớ tri ân sâu sắc. Việc tin và thực hành các biểu tượng đó qua các lễ tế, lễ rước, lễ dâng cúng phẩm mà nhờ Ngài mới có được chính là biểu hiện lòng sùng kính và biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Ngài. Cũng qua các lễ vật ấy, chúng ta có thể thấy được hình ảnh oai phong lẫm liệt của một vị Nhiên thần - thần Núi (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao), công lao của một vị Bách nghệ tổ sư khi dạy dân làm nông nghiệp (quang gánh, đội sọt, làm ngư nghiệp (cá) hay những nếp sinh hoạt quen thuộc của cư dân (trầu không vôi, xôi không muối).

Ở đây, luận án đề cập đến hai biểu tượng lớn, đó là Đức Thánh Tản và nghi thức biểu đạt. Về biểu tượng Đức Thánh Tản, NCS đã phân tích cụ thể các lớp văn hóa tín ngưỡng tại chương 1, vì vậy, ở đây, NCS sẽ tập trung vào biểu tượng nghi thức trong lễ hội [Hệ thống biểu tượng và ý nghĩa biểu tượng xem tại phụ lục 10]. Qua khảo sát, có một số lễ vật duy trì từ truyền thuyết. Hầu hết các lễ vật đều giống nhau, và là những loại lễ vật truyền thống giống như ở các lễ hội khác như tráp hoa quả, xôi và thịt lợn… Như làng Vân Gia, vào ngày 14, khi rước kiệu vào đền làm lễ Phong Triều, ngoài tráp hoa quả, lễ vật của làng là đĩa xôi ép (xôi hình vuông), miếng thịt lợn luộc, và đĩa cơm ép. Theo những người trong đình làng Vân Gia, xôi ép và cơm ép xuất phát từ truyền thuyết nắm cơm do công chúa Ngọc Hoa chuẩn bị cho Thánh mang đi đường ăn năm xưa lúc tới Sơn Tây. miếng thịt lợn luộc tượng trưng cho truyền thuyết khi xưa Thánh đến làng, dân làng mổ lợn thiết đãi Thánh. Vậy nên sau này, khi mang lễ vật vào đền lễ Thánh, làng luôn chuẩn bị đĩa thịt lợn để tưởng nhớ truyền thuyết Thánh tới làng. Sau khi phong triều tại Đền Và, đoàn rước kiệu sẽ quay trở về đình làng và thụ lộc. Và khác với các đình khác,

trong bữa thụ lộc của làng Vân Gia, làng sẽ chỉ thết cỗ toàn bộ là thịt lợn và xôi - cơm lễ, ngoài ra không xuất hiện bất kỳ món ăn từ thịt loài vật khác.

3.3.2. Biểu tượng quy định hành vi của con người và cố kết cộng đồng

Cộng đồng nơi đây tuân thủ nghiêm ngặt quy định về thời gian tổ chức. Không kể năm chính hay năm phụ thì trước ngày 15 tháng Giêng và tháng Chín là ngày chính hội, người dân chuẩn bị lễ vật cúng ở nhà trước khi vào đền làm lễ dâng thánh. Vào năm chính, mặc dù lễ rước bắt đầu từ 4h sáng nhưng từ 12 giờ đêm kiệu của các thôn đã được rước lên và sắp xếp ngăn nắp tại sân Đền Và. Trước 4 giờ sáng thì đoàn múa lân múa

rồng của thôn Phú Nhi cũng đợi sẵn ở cửa đền, chỉ chờ hiệu lệnh kiệu Long Ngai Bài Vị được rước ra thì các kiệu khác sẵn sàng theo sau. Đoàn rước đi từ tờ mờ sáng và đến chiều tối muộn mới quay lại đền nhưng mọi người đi rước đều rất thành tâm, có ý thức nên đoàn rước đi từ đầu đến cuối rất nghiêm trang và tạo thành một khối thống nhất chứ không rời rạc. Phía đền Ngự Dội nghênh lễ Thánh từ 10 giờ sáng cùng ngày, mặc dù đoàn rước từ Đền Và thông thường sớm nhất cũng 11 giờ và muộn nhất là khoảng 1 giờ chiều mới đến được bên kia sông Hồng - khu vực nghênh lễ của đền Ngự Dội.

Thứ nhất, việc rước bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản từ cung cấm ra ngoài kiệu được các cụ tiến hành rất bài bản, tỉ mỉ và cẩn thận. Trước ngày chính hội, không ai được phép lai vãng khu vực hậu cung để tránh ảnh hưởng đến các Thánh. Khi rước Bài vị ra ngoài, các cụ phải rửa tay sạch sẽ bằng nước hương trầm và đeo khẩu trang, giữ yên tĩnh và đảm bảo khu vực thực hiện nghi lễ luôn được che kín, người ngoài không thể nhìn thấy được.

Thứ hai, các thanh niên được chọn rước phải xếp thứ tự theo sự phân công từ quá khứ, khi đi phải đi rất chậm, đi ngang, rê chân trên mặt đường và nghe thấy tiếng trống và hiệu lệnh mới được rước. Mặc dù kiệu rất nặng nhưng đoàn rước vẫn phải đi đúng lộ trình và đến các điểm nghênh lễ Thánh như đình, chùa, tổ dân phố đều phải đưa lên cao để người dân chui kiệu và quay kiệu như biểu thị niềm vui mừng và sự hưng phấn của Thánh.

Thứ ba, các cô các bác và các cụ bà trong đội rước nữ vẫn đảm bảo hương cháy liên tục và phải thắp lại nếu như hương bị tắt. Tại mỗi điểm người dân hai bên đường hành lễ và công đức, các kiệu đều phải đi chậm và dừng lại để đảm bảo cho việc hành lễ được thành kính nhất.

Thứ năm, lễ vật dâng Thánh thường cố gắng có thịt lợn, to thì một con lợn hay thủ lợn, nhỏ thì một miếng thịt lợn luộc nhằm tái hiện và tưởng nhớ câu chuyện dân làng Ngự Dội mổ lợn khao Thánh năm xưa.

Thứ sáu, những ghi chép và điền dã của tác giả Nguyễn Xuân Diện và Lê Thị Hiền đã chỉ ra rằng hàng năm cứ đến trước trong và sau ngày 15 tháng Giêng và 15 tháng Chín người dân đến lễ rất đông. Vào bốn năm chính Tý, Ngọ, Mão, Dậu mở hội to thì đám rước có sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, các tổ chức chính quyền như cơ quan công sở như trường học, bệnh viện, ngân hàng cũng như các tổ chức tôn giáo tín ngưỡng tại địa phương như đình, chùa cũng như các dòng họ. Trước ngày rước lên Đền Và thì ở các thôn

người dân đều mở tiệc khao thánh và sắp xếp lễ vật, y phục lên Đền Và. Vào bốn năm chính, cộng đồng đền Ngự Dội đảm nhận trách nhiệm rước nước về làm lễ mộc dục, vào tám năm phụ còn lại thì trách nhiệm đó được giao cho làng Phù Sa (do đã tiếp đón Thánhchu đáo khi Thánh giả làm người ăn xin đi qua thôn mình). Các cỗ dâng Thánh được chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng và tuân thủ theo phong tục xưa để lại để tránh những điều cấm kị, cụ thể như các

món xôi không muối, cá không muối và trầu không vôi. Vào lễ hội Đả Ngư tháng Chín, các thôn đều dâng cá chín lên Thánh (trước đây là cá luộc thì nay thay bằng cá nướng để lâu hỏng hơn), riêng đền Ngự Dội luôn dâng cá sống do trong truyền thuyết Đức Thánh Tảnđã thả một con cá chửa về phía sông Tích Giang bơi về phía đềnNgự Dội ngày nay.

Đặc biệt, kể từ khi lễ hội Đền Vàđược khôi phục lại sau chiến tranh và được tổ chức lớn thành chính hội thì không thể không kể đến nhân lực tổ chức từ cộng đồng địa phương. Điều này đã thể hiện giá trị xã hội to lớn là tính cố kết cộng đồng dân tộc. Bên cạnh những nghi lễ được duy trì từ quá khứ cho đến nay như lễ rước ba kiệu chính là kiệu Long Ngai Bài Vị, kiệu Văn và kiệu Lồng Mũ thì các thôn chuẩn bị thêm các kiệu quả riêng của thôn. Bên cạnh đó, các đình, đền, chùa cũng như các hộ gia đình, dòng họ, tổ dân phố… đều chuẩn bị lễ vật để nghênh Thánh đi qua. Việc tham gia này hoàn toàn là tự nguyện, được đề cử, tín nhiệm từ trong cộng đồng và không có nhiệm kỳ làm việc. Như cụ Sơn - chủ tế và cũng là chủ lễ Đền Và đã làm được 14 năm và nếu không bị bệnh thì sẽ vẫn tiếp tục được người dân và chính quyền tín nhiệm và tin tưởng giao cho trách nhiệm to lớn này. Hội nhỏ thì huy động hai ba trăm người còn hội lớn thì đến cả ngàn người, từ các cháu học sinh, sinh viên rước kiệu, các chị em phụ nữ chuẩn bị dọn d p cho đến các cụ bà trong đội rước nữ, các cụ ông trong đội tế nam. Đặc biệt phải kể đến vai trò của các cụ từ khoảng 55- 0 tuổi trở lên trong việc gìn giữ và phát huy giá trị lễ hội Đền Và. Các cụ đã tình nguyện và rất tâm huyết phục vụ và thực hành các nghi lễ tôn thờ Đức Thánh Tản, gìn giữ sự kiêng kị và đảm bảo sự linh thiêng, tâm linh của lễ hội. Việc thực hành và trao truyền con cháu những giá trị của lễ hội vẫn được thế hệ ông bà cha m có ý thức và tinh thần trách nhiệm, chính vì lẽ đó việc bắt gặp cả gia đình hay cả dòng họ cùng tham gia lễ hội Đền Vàkhông phải là hình ảnh hiếm thấy. Đây chính là một sự tiếp nối di sản bền vững và phù hợp với tiêu chí bảo tồn di sản một cách bền vững trên nguyên tắc cộng đồng là chủ nhân của di sản và cần phát huy vai trò chủ động và tích cực của cộng đồng bản địa, đúng theo mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO về sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng, các nhóm người và cá nhân trong công tác bảo vệ di sản văn hóa.

Từ năm 200 Đền Và được trùng tu và tôn tạo và cho đến nay, công tác này đã hoàn thành, góp phần thay đổi diện mạo di tích. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về di sản ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, khơi dậy tinh thần trách nhiệm để cùng nhau chung tay bảo vệ và phát huy các giá trị di sản. Cũng từ đó, cộng đồng trở thành tác nhân đóng góp và làm nên những thay đổi cho di tích và sau đó là lễ hội. Bởi, theo tâm lý cộng đồng khi di tích và lễ hội quê mình được công nhận và vinh danh thì cộng đồng sẽ mong muốn có những đóng góp nhằm mở rộng, quảng bá hình ảnh di tích và lễ hội. Đặc biệt khi đời sống vật chất đã đầy đủ thì người

dân sẽ quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần, trong đó có vấn đề tâm linh, tín ngưỡng. Người dân dĩ nhiên sẽ tham gia vào các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mà đặc biệt vào những ngày hội chính, đồng thời sẵn sàng đóng góp kinh phí, vật chất theo các chương trình xã hội hóa cũng như công đức về tiền bạc và hiện vật cho lễ hội. Thực tế cho thấy vào những năm chính hội, nguồn tiền và hiện vật công đức lên đến mấy tỷ và đủ để tổ chức lễ hội cho năm sau mà không cần đến nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cũng như chương trình xã hội hóa của Nhà nước. Trong nội bộ dân làng, nhiều cá nhân, dòng

họ cũng có tâm lý muốn để lại dấu ấn của mình ở di tích và lễ hội để tự hào với dòng họ khác, để khẳng định tên tuổi, vị thế của dòng họ mình. Chính vì vậy những mâm lễ vật đắt đỏ, những hiện vật công đức giá trị không phải là hình ảnh hiếm thấy trong lễhội.

3.3.3. Biểu tượng hội tụ các giá trị xã hội và tái xác định những mối liên hệ đã gắn bó cộng đồng

Lễ hội là một “hiện tượng xã hội tổng thể” và là một “hình thái nguyên sinh” hay một “hình thái nguyên hợp” của văn hóa. Vì thế, nó là một hiện tượng văn hóa xã hội đa chức năng. Nhưng qua quá trình thích nghi, biến đổi và đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại nhiều chức năng vốn có có nó đã bị thay đổi hoặc bị giải triệt. Ví dụ, đại đa số lễ hội đều được hình thành và tồn tại bởi nó thỏa mãn được nhu cầu tín ngưỡng của cộng

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)