Quản lý tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng chính trị

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 53 - 60)

2.1.1. Quản lý tín ngưỡng

Có thể khẳng định rằng, sự hình thành tín ngưỡng không phải bắt đầu từ Nhà nước. Tuy nhiên, để cho vị thần của tín ngưỡng đó được quyền uy hơn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn nhất định cần có sự giúp sức và can thiệp của triều đình phong kiến. Sự can thiệp này đã biểu hiện qua những cách sau:

Thứ nhất, xây dựng, bảo lưu và phát huy giá trị của thần tích. Vào thời kỳ phong kiến, khi Nho giáo thịnh hành ở Việt Nam, các truyền thuyết về Đức Thánh Tản được triều đình văn bản hóa thành các thần tích ghi lại lai lịch, công trạng của vị thần này theo một hệ thống. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng, người dân đã thuộc làu truyền thuyết từ rất lâu đời trước khi được ghi lại thành thần tích. Vì thế, ngay ở thời phong kiến, thần tích chỉ có ý nghĩa lưu giữ truyền thuyết dân gian và đóng vai trò làm thiêng hoá nhân vật phụng thờ chứ không chi phối việc tổ chức lễ hội. Chỉ có sau thời kỳ chiến tranh và bao cấp, nhiều thế hệ cao tuổi đã ra đi, truyền thuyết bị lãng quên nhiều, lễ hội cũng bị mai một, người ta cần đến thần tích để khôi phục lễ hội.

Thứ hai, lịch sử hoá Đức Thánh Tản. Cùng với cộng đồng, lịch sử hóa Đức Thánh Tản chính là cách thức mà triều đình nhào nặn cho hình tượng. Theo tác giả Nguyễn Chí Bền: “Quá trình lịch sử hóa diễn ra sau hoặc đồng thời với quá trình huyền thoại hóa. Đây là

quá trình cả vương triều lẫn dân gian gắn kết các nhân vật phụng thờ vào các giai đoạn của lịch sử dân tộc. Quá trình này diễn ra bắt đầu với việc nhân thần hóa các vị thần tự nhiên, rồi chuyển vị nhân thần ấy thành nhân vật lịch sử văn hóa” [12, tr.1 9]. Như đã phân tích ở chương 1, lớp văn hóa Việt Mường cũng như lớp tín ngưỡng Nhiên thần đã phủ lên hình tượng Đức Thánh Tản sắc màu huyền ảo, khiến Ngài trở thành vị Thánh với quyền lực phi thường, cai trị cả vùng núi non sơn thủy hữu tình Ba Vì. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở lớp văn hóa tín ngưỡng này thì trong tâm thức dân gian chỉ còn lưu giữ hình ảnh và tên gọi liên quan đến thần Núi, chưa sáng tạo ra một hình hài và lai lịch cụ thể cho Ngài được. Chính vì vậy, quá trình lịch sử hóa đã diễn ra để đưa Tản Viên gần với đời sống của người dân mà không mất đi cái thơ mộng và huyền ảo của huyền thoại. Tuy không nổi bật như đề tài chống lũ lụt hay khai sáng văn hóa nhưng trong bản thần tích lưu giữ ở Đền Và có nói về cuộc chiến giữahai bộ lạc Âu Việt (đứng đầu là Thục Phán) và Lạc Việt (đứng đầu là Hùng Vương)... Ngoài cuộc chiến tranh quân sự giữa hai bộ lạc, qua truyền thuyết còn có cuộc chiến “tranh chấp tình duyên” ẩn sau cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đằng sau sự kiện cuộc đối đầu giữa thần núi và thần nước ta thấy thấp thoáng câu chuyện khác về việc tranh giành một người phụ nữ - mà ở đây chính là công chúa Ngọc Hoa. Như vậy, Đức Thánh Tản là một nhân vật có vai trò như một vị anh hùng trong lịch sử chống lại sự xâm lược của giặc bên ngoài để bảo vệ cuộc sống của người dân. Không những vậy, ta còn thấy được một tinh thần nhân văn cao cả của Đức Thánh Tản khi khuyên vua cha nhường ngôi lại cho Thục Phán để đổi lại sự bình an cho đất nước. Việc lịch sử hóa Đức Thánh Tản đã một lần nữa nhấn mạnh công lao của Ngài, đó là ngoài việc giúp nhân dân tránh khỏi chiến tranh, còn thúc đẩy sự hợp nhất hai bộ lạc là Lạc Việt và Âu Việt, thống nhất miền núi và miền xuôi thành nhà nước Âu Lạc - một chế độ nhà nước cao cấp và phát triển hơn nhà nước sơ khai Văn Lang. Đây là một “sự kế tục và phát triển trên mức cao hơn quốc gia Việt Nam đầu tiên - nước Văn Lang - trên cơ sở ý thức dân tộc đã được nâng cao lên một bước”

[12, tr.35]. Sự thống nhất này khiến đất nước ta mạnh hơn để củng cố Nhà nước và đối phó với giặc ngoại xâm. Ở giai đoạn này, ý thức dân tộc được đưa lên một tầm cao mới, đó là bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm, gìn giữ đất nước của dân tộc. Như vậy, lớp tín ngưỡng dân gian của một vị thần Núi từ trong cộng đồng được bao phủ thêm lớp tín ngưỡng anh hùng lịch sử của triều đình phong kiến đã khiến cho hình tượng Đức Thánh Tản trở nên toàn v n và uy quyền hơn, tạo sức sống mãnh liệt cho hình tượng và điều này chính là một mục đích mà triều đình muốn hướng tới để cai trị nhân dân của mình.

Có thể nói, thần tíchlịch sử hoá đã cho thấy Đức Thánh Tản vốn không phải một con người có thật mà chính là sản phẩm của sự nhào nặn dân gian cùng những động thái chính trị của triều đình phong kiến. Mặc dù Đức Thánh Tản có nguồn gốc xuất thân

sự phổ rộng và những sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến ngài mạnh mẽ như vậy. Quá trình nhào nặn, đắp thêm các lớp nghĩa của hình tượng phản ánh yếu tố chính trị rõ nét.

Nhìn từ phương diện quyền lực của triều đình xuống làng xã thì quá trình lịch sử hóa

Đức Thánh Tản không đơn thuần là một cách thức lưu giữ ký ức tập thể những vết tích quan trọng của quá khứ mà còn là một công cụ thay Nhà nước bảo hộ con dân, nhằm củng cố tính thống nhất - dân tộc - tộc người của Nhà nước cũng như những người đại diện cho lợi ích quốc gia và gửi g m những mong muốn về một xã hội tốt hơn, an bình và thịnh trị hơn của triều đình trong một giai đoạn lịch sử.

2.1.2. Củng cố hệ tư tưởngchính trị

2.1.2.1. Vị vua của làng xã: thành hoàng làng Đức Thánh Tản

Thành hoàng làng là vị thần quan trọng với những cư dân trồng lúa nước trong làng xã. Đối với dân làng, Thành hoàng làng là biểu hiện của lịch sử, của phong tục, đạo đức, pháp luật cũngnhư một thứ quyền uy siêu việt, một sợi dây đoàn kết khiến cho việc tổ chức và quản lý làng xã được chặt chẽ hơn. Trong xã hội cổ truyền, Nhà nước ở đây chính là triều đình phong kiến đã dùng Thành hoàng làng như một công cụ cai trị gián tiếp của triều đình, thay vua để cai quản thôn làng. Để Thành hoàng làng có thêm quyền uy, giai cấp thống trị đã khoác lên vị thần sắc phong và trao quyền cai quản cõi thiêng về một làng quê cụ thể. Có thể nói, nếu thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng chính của cộng đồng gia tộcthì thờ Thành hoàng làng là tín ngưỡng chính của cộng đồng làng. Từ thời nhà Lê trở đi, với sự thắng thế của Nho giáo, tầng lớp Nho học ở làng xã ngày một đông đảo đã nắm lấy quyền quản lý đình làng, nghi thức hóa việc thờ cúng theo tinh thần Nho giáo. Đặc biệt là từ thế kỷ XVI với việc phong bằng sắc cho thần hoàng làng xã, nhà nước phong kiến một lần nữa nâng cấp và chính thức hóa việc thờ cúng này ở nông thôn. Như đã phân tích ở phần chương 1 của luận án, Đức Thánh Tản là một vị Thành hoàng làng, một “Thượng đẳng tối linh thần” bảo vệ che chở cho cộng đồng chống lũ lụt, chiến tranh cũng như khai sáng văn hóa. So với các vị Thành hoàng làng khác (có năm sinh năm mất, có hình hài cụ thể hay có chiến công đặc biệt trong lịch sử…) thì Đức Thánh Tản khá đặc biệt, bởi Ngài vốn là một vị thần Núi, được khoác lên lớp tín ngưỡng bách nghệ tổ sư - tổ nghề, lớp văn hóa tín ngưỡng Việt - Mường, lớp văn hóa Đạo giáo rồi cuối cùng là lớp văn hóa Nho giáo. Ở lớp văn hóa sau cùng này chúng ta có thể thấy được sự chi phốicủa mô hình nhà nước phong kiến Nho giáo mạnh mẽ. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng “Ở làng Việt Nam, từ các vị Thổ thần trở thành Thành hoàng đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển nội tại của bản thân làng xã, do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hoá, Nho giáo hoá thờ cúng Thần hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xã. Điều này thể hiện rõ rệt hơn cả từ

thời Lê mạt và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ…” [107, tr.95-96].

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt nói chung và người Việt ở Sơn Tây nói riêng, thờ phụng Thành hoàng làng giữ vai trò then chốt trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Thành hoàng làng là vị thần linh bảo trợ, phù hộ cho cả cộng đồng, một loại hình tín ngưỡng công xã nông thôn thời kỳ nguyên thủy chuyển biến sang xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, từ lớp tín ngưỡng cổ xưa ấy, việc thờ cúng Thành hoàng làng của người Việt đã bị “phong kiến hóa”, tiếp thu những ảnh hưởng của Nho giáo và tôn giáo khác. Hình thức gia đình tiểu nông và làng xã cổ truyền là mảnh đất nuôi dưỡng tốt cho hình thức tín ngưỡng này tồn tại dai dẳng. Thậm chí sau một thời gian dài mấy thập kỷ, tín ngưỡng Thành hoàng

làng bị hạn chế, hay phá bỏ, nay tế bào gia đình tiểu nông và dòng họ được phục hồi thì tín ngưỡng Thành hoàng làng lại có cơ hội trỗi dậy và tiếp tục tồn tại. Ngày nay, mặc dù Sơn Tây đã trở thành thị xã, tổ chức hành chính cũng đã có sự thay đổi, nhưng trong tâm lý của cộng đồng, Đức Thánh Tản vẫn luôn là vị thần bảo hộ cho cuộc sống, cho sinh mệnh của họ. Tích hợp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu nhất là lễ hội Đền Vàmột năm hai lần. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tảnvà lễ hội Đền Vàdĩ nhiên đã trở thành biểu tượng của cố kết cộng đồng: từ cộng mệnh (gắn bó vận mệnh) tới cộng cảm (đồng cảm về sinh hoạt văn hóa) của cộng đồng cư dân vùng Sơn Tây. Có thể thấy, ở làng xã Sơn Tây truyền thống, từ vị thần Núi, Đức Thánh Tản trở thành Thành hoàng làng và đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển của bản thân làng xã, vừa do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong kiến hóa, Nho giáo hóa thờ cúng Thần hoàng ở các làng với ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng xã. Điều này thể hiện rõ hơn từ thời Lê mạt và nhất là từ thời Nguyễn, qua việc hàng năm vua phong thần cho các Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ.

2.1.2.2. Nho giáo h a Đức Thánh Tản qua thần tích và s c phong

Hiện nay Sơn Tây được lên thị xã và đang quy hoạch trở thành một trong những trung tâm kinh tế chính trị nhưng tỉ lệ hộ dân làm nông nghiệp vẫn chiếm vai trì quan trọng.

Yếu tố nông nghiệp và làng xã vẫn vô cùng đậm nét từ quá khứ cho đến hiện nay. Khi nhìn nhận vai trò chủ thể của lễ hội cổ truyền của các vương triều quân chủ phải thấy quan hệ giữa các vương triều quân chủ này với làng xã. Tác giả Nguyễn Chí Bền cho rằng “Làng xã với tính chất tự trị đậm nét khiến hình ảnh vị vua chỉ còn là một hình ảnh xa vời. Nhà vua chỉ còn hiện diện trong con mắt của người dân với sắc phong cho thần linh có dấu (mộc) của nhà vua, với thần tích được các quan của triều đình san định hay sao lục” [12, tr.97]. Thần tích (thần phả) là cuốn sách của làng ghi lại sự tích thần kỳ của thần thánh, trong đó chủ yếu

đề cập đến công trạng của vị thánh làng mình. Cách viết mang màu sắc huyền thoại của thần tích thần phả là một nhân tố quan trọng trong việc thiêng hóa nhân vật phụng thờ. “Thần tích/ thần phả là văn bản ghi chép về vị thần được thờ phụng được lưu giữ trong đình, đền.

Thông thường, thần tích được cất giữ cẩn thận trong hộp sơn son thiếp vàng, cất trên một sàn gỗ ở gian chính giữa khu vực điện thờ. Người dân trong làng bảo vệ thần tích rất nghiêm cẩn, không phải ai cũng được xem. Vị thủ từ do dân làng chọn ra có nhiệm vụ trông nom và

giữ gìn, bảo vệ thần tích” [12, tr.247]. Sắc phong là một thành tố hiện hữu trong di tích, chủ yếu được lưu hành, cất giữ ở di tích. Đó là một “quyết định bổ nhiệm cán bộ” của nhà vua, giao cho một vị thần cai quản không gian thiêng của một làng quê. Đây là một sự chuẩn nhận của vương triều về vị thần với người dân thờ phụng, thể hiện sự uy nghiêm của vị Thánh nên thường được dân làng coi như một nghi vật quý giá và được cất giữ rất cẩn thận. Về phương diện xã hội học, điều này đã thể hiện sự thừa nhận (thể chế hóa) của giai cấp thống trị (Nhà nước lúc bấy giờ) đối với cộng đồng làng. Mỗi làng quê có một không gian thiêng, có thần linh ngự trị. Các triều đại phong kiến đã cụ thể hóa quan niệm thần ngự trị trên cõi thiêng của làng, không phải để đe dọa dân mà để bảo vệ dân chúng, bằng một đạo sắc phong mà dân gian quen gọi là sắc thần. Vì vậy, với vương triều, phúc thần và thành hoàng là người cai quản cõi thiêng của một làng quê, trông nom phần hồn của mọi người trong làng, bảo vệ dân đen (lê dân) của nhà vua. Trong xã hội cũ, nhà Nho có vai trò đặc biệt bởi họ chính là chủ thể văn hóa, đó là văn hóa Nho giáo với những nội dung học hành, lễ nghĩa cùng với việc ghi chép, diễn giải các văn bản của Vua và triều đình như sắc phong và thần tích. Ngày nay, văn hóa Nho giáo cũng chữ Hán bị bãi bỏ nhưng dấu ấn Nho giáo vẫn còn tồn tại qua những văn bản ghi chép được lưu giữ cũng như sứ mạng chuyển tải văn hóa Nho giáo tới cộng đồng thông qua bản thần tích và sắc phong trong lễ hội. Chính vì vậy, tìm hiểu về các sắc phong và văn bản thần tích chính là một cách cho thấy những biểu hiện đậm nét của mô hình nhà nước thế quyền với hệ tư tưởng Nho giáo chi phối làng xã. Sắc phong chính là sự cụ thể hóa thế tục của thần quyền. Đây là “công cụ tâm linh” mà các triều đình phong kiến sử dụng để điều tiết xã hội.

Trong số những ngôi đền thờ phụng Thánh Tản ở vùng Sơn Tây và Ba Vì, Đền Và (thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây) có một giá trị đặc biệt. Đó là một trong bốn cung lớn thờ Đức Thánh Tản còn nguyên đến hôm nay về mọi mặt: kiến trúc, hệ thống thờ cúng với nhiều văn bản Hán Nôm (trong đó có thần tích). Tác giả Nguyễn Xuân Diện đã thống kê “Ở đây có 4 quyển thần tích (mà trong đó chép 5 bản thần tích Đức Thánh Tản): Ngọc phả cổ lục, Tản Lĩnh Sơn ngọc phả, Đức Thánh Tản sự tích và Tản Viên Sơn Tam Vị Đại Vương Thượng Đẳng Thần ngọc phả” [23, tr. 5]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện cho rằng lớp văn hóa Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến tín

ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, mặc dù “đây là lớp muộn nhất của huyền thoại Sơn Tinh Đức Thánh Tản” [23, tr.57]. Cũng theo ông, “Nho giáo hóa Đức Thánh Tản ở đây chính là quá

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)