“Sáng tạo truyền thống” và phân công xã hội

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 69 - 86)

2.3.1. “Sáng tạo truyền thống”

Bàn về vấn đề khôi phục lễ hội, NCS cho rằng, Nhà nước đã rất thành công trong việc tạo lập VXH cho bản thân Nhà nướccũng như cộng đồng. Để tìm hiểu về phương thức khôi phục lễ hội truyền thống, luận án sẽ dựa vào hướng tiếp cận lý thuyết mới, đó là sáng tạo truyền thốngqua góc nhìn của Hobsbawm.Theo Hobsbawm, sáng tạo truyền thốnglà một tập hợp các thực hành (thườngchi phối bởi các quy tắc công khai hoặc ngầm chấp nhận và có tính chất nghi lễ hay tượng trưng) tạo dựng những giá trị nhất định và chuẩn mực về hành vi bằng cách lặp đi lặp lại liên tục với ngụ ý rằng chúng có liên quan đến quá khứ [148]. Vì việc khôi

phục lễ hội này căn bản dựa trên lễ hội gốc nên luận án sẽ sử dụng cụm từ “sáng tạo truyền thống”và cụm từ này cũng sẽ được quay lại tại chương 3 và chương 4 của luận án. Từđó, soi

chiếu lại quá trình khôi phục lễ hội và vai trò của Nhà nước đối với tổ chức lễ hội Đền Và. Cụ thể, quá trình “sáng tạo truyền thống”của Nhà nước được tiến hành như sau:

2.3.1.1. Khôi phục lễ hội truyến thống

Đền Và là di sản cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 19 4, tuy nhiên năm 1957 là lần rước cuối cùng sau khi thực hiện sự nghiệp cải cách ruộng đất, sau đó lễ hội Đền Vàbị gián đoạn trong 42 năm. Kể từ năm 1999, sau 13 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước có điều kiện về cơ sở vật chất, văn hóa tinh thần cũng như nhận thức của nhân dân về vấn đề tâm linh, chính quyền nhậnthấy yêu cầu bức thiết phải lập lại lễ hội bởi đây là tập tục truyền thống từ ngàn xưa. Chính quyền địa phương họp bàn kế hoạch lập lại lễ hội. Khó khăn lớn nhất chính quyền gặp phải đó là là những văn bản cổ về lễ tục, lễ nghi và công tác tổ chức không còn gì cả mà chỉ là truyền miệng trong nhân dân. Chính quyền phải tập hợp cộng đồng làng là những người am hiểu về lễ hội, về truyền thống địa phương. Năm 1999 là năm đầu tiên tổ chức sau 42 năm được đánh giá là rất thành công, bởi đó là khát khao từ bao đời của nhân dân cùng với quyết tâm của cấp Ủy , chính quyền. “Mỗi một năm, chính quyền hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức thêm những cái chưa biết, những cái mới, những cái cần bổ

sung. Cho đến nay, c thể coi như lễ hội đã hoàn chỉnh hoàn toàn” [Phỏng vấn cụ N - chủ tế, chủ lễ Đền Và, tháng 01/2021]. Có thể thấy, chính các nghi lễ cổ truyền được phục hồi là nguồn văn hóa, đạo đức quan trọng, thông qua đó Nhà nước có thể duy trì và củng cố quyền lực của mình. Công tác khôi phục lễ hội vào năm 1999 cho thấy chính quyền thị xã Sơn Tây rất quan tâm đến việc “sáng tạo văn hóa” địa phương. Việc phục hồi nghi lễ cổ truyền này chính là thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào các sinh hoạt văn hóa xã hội. Việc ban hành các văn bản quy định kế hoạch tổ chức lễ hội hay quản lý di tích cũng cho thấy quyền lực của Nhà nước đã được văn bản hóa để truyền tải đến cộng đồng. Từ năm 1999 đến nay, chính quyền phường Trung Hưng đã có chính xác là 21 văn bản ban hành về kế hoạch tổ chức hội chính và hội lệ cùng với 5 văn bản về quy chế quản lý di tích Đền Và, thị xã Sơn Tây ban hành văn bản về kế hoạch tổ chức hội chính. Có thể nhận thấy, sau khi Đổi mới, việc ban hành các quy định cụ thể này đã trở nên phổ biến. Việc đó đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương về việc khôi phục các lễ hội cổ truyền và là kết quả của những nỗ lực của Nhà nước trong việc dùng quyền lực để thiết lập cơ cầu quản lý và tổ chức lễ hội này.

Việc lễ hội Đền Vàđược khôi phục sau 42 năm đã cho thấy những cố gắng và nỗ lực không ngừng của chính quyền bởi, theo như thông tin điền dã thì sinh hoạt tín ngưỡng Đền

Và chỉ còn là những “mảnh vỡ” khó có thể phục hồi theo truyền thống trước đây, Trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, chính sách nhà nước về tín ngưỡng truyền thống cũng như tổ chức lễ hội đã thay đổi giữa các làng, các vùng miền để tạo tiếng vang cho lễ hội làng mình thì việc “sáng tạo truyền thống”của UBND thị xã Sơn Tây đã khơi dòng cho văn hóa truyền thống của cộng đồng được tiếp tục, đem đến sức sống niềm tin và sự đoàn kết trong cộng đồng, cũng như tiếp tục gợi nhắc cho thế hệ sau về nguồn gốc quá khứ của cha ông. Quá trình ấy đã đem lại cái nhìn tích cực cho Nhà nước: Nhà nước tôn trọng quyền tự quyết của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng trên cơ sở khẳng định quyền sở hữu và quyền kế thừa di sản cho cộng đồng địa phương. Dưới góc nhìn lý thuyết của Eric Hobsbawm, sự

sáng tạo truyền thống (như đối với công tác khôi phục lễ hội Đền Và của Nhà nước) là một hiện tượng khá phổ biến không chỉ ở những quốc gia hậu xã hội chủnghĩa (post-socialist) mà còn tồn tại ngay ở cả những xã hội phát triển cao như nước Anh hay nước Nhật. Để làm

rõ hơn quá trình sáng tạo truyền thống qua tổ chức lễ hội Đền Và, chúng ta cần kết nối các bên liên quan (Nhà nước tại chương 2 và cộng đồng tại chương 3). Qua đó xác định vai trò của mỗi bên đối với quá trình khôi phục và tổ chức lễ hội. Qua đó, chúng ta cũng có thể

khẳng định lại cơ sở hình thành VXH từ mỗi bên có sựtương đồng và khác biệt như thế nào.

2.3.1.2. Mở rộng quy mô lễ hội

Năm 2017 có thể coi là năm đặc biệt nhất đối với cộng đồng cư dân khu vực Đền

chức sau khi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt 201 . Hơn nữa, năm 2017 cũng trùng vào năm hội chính Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Với quy mô và ý nghĩa đặc biệt như vậy,

BTC huy động riêng thị xã Sơn Tây gần 1.500 người để tổ chức lễ hội trong đó đội rước khoảng 50 người. Đội hình rước bao gồm tám làng tổ chức tế phụng nghênh. Sau tuần tế phụng nghênh, long ngai bài vị của tam vị Đức Thánh Tản được phù giá ra kiệu chính để rước sang đền Ngự Dội, bên kia sông. Nghi lễ trung tâm của lễ hội là lễ rước long ngai bài vị "Tam vị Đức Thánh Tản". Trang trọng, uy nghi nhất là 3 kiệu chính: kiệu Văn, kiệu Lồng Mũ và kiệu Ngai[Diễn trình lễ rước xem tại phụ lục 7].

Một quy luật chung là tất cả không gian vật chất, không gian xã hội của một lễ hội cổ truyền là không gian làng. Cụ thể hơn, lễ hội được tổ chức bởi những con người của làng, bằng sự đóng góp về người và của, bởi các thành viên trong làng, cầu cúng cũng vì lợi ích của toàn thể dân làng, lộc thánh cũng được chia đều cho làng, vui chơi cũng dành cho tất cả mọi người trong làng. Cũng từ không gian làng, một số lễ hội đã phát triển lên thành những lễ hội có quy mô rộng lớn hơn: lễ hội vùng, thậm chí lễ hội cấp quốc gia. Sở dĩ như vậy là do không gian xã hội của lễ hội được nới rộng: các vị thánh vốn trước đây chỉ là biểu tượng cho giá trị của một cộng đồng làng, đã dần trở thành biểu tượng cho những giá trị của cả một vùng, thậm chí của cả một dân tộc, một quốc gia. Đây chính là mục đích mà Nhà nước muốn hướng đến, bởi dĩ nhiên sự mở rộng quy mô lễ hội sẽ đem lại cho chính quyền địa phương tên tuổi, uy tín và tiếng vang nhất định đối với những làng khác. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như lễ hội Đền Và trước hết nằm ở địa vực Đền Và, thuộc làng Vân Gia (làng đã dâng đất xây Đông cung Đức Thánh Tản), rồi từ đó, các làng Phù Sa, Phú Nhi và Duy Bình bắt đầu tham gia vào quá trình tổ chức thông qua sự hợp thức hóa những truyền thuyết như làng Phù Sa giúp Thánh, làng

Phú Nhi từ chối giúp Thánh hay làng Duy Bình là nơi Thánh dạo chơi. Từ lễ hội của một làng, lễ hội Đền Và trở thành lễ hội lớn của các làng lấy Đền Vàlàm trục trung tâm. Sự lan tỏa những giá trị xã hội của hình tượng Đức Thánh Tản ấy vừa là sự vận động tự thân, nhưng đa số là do tác động của những yếu tố chính trị: khi đã hình thành quốc gia - dân

tộc, nhà nước phong kiến đã tuyển chọn những giá trị xã hội phù hợp, có lợi cho ích lợi quốc gia, dân tộc mình rồi thể chế hóa chúng và phổ biến chúng khắp đời sống xã hội. Và Đức Thánh Tản được nhà nước phong kiến, thời gian dân gian phủ lên nhiều lớp ý nghĩa của một anh hùng lịch sử, anh hùng khai sáng văn hóa với hành trình cứu nhân độ thế vĩ đại để sức mạnh của hình tượng thêm trường tồn. Điều đó giải thích tại sao tất cả những người được phỏng vấn đều có chung quan điểm đây là lễ hội truyền thống rất quy mô để suy tôn Đức Thánh Tản như là hiện thân của tinh thần dân tộc. Vì vậy, có thể nói rằng: trong lễ hội truyền thống, phạm vi ảnh hưởng của vị thánh được tôn thờ sẽ quyết

định không gian xã hội của lễ hội ấy. Đến lượt nó, phạm vi ảnh hưởng ấy lại chịu tác động trực tiếp bởi sự tham gia của nhà nước phong kiến. Mỗi làng của người Việt đều có ít nhất một vị thánh thần - biểu tượng cao nhất về sự hiện tồn của cái xã hội làng - để tôn thờ. Nói theo cách lý giải của Durkheim thì việc tôn thờ vị thánh chính là một cách lý tưởng hóa cái xã hội làng, là sự đề cao những giá trị xã hội đang hiện tồn ở làng. Sự lý tưởng hóa này được dân gian biểu tượng hóa bằng một loại hình văn hóa đặc biệt: đó là lễ hội. Mở rộng quy mô lễ hội và tầm ảnh hưởng của vị thánh chính là các triều đình phong kiến làm để củng cố hệ tư tưởng chính trị xã hội trong giai đoạn mình cai trị.

2.3.1.3. Khai thác giá trị lễ hội

Tất cả chúng ta đều đồng ý với nhau rằng, không phải bất kỳ quá khứ nào cũng trở thành di sản. Trên thực tế, để trở thành di sản, quá khứ phải trải qua một quá trình lựa chọn có chủ đích. Trong mối liên hệ đó, Nhà nước chú ý đến quan điểm Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử, ký ức, báu vật của cộng đồng để thể hiện cho nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại. Theo quan điểm của các nhà xã hội học, “quá khứ được nhìn nhận trong những tác động xã hội hiện thời đối với một hiện tượng cụ thể, trong đó có những dấu vết của quá khứ. Quá khứ được nhìn nhận như là một bộ phận của xã hội hiện tại. Quá khứ mang tính khách quan” [17, tr. 9]. Bằng cách tiếp cận lý thuyết “sáng tạo truyền thống”, NCS cho rằng quá khứ ở đây được nhìn nhận như một thực thể chủ quan, phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể hành động, hay nói cách khác là mỗi người. Với Weber, quá khứ (hay truyền thống) là một chiều kích xem xét khi chúng ta lý giải những hành động của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên lý giải đó, chúng ta có thể hiểu rằng, mục đích tham gia vào các hoạt động tưởng nhớ quá khứ (như việc dự lễ hội của người dân) như một thói quen, một hành động hợp lý về mặt truyền thống, đạo đức. Do quá khứ được sử dụng cho xã hội hiện tại mà trong xã hội hiện tại có rất nhiều những nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này lại phụ thuộc vào rất nhiều nhóm xã hội, nhóm quyền lợi khác nhau nên Nhà nước gìn giữ quá khứ vì nó có lợi cho xã hội hiện tại, trong đó có giai cấp đang nắm quyền hiện tại. Bởi nó cho thấy vai trò và sự tồn tại của Nhà nước trong việc gìn giữ truyền thống, địa vị và uy tín của chính quyền trong qua trình tạo dựng và bảo lưu phong tục tập quán. Đây là các nhìn nhận quá khứ và di sản một cách khách quan và khoa học mà hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí. Khai thác quá khứ để biện hộ cho hiện tại, để minh chứng sự tồn tại của xã hội hiện tại là tất yếu, như một quá trình tiến hóa lịch sử hoàn toàn tự nhiên, tôn vinh quá khứ chính là một hình thức tôn vinh xã hội hiện tại. Đây chính là mục đích cuối cùng mà giai cấp nắm quyền muốn hướng đến.

Sau một thời gian tương đối dài nhiều lễ hội truyền thống của Việt Nam ít hoặc không được tổ chức, kể từ sau năm 19 , lễ hội truyền thống được khôi phục và tổ chức lại

rầm rộ. Lễ hội Đền Vàkhông nằm ngoài quy luật chung đó. Rõ ràng, về phương diện xã hội học, sự bùng nổ của việc tổ chức các lễ hội truyền thống chứng tỏ xã hội có nhu cầu đối với những hoạt động này. Bên cạnh nhu cầu của người dân thì cũng có nhu cầu xuất phát từ các tổ chức, đoàn thể và các địa phương. Với hầu hết mọi người, đặc biệt là những nhà quản lý, việc tổ chức lễ hội Đền Và là một sự tôn vinh quá khứ và cộng đồng dân tộc. Với lớp văn hóa ẩn chứa sau nó. Một sự kiện văn hóa tôn vinh quá khứ đã hướng đến những mục tiêu một mục tiêu sau: 1/ sinh hoạt tâm linh; 2/ dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng địa phương, đoàn kết cộng đồng; 3/ là các sinh hoạt nghệ thuật, giải trí, thể thao; 4/ địa điểm hành hương, du lịch. Như vậy, đối với những nhóm đối tượng khác nhau và ngay trong bản thân từng nhóm đối tượng (như người dân chẳng hạn) thì sự trải nghiệm về quá khứ (như đối với lễ hội Đền Và) cũng rất khác nhau. Đối với Nhà nước, tổ chức lễ hội chắc chắn có ý nghĩa về mặt tâm linh, có giá trị cộng đồng nhưng không nằm ngoài mục đích biến khu vực có lễ hội trở thành một địa điểm hành hương và du lịch. Địa điểm này cũng sẽ đem đến những nguồn lợi nhuận kinh tế nhất định cho địa phương. Vị vậy, càng nhiều nhóm đến với lễ hội bởi những mục đích khác nhau như: mục đích tâm linh, tham quan vãn cảnh, có những người đi vì bạn b , có những người tình cờ đi qua… càng cho thấy cách thức để khai thác lễ hội Đền Vàđể phát triển kinh tế, xã hội của địa phương hết sức linh hoạt. Lễ hội Đền

Và có thể được hiểu đa nghĩa, không chỉ là lễ hội tôn vinh truyền thống văn hóa, anh hùng

khai sáng mà còn trở thành sự kiện văn hóa đa lợi ích cho thị xã Sơn Tây.

Chỉ khi di sản văn hóa của quá khứ (như lễ hội Đền Và) giúp phát triển kinh tế xã hội địa phương thì nó mới được tổ chức, quản lý một cách bền vững và nhiệt tình. Từ phương diện lợi ích này, NCS có thể đưa ra một vài đề xuất cho chính quyền trong việc khai thác lễ hội Đền Và. Đó là Nhà nước cần biến nó thành một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hình ảnh Nhà nước và cộng đồng, thúc đẩy hoạt động kinh tế du lịch… tức là một sự kiện đa mục đích chứ không phải là một sự kiện thuần túy văn hóa. Để làm được điều đó, một tư duy quản lý năng động và linh hoạt cần được áp dụng. Tất cả những nhu cầu cho du khách và chính quyền địa phương đều phải được tính đến. Một hội chợ thương mại, văn hóa du lịch hay những sản phẩm văn hóa có liên quan trực tiếp đến lễ hội Đền Và hoặc không/ít liên quan như múa con đĩ

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)