Những xu hướng biến đổi của vốn xã hội trong lễ hội Đền Và hiện nay

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 134 - 199)

4.2.1. Quyền lực hóa vốn xã hội

Qua lễ hội Đền Và tại Sơn Tây, luận án muốn tìm hiểu về quyền lực hoá trong văn

hóa Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đặt ra ba vấn đề liên quan đến ba từ khóa: nhà nước, cộng đồng và quyền lực hoá truyền thống. Theo NCS, đây là mối quan hệ thỏa hiệp giữa

Nhà nước và cộng đồng. Ở Việt Nam chúng ta thấy có hiện tượng văn hóa là tập thể/cộng đồng cùng thực hiện những hành vi nhất định và tạo thành kiểu mẫu văn hóa. Tuy nhiên,

sự can thiệp của chính phủ hay chính quyền thông qua các chính sách có thể tác động đến hành vi của cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng có thể nhận được những quyền hạn và nhu cầu nhất định miễn là nhu cầu đó không xung đột với nhu cầu của nhà nước. Chính vì vậy, truyền thống được tạo ra ở Việt Nam là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa nhà nước và xã hội địa phương mà bản thân cộng đồng là chủ thể của địa phương đó. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản chính là một cách quyền lực hoá truyền thống thông qua hình tượng một vị Nhiên thần, Nhân thần và “Bách nghệ tổ sư” của triều đình về với làng xã mà nhận được sự đồng thuận to lớn từ cả phía triều đình phong kiến và làng xã nông thôn.

Trong bối cảnh chính trị này, về phía cộng đồng, NCS nhấn mạnh đến vai trò của hệ tư tưởng người gốc rễ. Đó cũng là một dạng của quyền lực hoá, thông qua trường hợp chủ tế Đền Và cũng như những người trực tiếp tổ chức lễ hội mà luận án đã phân tích ở

trên. Niềm tin tưởng vào văn hóa và đạo đức của vị thánh thần, của người lãnh đạo là những người gốc làng được tận dụng triệt để và vẫn mang lại những hiệu quả to lớn. Ví dụ như trong một cuộc điền dã gần đây nhất là lễ hội Đả Ngư 2019, những người viết chữ trong đền, công an, bảo vệ, cụ từ hay chủ lễ đều từ thôn Vân Gia và Phù Sa - những thôn gốc Đền Và, liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp cứu dân độ thế của Đức Thánh Tản. Trên phương diện này, NCS cho rằng bản sắc “người làng gốc” là nguồn văn

hóa quan trọng đối với việc duy trì và phát huy những giá trị của lễ hội cổ truyền.

4.2.2. Kinh tế hóa vốn xã hội

Ngày nay các lễ hội đang nở rộ ở Việt Nam. Tác giả Choi Horim cho rằng “số lượng lễ hội ngày càng tăng, và dự kiến hàng năm sẽ có ít nhất 200 lễ hội làng được tổ chức ở thủ đô mới vì tỉnh Hà Tây cũ đã được sát nhập vào Hà Nội” [19; tr.109]. Xét trên

phương diện kinh tế, tổ chức lễ hội là một quá trình có quan hệ mật thiết với sự sôi động của thị trường. Một số người cho rằng nền kinh tế phát triển sẽ khuyến khích sự gia tăng VXH trong lễ hội thông qua sự đóng góp kinh tế và “làm kinh tế” của cộng đồng.

Trên phương diện đ ng g p kinh tế cho lễ hội, chúng ta thấy, số lượng những cửa

hàng buôn bán vàng mã để sử dụng làm lễ vật, các sản phẩm nghi lễ và số lượng người cung cấp các dịch vụ nghi lễ đang tăng lên, các dịch vụ tâm linh cứ theo đà mà nở rộ. Con người cầu ước sự giàu có thông qua vô số nghi lễ. Lễ hội góp phần vào việc phân

hóa giàu ngh o mà bất cứ nước xã hội chủ nghĩa nào cũng không mong muốn. Các lễ vật do doanh nhân thành đạt, cán bộ cấp cao chuẩn bị khác xa so với những người lao động ngh o, dù họ cùng sống trong một cộng đồng. Phát triển lễ hội đã thể hiện sự phân hóa

xã hội sâu sắc. Số tiền và hiện vật công đức cho nghi lễ đã trở thành cách thể hiện địa vị và quyền lực của người đóng góp. Đó là lý do mà các cán bộ, quan chức nhà nước và lãnh đạo địa phương tranh nhau đóng góp cho công tác tổ chức lễ hội. Rõ ràng, người ta không thể huy động tiền cho các lễ hội nếu như nền kinh tế không thịnh vượng. Cuộc điền dã lễ rước kiệu tại hội chính Đền Vàtháng 2 năm 2017 cho thấy một sự khác biệt đáng kể của những tổ dân phố trong việc sắp lễ nghênh Thánh đi qua. Các lễ vật phong phú, đầy màu sắc, nhiều ý nghĩa đã phản ánh một xu hướng “phú quý sinh lễ nghĩa” của xã hội đương đại. Thậm chí có cá nhân còn cồng kềnh mang theo lễ vật voi giấy, gà giấy và ngựa giấy để đón Thánh trên trục đường chính của lễ rước Kiệu. Tháng 10 năm 2019,

khi khảo sát lễ hội Đả Ngư, NCS được biết nhờ sự công đức của một số cán bộ và doanh

nghiệp mà làng Duy Bình bên Ngự Dội rước hẳn một bể cá với thiết bị sục nước và cá sống to còn đang quẫy đuôi sang dâng Thánh không kể đến sự xa xôi về khoảng cách giữa Đền Và và đềnNgự Dội, trong khi các thôn Vân Gia, Phù Sa hay Phú Nhi chỉ dâng Thánh cá nướng. Kể từ khi được xây dựng lại đồ sộ và hoành tráng thì lễ vật cúng tiến mà đền Ngự Dội mang sang Đền Và cũng tăng dần. Thậm chí vào chính hội năm 2017,

đền Ngự Dội không có phóng viên và máy quay đi theo chuyên nghiệp như lễ hội Đả Ngư, mặc dù đương nhiên lễ hội Đả Ngư không thể có quy mô và tính chất lớn như chính hội Đền Vàtháng Giêng vào 4 năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu. Sự đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp chính là nhân tố dẫn đến sự thay đổi ngoạn mục của đền Ngự Dội.

Trên phương diện “làm kinh tế” từ lễ hội, đến nay, kinh tế mở cửa cùng với sự tự do tôn giáo tín ngưỡng đã dẫn đến sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng và quy mô tổ chức lễ hội. Trong giai đoạn đầucủa thời kỳ Đổi mới, những giá trị đạo đức, tôn giáo mới chưa ổn định cho nên người dân chính là nhân tố quan trọng góp phần làm hồi sinh và phát triển những thực hành nghi lễ phù hợp với nhu cầu tâm linh của họ. Sự hình thành hoạt động buôn bán của cộng đồng ở lối vào đến Và, khu rừng lim sau Đền Và cũng như ngay tại giếng nước trong Đền Và cho thấy sự phát triển của bộ phận kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế, VXH trong lễ hội nay không đơn thuần chỉ là vốn

văn hóa mà còn được hiểu ở khía cạnh vốn kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu nói, kinh tế thị trường len lỏi đến các di tích, khi người làm kinh tế đã có sự mặc cả rõ ràng với thần thánh, đem tham sân si đến cửa thánh, cửa thiền. Điều này không sai bởi nhiều năm nay, các di sản đã trởthành công cụ làm kinh tế. Khi coi lễ hội, di tích là chiếc “máy in tiền” thì khách hành hương cũng trở thành khách hàng để phục vụ mục đích tăng doanh thu. Điều này cho thấy, bản chất của rất nhiều lễ hội hiện nay đã hoàn toàn khác xưa. Ngày xưa, các địa phương tổ chức lễ hội để tri ân thánh thần, tri ân người có công, đem lại niềm vui cho người dân địa phương. Bây giờ, ngoài những mục đích ấy, lễ hội còn phải “làm kinh tế”.

Một vấn đề nữa là chúng ta cần chú ý đến việc phân biệt giữa hoạt động mua bán trong

lễ hội và việc thương mại hóa lễ hội. Từ xa xưa, trong lễ hội không thể thiếu việc mua bán sản phẩm độc đáo của địa phương, các món ăn đặc sản như lễ hội phủ Dầy với bánh dầy Nam Định, lễ hội An Dương Vương bán bỏng đất Cổ Loa hay hội chợ Viềng Nam Định bán cây,

bán chim và một vài vật dụng cầu may. Hay vào Nam Bộ, trong lễ hội Bà Chúa Xứ Châu Đốc, An Giang có dịch vụ cho thuê lợn quay vào dâng bà, mỗi lần dâng lễ xong lễ vật đó sẽ được trả lại cho người chủ cho thuê k m theo việc con lợn bị đánh dấu là đã một lần vào dâng Bà Chúa. Chính các hoạt động mua bán đó vừa mang ý nghĩa văn hóa, phong tục “mua may bán rủi” vừa quảng bá các sản phẩm địa phương, mang lại thu nhập đáng kể cho một số ngành nghề, một số cá nhân tổ chức ởđịa phương. Đó là các hoạt động rất đáng khuyến khích và đôi khi còn đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng. Còn ở lễ hội Đền Và nay, ngoài

việc bán những lễ vật dâng Thánh như xôi, gà, oản, hoa quả… thì còn bán can đựng nước cầu

may, mà vật dụng này hoàn toàn không liên quan đến Đức Thánh Tản. Xuất xứ của can nước này là từ giếng trong ban thờ cô Chín. Cô Chín là một nhân vật trong hệ thống Tam phủ Tứ

phủ không biết tự bao giờ đã được đưa vào hệ thống thờ tự tại Đền Vàvà đôi khi lấn át những hoạt động tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản. Có thể nói, cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, Đền Vàkhông nằm ngoài quỹ đạo “thương mại hóa”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, “buôn thần bán thánh”, tạo dựng các di tích mới (giếng thiêng tại ban thờ cô Chín). Mặc dù hiện tượng này chưa phổ biến nhưng chúng tôi tin rằng, nếu những điều cảnh báo trên được mọi người nhận thức và tìm biện pháp khắc phục thì trên phương diện văn hoá,

VXH trong lễ hội Đền Vànói riêng và nhiều lễ hội khác thực sự trở thành tấm gương phản chiếu bộ mặt độc đáo và đa dạng của văn hóa Việt Nam.

4.2.3. Văn hoá hoá vốn xã hội

4.2.3.1. Truyền thống hoávốn xã hội

Chúng ta đều thừa nhận, truyền thống là cái đã ra đời, tồn tại và phát triển của một cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Như đã phân tích tại chương 1, truyền

thống là cơ sở hình thành VXH, và bối cảnh hiện nay cho thấy hiện nay, một xu hướng của lễ hội Đền Và chính là truyền thống hoá VXH. Điều này có nghĩa là VXH vẫn tiếp tục được tái tạo, hình thành trong điều kiện, bối cảnh đương đại. Nhiều học giả phương Tây cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa “bị ám ảnh”bởi học thuyết lý tưởng, nghĩa là cố gắng tạo ra một hệ tư tưởng để chi phối các diễn ngôn của cộng đồng về các hoạt động truyền thống ở nước mình. NCS cho rằng, Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo đó và một trong những học thuyết lý tưởng ở đây chính là lễ hội truyền thống. Quá trình truyền thống hoá VXH trong lễ hội Đền Vàđã và đang diễn ra theo xu hướng sau:

Thứ nhất, tôn trọng giá trị văn hoá cốt lõi. Lễ hội thường gắn liền với tín ngưỡng của người dân rằng vị thánh thần đó tượng trưng cho những giá trị tốt đ p nhất của cả truyền thống và cộng đồng. Những thần tích và sắc phong liên quan đến vị thánh thần thường là những câu chuyện mang tính huyền thoại, phi thường và giàu lòng nhân

ái, đức độ, thêm vào đó, những nhân vật ấy đã làm tăng vị thế của làng bằng cách cứu giúp đất nước khỏi thiên tai, chiến tranh và giúp ổn định quyền lực của vua. Người làng có xu hướng tiếp nhận những câu chuyện về công lao của vị thần như là lịch sử của làng, hay ít nhất họ cũng cố tin như vậy. Người làng gốc là những người nỗ lực tạo ra truyền thống ở làng và họ cũng làm vậy cho bản thân, gia đình hay dòng họ mình. Ở khía cạnh này, cộng đồng chính là người gìn giữ, tái tạo, phục hồi và phát triển lễ hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu tâm đến vấn đề hai cộng đồng Đền Và và đền Ngự Dội cùng tổ chức chung một lễ hội. Người ta có thể tổ chức các lễ hội chung là do lịch sử địa phương được diễn giải lại với những nỗ lực không ngừng để bảo vệ truyền thống của cộng đồng. Khi lịch sử địa phương được công nhận cùng với những giá trị của lễ hội được vinh danh thì quan hệ giữa các làng được xác định là sự kiện lịch sử. Đây chính là quá trình hình thành các diễn ngôn về tính chất bất biến của lịch sử và xây

dựng một cộng đồng bền chặt qua sự liên hết của các làng. Hơn nữa, sự liên kết của các làng cổ truyền mang ý nghĩa rằng sự kết hợp của các làng vượt qua những ranh giới hành chính địa phương. Chính vì thế, mặc dù hơi kỳ lạ vì giống như Đền Và có lễ hội Đền Và và đền Ngự Dội tổ chức lễ hội riêng là lễ hội đền Ngự Dội, nhưng cả hai đều coi việc tổ chức chung nghi lễ rước và tế Thánh là một nguyên tắc bất biến và tuân thủ theo lịch sử địa phương từ xa xưa ghi chép lại.

Thứ hai, truyền thống phải được hình thành th o những nguyên t c nhất định.

Chúng phải được tạo ra dựa trên nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa quốc gia. Những diễn ngôn về truyền thống phải liên quan mật thiết đến những nhận thức về lịch sử. Lễ hội Đền Và được tổ chức nhằm mục đích thiết lập sự tiếp nối với nguyên bản của lễ hội

trong quá khứ và thuận tiện cho việc tuân thủ những nghi lễ đó. Mặc dù cộng đồng có thể không nhắc đến việc nên tiến hành tổ chức nghi lễ cổ truyền giống như quá khứ nhưng các nguyên tắc luôn luôn được nhấn mạnh trong quá trình triển khai thực tế thông qua việc nghi lễ tế lễ được chuẩn bị hết sức cẩn thận, các địa điểm và vật dụng tế được giữ gìn sạch sẽ và người ta cầu nguyện hết sức chân thành. Hành vi của dân làng trong nghi lễ cho thấy rõ rằng truyền thống đã thayđổi nhưng vẫn được tiếp tục. Một cách hiển nhiên, truyền thống được tạo ra bao trùm tính liên tục của quá khứ thông qua việc nó không ngừng làm cho người dân thấm nhuần các giá trị và tiêu chuẩn nhất định, dựa vào bối cảnh quá khứ để đảm bảo giá trị và tính xác thực của mình.

Hướng về VXH của lễ hội Đền Và trong truyền thống, đó chính là những giá trị tín ngưỡng và việc thực hành tín ngưỡng trong lễ hội dân gian, chúng ta có thể thấy rõ giai đoạn thịnh trị nhất của nó là thời phong kiến. Điều này đã phản ánh tính nguyên tắc nhất định của VXH. Khi đó, triều đình đã biến sức mạnh tôn giáo tín ngưỡng thành sức mạnh đạo lý. “Danh bạ thần làng (thần hoàng làng) trong toàn quốc do Nhà nước quản lý và sắc phong” [12, tr.144-145]. Vị thành hoàng làng nắm bản mệnh cả làng, tiêu biểu cho niềm tin và sức mạnh cộng đồng làng xóm. Dân hướng về thành hoàng làng như hướng về lý tưởng cuộc sống một cách chân thành. Những thực hành tín ngưỡng trong lễ hội trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và Nhà nước phong kiến khích lệ trên tinh thần “lấy dân làm gốc”. Lễ hội Đền Và và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, việc thực hành tín ngưỡng trong lễ hội dân gian là một nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng

Thứ ba, truyền thống được vận dụng th o hướng sáng tạo (là một phần của quá trình “sáng tạo truyền thống”)

Lễ hội được phục hồi từ năm 1999 khác với những lễ hội trước cách mạng về nhiều khía cạnh. Mặc dù những người chú ý theo dõi các nghi lễ nói rằng nội dung các nghi lễ dựa

trên truyền thống cũ nhưng chúng thực sự là kết quả của việc phục hồi có chọn lọc. Như trên luận ánđã nói, trước năm 1999 tại Đền Và, việc tổ chức lễ hội và việc tham gia lễ dâng hương là do các cụ ông trong làng tổ chức, mãi cho đến gần đây, vai trò của người phụ nữ trong các

Một phần của tài liệu Vốn xã hội trong lễ hội đền và ở thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 134 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)