Những ưu điểm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUẢNG NGÃI (Trang 86)

Qua khảo sát thực trạng và nghiên cứu các báo cáo tổng kết những năm gần đây của nhà trường, chúng tôi nhận thấy việc quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi đã có sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo nói chung và PT CTĐT ngành May nói riêng của nhà trường hiện đang được áp dụng đào tạo. Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp với Khoa Công nghệ may xây dựng kế hoạch PT CTĐT ngành May nhằm từng bước xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của nhu cầu tuyển dụng của các nhà doanh nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, phù hợp với điều kiện của đội ngũ giáo viên giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...hiện có của nhà trường. Trong quá trình thực hiện, nhà trường đã phát huy và tận dụng được hết các yếu tố hiện có của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như:

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trẻ, có nhiệt huyết cao với nghề nghiệp, đa số giáo viên ngành May được đào tạo bài bản từ các Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

và được nâng cao trình độ chuyên môn qua giảng dạy, học tập. (Trong đó có giáo viên tiếp tục học Cao học chuyên ngành và quản lý).

- Quy trình xây dựng CTĐT ngành May đã cơ bản bám sát quy định của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội và các quy định hiện hành.

- Phát triển chương trình đào tạo ngành May đã có sự tham khảo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trong tỉnh và các tỉnh bạn, huy động được đội ngũ GV của Trường tham gia nhiệt tình vềPT CTĐT ngành May. Bên cạnh đó, Nhà trường đã mời một số chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các GV của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trong và ngoài tỉnh tham gia công tác thiết kế, xây dựng CTĐT ngành May.

- Nội dung CTĐT ngành May tuân thủ theo chương trình khung của BộLao động – Thương binh và Xã hội; phù hợp với mục tiêu đào tạo theo cấp trình độ; tỷ lệ thời lượng học thực hành là chủ yếu nhằm hình thành năng lực cho người học sau khi tốt nghiệp.

- Chương trình đào tạo ngành May được xây dựng theo cơ chếđảm bảo tính liên thông cho người học đối với các bậc học cao hơn và các loại hình đào tạo liên quan.

- Việc bổsung và đầu tư các trang thiết bị và cơ sở vật chất đểđảm bảo việc thực hiện CTĐT ngành May đã được NT khắc phục khó khăn, tập trung đầu tư một số trang thiết bị và điều kiện phục vụ công tác đào tạo ngành May cơ bản đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngành May tại địa phương.

- Hàng năm, Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch tự kiểm định chất lượng đào tạo, đây là một hoạt động quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo nói chung cũng như nâng cao chất lượng CTĐT ngành May nói riêng và cũng làm cơ sở góp phần cho Nhà trường được công nhận đạt chuẩn theo quy định.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác phát triển chương trình đào tạo ngành May tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập cần được khắc phục, điều chỉnh trong tình hình mới.

2.5.2. Nhng hn chế, bt cp

Qua nghiên cứu lý luận về CTĐT ngành May, đánh giá so sánh với các tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo, tác giả nhận thấy PT CTĐT ngành May của Nhà trường còn một sốđiểm tồn tại, hạn chế và bất cập như:

- Trong việc biên soạn, thiết kế, xây dựng CTĐT ngành May hiện nay của nhà trường chưa thật sự lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các nhà sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Vì đây là cách thức rất hiệu quả để nhà trường nắm được nhu cầu thực tế, từ đó bổ sung, điều chỉnh kiến thức chuyên môn cũng như tư chất, đạo đức và các kỹ năng mềm khác cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Qua sự liên kết, hợp tác này, chương trình đào tạo sẽ luôn được điều chỉnh, cập nhật được cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với trình độ công nghệ mới, nâng cao được

năng lực cạnh tranh, tính sáng tạo của học sinh, sinh viên.

- Phát triển chương trình đào tạo ngành May có sự tham gia của CBQL, chuyên gia từcác cơ sở sản xuất, kinh doanh, các GV của các cơ sở giáo dục, tuy nhiên chất lượng tham gia của các thành viên còn mang tính hình thức, quy trình còn mang tính áp đặt và hành chính nên chưa phát huy vai trò của từng thành viên trong công tác PT CTĐT ngành May.

- Chưa có bộ phận chuyên trách và phân công cán bộ chuyên trách quản lý về phát triển CTĐT ngành May; Chưa thành lập được Hội đồng khoa học cấp khoa hoặc cấp trường nên chưa có qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động mà công tác này chỉ giao cho Phòng Đào tạo phụ trách.

- Hoạt động kiểm định chất lượng để giám sát, đánh giá, cải tiến thường xuyên của CTĐT ngành May chưa được sự quan tâm chỉđạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn mang tính hình thức, chưa sử dụng có hiệu quả kết quả khảo sát vào việc nâng cao chất lượng CTĐT ngành May.

- Chưa xây dựng những nguyên tắc, qui định, thủ tục qui trình, hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo và cũng chưa có chế độ chính sách thích đáng đối với việc phát triển chương trình đào tạo.

- Mục tiêu đào tạo của CTĐT ngành May vẫn còn chung chung, chưa thể hiện đầy đủ những năng lực chủ yếu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) người học đạt được sau khi tốt nghiệp.

- Nội dung của chương trình đào tạo ngành May hiện nay của NT cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế của thị trường lao động nhất là Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đang thu hút các doanh nghiệp Dệt-May ở nước ngoài đầu tư vào. Bên cạnh đó, cơ cấu và phân bổ thời lượng MH/MĐ của chương trình đào tạo ngành May chưa phù hợp, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện giảng dạy. Số lượng MH/MĐ tự chọn trong CTĐT ngành May chưa nhiều, chưa phát huy năng lực của HS.

- Chưa cập nhật những thành tựu khoa học và thông tin mới. Tính liên thông giữa các trình độ đào tạo đã được thiết kế trong nội dung CTĐT ngành May. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở các trình độ khác nhau trong cùng nghề (liên thông dọc), chứ chưa thểliên thông được với các nghề khác (liên thông ngang).

- Chương trình đào tạo ngành May khi đưa vào áp dụng thực thi chưa có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quảthường xuyên, liên tục. Do đó việc tổng hợp đánh giá tính khả thi của chương trình đã phát triển chưa kịp thời để đưa ra biện pháp phát triển cho các học phần, chương trình đào tạo tiếp theo.

2.5.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- BộLao động –Thương binh và Xã hội chưa cụ thểhóa văn bản hướng dẫn quy trình xây dựng và PT CTĐT mà hiện nay chỉ có hướng dẫn về xây dựng chương trình

khung còn mang tính khung mẫu bắt buộc, số môn học/mô-đun tự chọn còn hạn chế. - Đội ngũ giáo viên ngành May của nhà trường hiện nay đa số trẻchưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và tham gia trực tiếp sản xuất, chưa có nhiều GV có trình độ cao nhất vềtrình độ kỹnăng nghề.

- Sốlượng và đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật ngành Dệt-May tại địa phương còn hạn chế, vì Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, số lượng doanh nghiệp sản xuất ngành Dệt-May trên địa bàn còn ít, chỉ mới vài năm gần đây có xuất hiện một số doanh nghiệp sản xuất Dệt-May ở nước ngoài đầu tư nhiều vào Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi.

- Thực tế vềcơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, công nghệ lạc hậu. Kinh phí phân bổ cho việc thiết kế, xây dựng và PT CTĐT ngành May hàng năm còn hạn chế.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Chưa có bộ phận chuyên trách và phân công cán bộ chuyên trách quản lý về phát triển CTĐT ngành May mà công tác này chỉ giao cho Phòng Đào tạo phụ trách nên việc tổng hợp đánh giá tính khả thi của chương trình chưa kịp thời đểđưa ra biện pháp khắc phục.

- Nhận thức của một bộ phận CBQL, GV về mục đích, ý nghĩa của quản lý PT CTĐT ngành May còn hạn chế nên khi được giao nhiệm vụ liên quan đến phát triển chương trình đào tạo ngành May thì còn né tránh, hoặc làm đối phó.

- Các CBQL, GV chưa tích cực nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm PT CTĐT ngành May để xây dựng quy trình hướng dẫn hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành May đảm bảo khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, phân tích thực trạng Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May của Nhà trường cho thấy quản lý PT CTĐT ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi còn nhiều bất cập như: Chưa thực hiện tốt các khâu của chu trình phát triển chương trình đào tạo ngành May; chưa phát huy vai trò tích cực của các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo ngành May; công tác quản lý thiết kế, thực thi, đánh giá chương trình đào tạo ngành May chưa chuyên nghiệp, chưa có bộ phận chuyên trách; mục tiêu, nội dung CTĐT ngành May chưa đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ; cơ sở vật chất – thiết bị - kinh phí phát triển chương trình đào tạo ngành May còn hạn chế. Bên cạnh đó, Nhà trường chưa có sự nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc biên soạn chương trình; lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các nhà sử dụng sản phẩm đào tạo của Nhà trường. Chưa kịp thời điều chỉnh, cập nhật được cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với trình độ công nghệ mới, nâng cao được năng lực cạnh tranh, tính sáng tạo của học sinh, sinh viên.

Từ những vấn đề tồn tại, hạn chế được rút ra từ thực trạng Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May ở trên. Tác giảxin đề xuất một số biện pháp đảm bảo tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng CTĐT ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi trong thời gian tới. Các biện pháp đó sẽ được tác giả trình bày ở Chương 3 dưới đây.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT

QUẢNG NGÃI

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn đã trình bày ở Chương 1 và Chương 2, việc đề ra những biện pháp quản lý PT CTĐT ngành May nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Nội dung của các biện pháp được đề ra cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bo tính h thng

Tính hệ thống là không mâu thuẫn với các văn bản pháp quy hiện hành: các phương pháp đưa ra đều phải đảm bảo tính đồng bộ, phải nằm trong một chỉnh thể với những mối quan hệđược xác định cụ thể về tất cảcác phương diện; các biện pháp phải xác định các chức năng theo vị trí hệ thống, có tác dụng hỗ trợ với các biện pháp khác và có tính kế thừa. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình quản lý PT CTĐT ngành May của nhà trường. Nên cần phải được sắp xếp, sử dụng các biện pháp một cách hệ thống phù hợp với hiện tại và theo hướng phát triển tương lai của Nhà trường trong những năm đến.

Khi đề xuất các biện pháp quản lý PT CTĐT ngành May phải xem xét chú trọng đến tính hệ thống trong công tác quản lý của NT và đặc biệt là tính hệ thống của các thành tố liên quan của quản lý PT CTĐT ngành May, đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, đảm bảo hài hòa các mối quan hệ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động này như: sự nhận thức, trách nhiệm của GV, CBQL, người học đối với quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May để so sánh đối chiếu và xem xét với các mối quan hệ xung quanh. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, đòi hỏi phải tuân thủ để các biện pháp quản lý PT CTĐT ngành May đưa ra mang tính khả thi cao.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bo tính thc tin

Biện pháp phải có tính bao quát, cần thiết, sát với thực tiễn, có tính khảthi, đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ. Mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đối tượng người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng. Vì vậy, biện pháp quản lý phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả, kết quả nhất định.

Đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức về quản lý PT CTĐT ngành May nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của chất lượng đào tạo và đề xuất những biện pháp mới để quản lý chất lượng đào tạo đạt hiệu quảhơn.

Khi bàn về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của Chủ nghĩa Mác–Lê nin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [1, tr.289].

Những biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của Nhà trường. Đồng thời các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế hiện có của Nhà trường và đặc điểm học sinh. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành May và công tác quản lý PT CTĐT ngành May tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng ngãi.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng b

Biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý hoạt động dạy học cho học sinh và người lao động. Quá trình quản lý hoạt động dạy nghề cho người học trong mối quan hệ phối hợp giữa đơn vị và các chủ thể quản lý liên quan chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra biện pháp quản lý phải đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tốđó.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần tính tới các yếu tốtác động của các biện pháp như: Chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh, điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy, cơ sở vật chất của Nhà trường cùng với việc kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp quản lý giáo dục nghề nghiệp. Một khi đã đảm bảo thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đặt nó trong quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUẢNG NGÃI (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)