Cơ sở giáo dục nghề nghiệ p

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUẢNG NGÃI (Trang 45)

tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độcao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ01 tháng 7 năm 2015. Có thểnói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

Cùng với tổ chức giáo dục nghề nghiệp theo truyền thống (niên chế), Luật Giáo dục nghề nghiệp bổ sung thêm phương thức tổ chức đào tạo nghề nghiệp mới là đào tạo nghề theo tích lũy mô đun, tín chỉ. Đây được coi là một sựđổi mới căn bản, toàn diện nhất trong tổ chức, quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Phương thức này tạo ra sự khác biệt cơ bản so với phương thức đào tạo theo niên chế (truyền thống). Theo phương thức này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều mô-đun, nội dung trong cùng thời gian và được công nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học.

Thời gian đào tạo ngành May trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ còn từ một đến hai năm học tùy theo nghềđào tạo khi học theo niên chế (theo quy định hiện hành là từ 3 - 4 năm). Đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao hơn thì phải tích lũy thêm nội dung văn hóa trung học phổthông theo quy định. Như vậy, nội dung văn hóa trung học phổ thông không trở thành nội dung bắt buộc đối với người học như quy định của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục. Thời gian học ngành May theo tích lũy mô-đun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo ngành May.

Về hình thức giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả chính quy và thường xuyên. Người học ngành May có thể học theo hình thức vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn hoặc học từ xa để lấy chứng chỉ sơ cấp, bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Về chương trình, giáo trình ngành May: Các trường được tự chủ trong việc xây dựng chương trình đào tạo ngành May dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề; Nhà nước không ban hành chương trình khung. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn

chương trình của nước ngoài đã được kiểm định để giảng dạy; được lựa chọn giáo trình đã có làm giáo trình của trường mình.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu như một thực thểcó đủnăng lực để quản lý, tổ chức, thực hiện một quá trình đào tạo hoàn chỉnh theo yêu cầu của chương trình đặt ra. Các yếu tốtác động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp mang tính quyết định đảm bảo sự thành công của CTĐT ngành May bao gồm:

- Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngành May: Đây là yếu tố mang tính quyết định nhất, giáo viên ngành May chính là người tham gia phát triển các CTĐT ngành May, đào tạo thử nghiệm, triển khai đào tạo sản phẩm CTĐT ngành May, tất cả các ý tưởng người thiết kế chương trình đưa ra, thông qua giáo viên trong các giờ lên lớp được chuyển tải tới người học, giúp họ gặt hái được kết quả học tập đáp ứng mục tiêu mong muốn của chương trình. Chất lượng đội ngũ giáo viên thể hiện thông qua trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên; trình độ tay nghề, khả năng chuẩn bị bài giảng, phương pháp sư phạm, khả năng tổ chức lớp học và cả thái độ của học đối với bản thân chương trình đào tạo ngành May. Bên cạnh chất lượng cũng cần phải kể đến số lượng của lực lượng giáo viên và cán bộ công nhân viên NT đủnăng lực hỗ trợ cho việc triển khai đảm bảo thành công CTĐT ngành May.

- Chất lượng của CTĐT ngành May chịu tác động đáng kể bởi điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụđào tạo ngành May. Trong đào tạo ngành May, các xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa và đặc biệt là phòng học dạy tích hợp được sử dụng chiếm phần lớn thời gian phân bổ của khóa học, nên đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên năng lực thực hành của người học.

- Cơ cấu tổ chức NT, phương pháp quản lý quá trình đào tạo là yếu tố mang tính chi phối trong quá trình triển khai các CTĐT ngành May được thể hiện thông qua khảnăng tổ chức, hỗ trợ môi trường của đào tạo.

- Mối quan hệ của cơ sởđào tạo với xã hội và ngành công nghiệp ngành May là yếu tốđặc trưng của đào tạo ngành May, thông thường các ngành công nghiệp ngành May có hỗ trợ rất nhiều đến hoạt động triển khai chương trình đào tạo ngành May, như đánh giá tại vị trí làm việc, hỗ trợ thẩm định chất lượng nội dung chương trình, hỗ trợ thực hành phát triển kỹ năng, tiếp nhận các sản phẩm của đào tạo...CTĐT ngành May chỉ thật sự có hiệu quả khi nó được sự giúp đỡ của cộng đồng và ngành công nghiệp ngành May.

Bởi vậy, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phát triển giáo dục, đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và với tiến bộ khoa học - công nghệ. Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Trong những năm qua, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có những bước phát triển cả về quy mô, chất lượng đào tạo, người học sau tốt nghiệp từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức đặt ra, đặc biệt trong bối cảnh TTLĐ năng động và thay đổi nhanh chóng, trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất liên tục phát triển và xu thế của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Nhất thiết phải chú trọng đến việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, có sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động ngành May phù hợp với chương trình đào tạo ngành May; tích hợp các nội dung đào tạo một cách hợp lý về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, an toàn lao động, bảo vệmôi trường, quyền con người, phòng chống tham nhũng; hình thành năng lực sáng tạo cho người học; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình đào tạo ngành May. Xây dựng chương trình liên thông giữa các cấp trình độđào tạo trong cùng ngành May đểliên thông lên trình độcao hơn.

1.5.3. Xu hướng phát triển chương trình đào tạo ngành May

Quá trình đổi mới giáo dục – đào tạo ởnước ta đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù vậy, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 –2020 đã chỉ ra một số tồn tại của lĩnh vực này như: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết… nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹnăng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” [18].

Bên cạnh những chiến lược phát triển chương trình đào tạo ngành May trong những năm qua theo hướng phát triển chung của các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Chưa quan tâm đến xu hướng phát triển chương trình chuyên sâu cho một ngành nghềnào đó. Cho nên khi phát triển chương trình đào tạo ngành may cần xem xét chú trọng đến xu hướng phát triển chương trình đào tạo ngành may mặc.

Trong thời gian tới, ngành may mặc tập trung đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu, ưu tiên đầu tư nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến cho ngành may mặc. Đặc biệt là nâng cấp quy trình và nâng cấp sản phẩm trong ngành may mặc đòi hỏi phải có máy móc, thiết bị hiện đại, theo hướng nhập khẩu những máy móc, thiết bị tiên tiến nhất của các quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành may mặc như Anh Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc thực hiện việc nâng cấp thông qua việc mở rộng các ưu đãi về tín dụng và thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị dành cho các doanh nghiệp thực hiện việc nâng cấp.

nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của nền kinh tế nói chung và của ngành may mặc nói riêng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa giúp phát huy lợi thế của Việt Nam với nguồn lao động dồi dào.

- Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp Dệt-May, liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam với nhau và với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực như thiết kế, sản xuất nguyên liệu, sản xuất máy móc thiết bị...và đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ngành may mặc.

Các xu hướng lớn trong ngành may mặc thế giới cho thấy thị trường hàng may mặc nhìn chung vẫn còn nhiều tiềm năng, cảở các thị trường truyền thống lẫn các thị trường mới nổi và các thị trường khu vực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, và mở rộng thị trường tại các thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt, là thâm nhập và mở rộng thị trường tại các thị trường mới nổi gần gũi về địa lý là Trung Quốc, ASEAN và Ấn Độ.

Xuất phát từ xu hướng phát triển ngành may mặc của nước ta, việc quản lý PT CTĐT ngành May, Nhà trường xác định xu hướng phát triển chương trình ngành May vì lúc này đóng vai trò quan trọng cho việc đào tạo ra lao động chuyên ngành may mặc phù hợp với thực tiễn nhu cầu thịtrường lao động đối với ngành may mặc.

- Việc thiết kếchương trình đào tạo ngành May ở mỗi cấp trình độđược căn cứ vào bậc trình độ nghề trong lao động xã hội để tạo sự thống nhất, chuyển tiếp, liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. CTĐT ngành May có mục tiêu, nội dung đào tạo dựa trên tiêu chuẩn năng lực thực hiện với ba thành tố chính là: kiến thức, kỹnăng, thái độvà được cơ cấu chủ yếu theo mô-đun để giúp cho người học có năng lực hành nghề may ngay sau khi tốt nghiệp cũng như bổ sung năng lực khi TTLĐ biến đổi.

- Quản lý phát triển CTĐT ngành May theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thiết lập cơ chế để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở. Nhà nước có vai trò định hướng, xây dựng chính sách phát triển, ban hành tiêu chuẩn đào tạo...và áp dụng những thành tựu mới trong quản lý chất lượng đào tạo.

Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với ngành may mặc trong phát triển đào tạo nói chung, PT CTĐT ngành May nói riêng, nhằm làm cho sản phẩm sau đào tạo ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp, gắn đào tạo với tạo việc làm.

Vì việc phát triển chương trình đào tạo ngành May là quá trình xác định hệ thống các mục tiêu, nội dung đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹnăng nghề của ngành May, do đó để có thể tạo ra một sản phẩm CTĐT ngành May phù hợp thì việc tổ chức và quản lý PT CTĐT ngành May cần xem xét tới các yếu tốtác động nói trên.

Khi thực hiện công tác phát triển chương trình đào tạo ngành May, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải có cái nhìn tổng thể bao quát toàn bộquá trình đào tạo ngành May, cần lưu ý đảm bảo độ mềm dẻo cao khi xây dựng CTĐT ngành May. Tức là phải để cho người trực tiếp điều phối thực thi chương trình và người dạy có được quyền chủđộng điều chỉnh chương trình đào tạo ngành May trong phạm vi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tính “mềm dẻo” còn được hiểu là tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên lựa chọn các môn học tự chọn cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực theo xu hướng phát triển công nghệ, thiết bị của ngành May.

Tiểu kết chương 1

Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đào tạo, phát triển năng lực của người học nghề phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng, phát triển CTĐT giúp đào tạo người học có kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 1 đề cập một cách có hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến quản lý, quản lý phát triển chương trình đào tạo nói chung và PT CTĐT ngành May nói riêng, tác giả đã phân tích chu trình phát triển chương trình đào tạo ngành May và đã tập trung xác định các nội dung quản lý các hoạt động phát triển chương trình đào tạo bao gồm các nhân tốcơ bản như: quản lý phân tích nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành May; quản lý xác định mục tiêu của chương trình đào tạo ngành May; quản lý thiết kế chương trình đào tạo ngành May; quản lý thực hiện CTĐT ngành May; quản lý đánh giá CTĐT ngành May. Bên cạnh đó, tác giảcũng muốn xem xét các yếu tốảnh hưởng đến quá trình quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May. Muốn có được chất lượng và hiệu quả quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May thì cần phải có các biện pháp QL tác động đồng bộ để phát huy tác dụng của các yếu tố trên nhưng cũng phải dựa vào thực trạng của NT và thực trạng quản lý PT CTĐT ngành May của Nhà trường.

Luận văn làm rõ vị trí, vai trò của chương trình đào tạo ngành May trong việc

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH MAY CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT QUẢNG NGÃI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)