1.4.1. Quản lý phân tích nhu cầu phát triển chương trình đào tạo ngành May
Quản lý việc phân tích nhu cầu của thị trường lao động. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: CTĐT ngành May phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ, truyền thống văn hóa, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế CTĐT ngành May.
Từ thực tế sử dụng lao động trong thời gian qua đã phản ánh việc các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo sinh viên, học sinh chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến các doanh nghiệp phải đào tạo lại. Những bất cập này chính là do một phần công tác phát triển CTĐT ngành May chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên. Do đó, công tác phát triển chương trình đào tạo ngành May phải là công việc được các trường quan tâm đầu tư hơn nữa, CTĐT ngành May phải thường xuyên được cập nhật, thay đổi nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chương trình đào tạo phải được liên tục rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo xu hướng phát triển của xã hội ít nhất từ 2-3 năm/ lần.
1.4.2. Quản lý xác định mục tiêu của chương trình đào tạo ngành May
Xác định mục đích chung: là xác định “cái đích hướng tới” của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp.
Mục đích chung của các CTĐT ngành May là đào tạo cho người học có những kiến thức lý thuyết, kiến thức rộng về một ngành, nghề đào tạo, kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; có kỹnăng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụxác định.
Xây dựng CTĐT ngành May có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹnăng; phương pháp, hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập.
* Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo ngành May trình độ trung cấp
- Về mục tiêu đào tạo: phải đáp ứng nhu cầu nhân lực của thịtrường lao động, nhu cầu học của người học, xã hội, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như phù hợp với sự phát triển của trường và của địa phương.
ĐT đúng tiến độ và có hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
- Về tổ chức, quản lý: Thường xuyên bổsung, điều chỉnh, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường.
- VềChương trình, giáo trình đào tạo: Chương trình, giáo trình đào tạo của trường được xây dựng, điều chỉnh dựa theo chương trình khung của Tổng cục dạy nghề. Chương trình, giáo trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹnăng; phương pháp, cách thức đánh giá kết quả học tập.
- Về Phương pháp đào tạo: Theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học và tinh thần hợp tác của người học. Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của môn học/mô-đun.
- Về cán bộ quản lý và giáo viên: Phải đủ về sốlượng, phù hợp vềcơ cấu để thực hiện chương trình đào tạo, đạt chuẩn vềtrình độđược đào tạo, chuẩn vềnăng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của Nhà trường.
- Vềcơ sở vật chất - thiết bị dạy nghề: Hoạt động đào tạo chú trọng đến việc rèn kỹnăng, tay nghề cho người học. Chính vì vậy, người học cần được tạo điều kiện tốt nhất vềcơ sở vật chất cho học tập và thực hành. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở, trang thiết bị phục vụ giảng dạy đáp ứng quy mô đào tạo. Đảm bảo chất lượng và sốlượng thiết bị cho thực hành.
- Về tài chính: Phải có đủ nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụđào tạo. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch, hiệu quả .
- Về dịch vụ hỗ trợ người học: Thư viện, cung cấp thông tin cho người học, các điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khỏe, giới thiệu việc làm cho người học…
1.4.3. Quản lý thiết kếchương trình đào tạo ngành May
Quản lý thiết kế CTĐT ngành May là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện chương trình đào tạo ngành May.
Phát triển CTĐT ngành May theo định hướng đáp ứng “chuẩn đầu ra”. Chuẩn đầu ra chính là những yêu cầu đối với học sinh, sinh viên để có thể được cấp bằng cho chuyên ngành cụ thể. Chuẩn đầu ra cần được các trường xây dựng nhằm đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng lao động. Do đó, chuẩn đầu ra của mỗi ngành chắc chắn sẽ khác nhau, khi đó chuẩn đầu ra sẽlà điểm khác biệt mà nhà trường xây dựng cho chính thương hiệu của ngành, của nhà trường qua năng lực làm việc của sinh viên. Đó vừa là mục tiêu nhưng cũng là động lực để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn cải tiến hoạt động đào tạo của mình theo định hướng đáp ứng nhu cầu của thịtrường lao động.
- Xác định phương thức tổ chức quá trình đào tạo. - Xác định các hình thức tổ chức dạy học.
- Lựa chọn các phương pháp dạy học.
- Lựa chọn và sử dụng phương tiện, công nghệ dạy học. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá.
Các yêu cầu đối với CTĐT ngành May của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: - Chương trình đào tạo ngành May của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thể hiện được mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Chương trình đào tạo được xây dựng có tính liên thông hợp lý giữa các trình độđào tạo; có sự tham gia của cán bộ, GV và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Chương trình đào tạo ngành May được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các chương trình của nước ngoài, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến liên quan đến nghề đào tạo và các ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
- Từng CTĐT ngành May đảm bảo có đủ chương trình mô-đun, môn học, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Mỗi môn học/mô-đun có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của môn học/mô-đun.
* Chuẩn đào tạo ngành May
Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống:
+ Về phẩm chất chính trị
- Chấp hành nghiêm chỉnh chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
+ Vềđạo đức nghề nghiệp
- Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu dạy nghề; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học;
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành;
- Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong đánh giá năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích;
- Thực hiện phê bình và tựphê bình thường xuyên, nghiêm túc. + Về lối sống, tác phong
- Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;
- Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; có thái độvăn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụhuynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo;
- Xây dựng gia đình văn hóa; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng.
Về năng lực chuyên môn:Đối với giáo viên trung cấp + Kiến thức chuyên môn
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ A về tin học trở lên;
- Nắm vững kiến thức nghềđược phân công giảng dạy; - Có kiến thức về nghề liên quan;
- Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.
+ Kỹnăng nghề
- Có kỹnăng nghềtương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 4/7, bậc 3/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia;
- Thực hiện thành thạo các kỹnăng của nghềđược phân công giảng dạy; - Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghềđược phân công giảng dạy; - Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệsinh lao động của nghề.
Về năng lực sư phạm dạy nghề
- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương;
1.4.4. Quản lý thực hiện chương trình đào tạo ngành May
Đưa CTĐT ngành May vào thử nghiệm và thực hiện.
- Xây dựng Đềcương môn học: cụ thể hóa, chi tiết hóa của Chương trình môn học.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy.
- Lập hồ sơ môn học: Giáo án tích hợp, giáo án thực hành, giáo án lý thuyết, lịch trình giảng dạy,...
- Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả; tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và thực tập lao động sản xuất theo nghềđào tạo phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Tổ chức dạy nghề theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghềđã được phê duyệt; thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học.
- Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của mô-đun, môn học.
1.4.5. Quản lý đánh giá chương trình đào tạo ngành May
Đánh giá giữa kỳ nhằm thu thập thông tin để cải tiến chương trình giáo dục đang được thực thi: lấy ý kiến của người học, giáo viên giảng dạy thông qua các mẫu “Phiếu đánh giá chương trình đào tạo ngành May”.
Đánh giá tổng kết nhằm xác định một “bức tranh toàn cảnh” về chất lượng của một chương trình giáo dục đã thực thi và thường được tiến hành sau khi chương trình giáo dục đã được thiết kế hoàn chỉnh và thực hiện xong trong một cơ sở đào tạo. Đánh giá tổng kết thường được xác định thông qua các thông tin phản hồi từ người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, từngười học đã ra trường đi làm...
Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, học sinh hoặc phụ huynh học sinh và người sử dụng lao động.
Việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá được lựa chọn theo nguyên tắc xác suất ngẫu nhiên, đảm bảo tính công bằng, khách quan, công khai, khoa học để có được kết quả tổng hợp và khái quát nhất nhằm phục vụ tốt công tác quản lý phát triển CTĐT ngành May.
1.5. Các yếu tốảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành May
1.5.1. Thị trường lao động
Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu hướng phát triển chủ yếu trong các quan hệ quốc tế trên tất cả các phương diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thông qua các cam kết, các hiệp định. Việt Nam đã trở thành các thành viên của Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, tham gia vào CPTPP, các định chế quốc tế sẽ thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, công nghệ và lao động, nhất là lao động có kỹ năng có cơ hội di chuyển trong thị trường lao động của khối AEC. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các nước ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp…là những công cụ quan trọng cho việc tự do di chuyển lao động có chất lượng, có kỹ năng. Xuất khẩu tăng được xem là yếu tố quan trọng để tạo việc làm. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế và tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.
Cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp: tạo ra nhiều cơ hội trong việc hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp…
Người học có nhiều cơ hội hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập, bởi thị trường lao động không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn của khu vực ASEAN. Trong đó, ngành May là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng liên quan đến việc thiết kế