chặt chẽ gắn với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thịtrường lao động;
- Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình của trường; hướng dẫn thực tập nghề nghiệp và đánh giá kết quả học tập của người học;
- Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ;
- Phối hợp với doanh nghiệp tạo điều kiện để giáo viên nâng cao kỹ năng nghề gắn đào tạo nghề với thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ;
- Hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghềcho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu;
- Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Trường thực hiện liên kết với các cơ sở sản xuất, các cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệvà các cơ sở đào tạo khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh tham quan, học tập kinh nghiệm, thực tập, thực hành sản xuất, ứng dụng công nghệ gắn việc giảng dạy, học tập với thực tế sản xuất. Trường phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và bền vững.
2.3. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
2.3.1. Thực trạng chương trình đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
a. Đặc điểm chương trình đào tạo ngành May
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 03/2017/TT- BLĐTBXH ngày 01/3/2017 quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Theo đó, Thông tư quy định 11 yêu cầu cụ thểđối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng gồm:
nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ LĐ- TBXH ban hành; Nội dung phải đảm bảo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề đào tạo... Chương trình đào tạo phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học/mô-đun tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập.
Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung bắt buộc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt, đáp ứng sựthay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động; Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học/mô-đun để đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
Quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu vềnăng lực của người học sau khi học xong các môn học/mô-đun của chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương vàđất nước, phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới; Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngoài ra, Thông tư cũng qui định cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghềđược thiết kế gồm: Tên ngành, nghềđào tạo; Mã ngành, nghề; Trình độ đào tạo; Đối tượng tuyển sinh; Thời gian đào tạo; Mục tiêu đào tạo; Thời gian khóa học; Khối lượng kiến thức toàn khóa học; Danh mục và thời lượng các môn học/mô- đun;Chương trình chi tiết các môn học/mô-đun; Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Còn đối với CTĐT trình độ sơ cấp thì thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộtrưởng BộLao động –Thương binh và Xã hội về việc Qui định vềđào tạo trình độsơ cấp [6].
Cấu trúc chương trình đào tạo ngành May được thiết kế gồm:[19]
a. Tên ngành, nghềđào tạo; Mã ngành, nghề; Trình độ đào tạo; Đối tượng tuyển sinh; Thời gian đào tạo; Mục tiêu đào tạo; Thời gian khóa học; Khối lượng kiến thức toàn khóa học; Danh mục và thời lượng các môn học/mô-đun; Chương trình chi tiết các môn học/mô-đun; Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
b. Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo ngành May: Thời gian khoá học đối với trình độ trung cấp từ1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu, đào tạo là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉđối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
môn học/mô-đun, thời gian ôn và thi tốt nghiệp. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.
Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm của ngành May đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75%.
c. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo ngành May: Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối ngành May với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
- Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. - Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.
- Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tính hợp lý của kết cấu chương trình đào tạo ngành May
Đối tượng Mức độ đánh giá Tổng số Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý Không hợp lý SL % SL % SL % SL % CBQL 6 30 10 50 4 20 0 0 20 GV 9 30 12 40 9 30 0 0 30 HS 25 50 25 50 0 0 0 0 50
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tính hợp lý của kết cấu CTĐT ngành May, kết quả khảo sát được phản ánh tại Bảng 2.4. Ta thấy qua bảng khảo sát có trên 70% CBQL, GV, HS đánh giá ở mức hợp lý và rất hợp lý, điều này đã khẳng định về tính hợp lý của kết cấu chương trình đào tạo ngành May hiện nay của nhà trường là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, qua trao đổi và phỏng vấn một số CBQL, GV, HS thì phần lớn chưa quan tâm nhiều về tính kết cấu của CTĐT ngành May, mà chỉ quan tâm họ sẽđược học gì? Sau khi được đào tạo họ có kỹnăng đáp ứng được các yêu cầu của TTLĐ hay không? Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển CTĐT ngành May chưa hiệu quả.
Kết luận: Với tất cả những dữ liệu được tổng hợp ởtrên cũng đồng nghĩa với kết luận đánh giá về tính hợp lý của kết cấu CTĐT ngành May đang áp dụng giảng dạy tại Khoa Công nghệ May của nhà trường mới chỉ đạt ở mức chấp nhận được (vì kết quả khảo sát chỉ có trên 70% được đánh giá ở mức hợp lý và rất hợp lý).
b. Nội dung chương trình đào tạo ngành May
Nội dung chương trình đào tạo ngành May, các môn học chung bắt buộc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt, đáp ứng sựthay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động; Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô-đun đểđảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. Nhằm đào tạo các kiến thức, kỹnăng, năng lực cho người học để thực hành trọn vẹn một công đoạn, một công việc của ngành May. Việc cấu trúc nội dung đào tạo thành các MH/MĐ đào tạo đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc bổ sung các nội dung đào tạo, giúp cho người học có thể học liên thông với trình độđào tạo cao hơn.
Nhà trường đã xây dựng và ban hành áp dụng chương trình đào tạo ngành May trên cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; và các điều kiện máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thực tế hiện có của trường. Nhưng đồng thời bảo đảm tính khoa học, hệ thống, thực tiễn và linh hoạt, đáp ứng kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Cụ thể các môn học/mô- đun của ngành May được phân phối như sau:
Bảng 2.5. Phân phối thời gian các Môn học/Mô-đun chương trình đào tạo ngành May [20]
Mã MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các môn học chung 210 106 87 17 MH 01 Chính trị 30 22 6 2 MH 02 Pháp luật 15 10 4 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 45 28 13 4
MH 05 Tin học 30 13 15 2
MH 06 Ngoại ngữ(Anh văn) 60 30 25 5
II Các môn học, mô đun đào tạo
ngành may bắt buộc 1140 253 804 83
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 150 103 34 13
MH 07 Vẽ kỹ thuật ngành may 30 13 14 3
MH 08 Cơ sở thiết kế trang phục 30 20 6 4
MH 09 Vật liệu may 30 28 0 2
Mã MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MH 11 An toàn lao động 30 24 4 2
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn
ngành may 990 150 770 70
MĐ 12 Thiết kế trang phục 1 75 25 38 12
MĐ 13 May áo sơ mi nam, nữ 195 30 152 13
MĐ 14 May quần âu nam, nữ 150 25 114 11
MĐ 15 Thiết kế trang phục 2 30 10 14 6
MĐ 16 May áo jacket nam 180 25 142 13
MĐ 17 May các sản phẩm nâng cao 210 20 180 10 MĐ 18 Thực tập tốt nghiệp 150 15 130 5
Tổng cộng 1350 359 891 100
- Các môn học chung: Mục tiêu của các môn học này nhằm trang bị cho học sinh thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn; hiểu biết về tự nhiên, con người (trong đó có bản thân); phương pháp tư duy khoa học; các kỹnăng cơ bản trong quá trình hội nhập; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nhân loại, có đạo đức trách nhiệm công dân; yêu Tổ quốc và có năng lực tham gia bảo vệ tổ quốc; trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề cho các MH/MĐ ở giai đoạn sau, để có thể cập nhật và nâng cao nghề nghiệp suốt đời.
- Các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc, bao gồm 2 nhóm:
+ Nhóm các môn học/mô-đun kỹ thuật cơ sở: Đây là nhóm các MH/MĐ thuộc nhóm kiến thức cốt lõi (các môn cơ sở lý luận cho ngành May).
+ Nhóm các môn học/mô-đun chuyên môn: Đây là nhóm các môn học/mô-đun kiến thức chuyên ngành bao gồm nhóm học phần chuyên môn chính và nhóm học phần chuyên môn phụ (không nhất thiết phải có). Mục tiêu các MH/MĐ này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng ngành Dệt-May cơ bản và chuyên sâu giúp người học có khả năng cập nhật khoa học công nghệ và phát triển lĩnh vực chuyên môn trong quá trình công tác.
Các nhóm kiến thức trên có thể chứa ba loại môn học/mô-đun : môn học/mô- đun bắt buộc phải học, môn học/mô-đun tự chọn; riêng phần kiến thức cốt lõi chỉ chứa các MH/MĐ bắt buộc. Ngoài các nhóm trên, đối với CTĐT ngành May cho đối tượng HS đầu vào trung học cơ sở thì còn phải học các môn học văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thời lượng là 1020 giờ theo Thông tư
số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định vềchương trình khung trung cấp chuyên nghiệp.
Đểđánh giá mức độ hợp lý về nội dung CTĐT ngành May như đã phân tích ý nghĩa của các nhóm môn học/mô-đun về kỹ thuật cơ sở lý luận cho ngành May, và các môn chuyên ngành May, tiến hành khảo sát như bảng sau:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, doanh nghiệp về nội dung chương trình đào tạo ngành May
Đối tượng Mức độ đánh giá Tổng số Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý Không hợp lý SL % SL % SL % SL % CBQL 6 30 6 30 6 30 2 10 20 GV 6 20 12 40 9 30 0 0 30 HS 20 40 21 30 15 30 0 0 50 DN 0 0 3 30 3 30 4 40 10
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, doanh nghiệp về nội dung của chương trình đào tạo ngành May được phản ánh tại Bảng 2.6. Với trên 30% đối tượng khảo sát đánh giá nội dung chương trình đào tạo ngành May ở mức tương đối hợp lý và hợp lý cho thấy nội dung CTĐT ngành May của nhà trường hiện nay còn một số bất cập, chưa hợp lý. Tuy nhiên cần lưu ý là có đến 40% doanh nghiệp đánh giá ở mức chưa hợp lý, đây là đối tượng trực tiếp đánh giá chất lượng “đầu ra” của CTĐT ngành May.
2.3.2. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành May của Trường Trung cấp Kỹ thuật Quảng Ngãi
a. Thực trạng phân tích nhu cầu đào tạo ngành May
Để đáp ứng nhu cầu của TTLĐ ngành May, thì chuẩn đào tạo ngành May trình độ trung cấp là các nội dung, yêu cầu, đặc trưng của ngành May mà nhàtrường cũng như người học phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đào tạo ngành May nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại nhà trường, nhằm góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề trong lĩnh vực ngành Dệt-May.
Như vậy, quản lý việc xây dựng và hoàn thiện chuẩn đào tạo ngành May trình độ trung cấp là quản lý các nội dung, yêu cầu, điều kiện phù hợp của công tác đào tạo ngành may trong nhà trường, đáp ứng khả năng học tập của học sinh, cũng như yêu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động đểđảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo ngành May trình độ trung cấp tại trường. Trong những năm qua, việc phân tích nhu cầu thị trường lao động cũng như nghiên cứu máy móc, thiết bị và công nghệ
đào tạo ngành may được Ban Giám hiệu Nhà trường giao cho Khoa Công nghệ may