Đẩy mạnh các phương thức marketing cho BPO Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67 - 72)

Việt Nam cần phải có một chiến lược marketing mang tầm cỡ quốc gia cho nền công nghiệp phần mềm. Đại bộ phận các doanh nghiệp phần mềm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công việc tìm hiểu thị trường ở một nước khác, tiếp thị và quảng bá cho sản phẩm phần mềm ở nước ngoài là quá sức đối với số doanh nghiệp này. Nhà nước cần đầu tư và tổ chức các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực rất khó khăn này. Có thể lập một quỹ nghiên cứu và hỗ trợ quảng bá, tiếp thị phát triển thị trường cho các doanh nghiệp trong đó nhà nước đầu tư ban đầu 50%, còn 50% sẽ trích từ doanh thu của các doanh nghiệp phần mềm.

Hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là linh hoạt, năng động và dễ thay đổi hơn khi có sự biến đổi của môi trường kinh doanh – một lợi thế đặc biệt trong những ngành liên quan đến CNTT, song lại gặp trở ngại về vốn và khả năng tiếp cận với hạ tầng công nghệ. Vì thế nhà nước cần có các dự án đầu tư xây dựng và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đào tạo các kỹ năng quản lý, kinh doanh và công nghệ.

3.4.8.Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành làm thuê bên ngoài tại Việt Nam:

Đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới các doanh nghiệp quốc tế.

Phát triển sự hiện diện trên internet là một biện pháp quảng bá hiệu quả đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Một website tổng hợp đưa ra những dịch vụ và giá cả rõ ràng, các lợi thế cạnh tranh như chi phí thấp và chất lượng dịch vụ cao sẽ tạo ra môi trường đáng tin cậy cho doanh nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trợ để

outsourcing; cử các đoàn đại biểu tham dự tới những hội thảo, triển lãm outsourcing quốc tế để đưa hình ảnh Việt Nam đến với các doanh nghiệp nước ngoài, gây dựng hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hợp tác quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ làm thuê bên ngoài. Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp lý để thu hút các tập đoàn quốc tế đến đầu tư, chuyển giao công nghệ, thành lập các cơ sở và trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam; phổ biến áp dụng các quy trình tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như CMM level 3,4,5 và ISO, PCMM…nhằm nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trong nước, tạo được sự tin cậy cho những công ty nước ngoài có ý định làm thuê bên ngoài tại Việt Nam. Để thực hiện điều này cần tuyên truyền cho các doanh nghiệp trong nước hiểu về các lợi ích thu được khi áp dụng những tiêu chuẩn này và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn đó.

Nhà nước nên tăng thuê ngoài dịch vụ

Cùng các phương án đề xuất phát triển ngành DV CNTT như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thuế thu nhập cho DN, tăng cường cung cấp DV cho thị trường nước ngoài, các chuyên gia cho rằng, giải pháp thực tế và cần làm trước tiên đó là Nhà nước nên tăng thuê ngoài DV CNTT. Ông Mai Anh, Tổng thư ký Hội Tin học Viễn thông Hà Nội cho biết, ở nhiều nước, DV CNTT thường chiếm tỷ trọng cao trong các DV được chính phủ thuê ngoài. Lợi ích của việc này là: giảm bộ máy hành chính; không vướng bận về kỹ thuật để tập trung giải quyết việc chuyên môn; giảm giá thành DV, tăng tính chuyên nghiệp và chất lượng; giảm áp lực về nhân lực; tạo thị trường cho DN trong nước.

Để thúc đẩy hoạt động thuê ngoài trong CQNN, ông Mai Anh cho rằng Nhà nước cần khuyến khích một số lĩnh vực phải thuê ngoài như tư vấn thiết kế HT mạng, bảo trì HT máy tính, thậm chí cả việc cung cấp một số DV công. Các cơ quan chuyên trách về CNTT của các bộ/ngành, chính quyền địa phương các cấp cần thay đổi vai trò, giảm tối đa các công việc liên quan đến kỹ thuật, tăng cường thuê ngoài những

3.4.9.Hợp tác,học hỏi từ các nước đã phát triển BPO

Tại châu Á, Chính phủ Việt Nam và các nước khác, chẳng hạn như Malaysia, nên hợp tác với nhau để kết hợp những thế mạnh của mình. Mỗi nước có một điểm mạnh riêng về phát triển công nghiệp outsource, và có thể học tập lẫn nhau để nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của mình. Chẳng hạn, Việt Nam hiện chỉ có thể outsource tốt các công việc non-voice-outsourcing, hay paper-outsourcing, tức là những công việc trên văn bản, trên giấy. Còn các công việc voice-outsourcing, chẳng hạn như thu thập thông tin hoặc giao tiếp qua điện thoại thì Malaysia làm rất tốt. Việt Nam do đó có thể học hỏi voice-outsourcing của Malaysia để phát huy thêm những sản phẩm sáng tạo hơn cho mình.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu bằng những số liệu xác thực về thực trạng hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh ở một số nước trên thế giới và thực trạng ở Việt Nam, có thể rút ra những kết luận sau:

1.Gia công phần mềm ( ITO) từng là giải pháp số một để phát triển công nghiệp phần mềm tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhưng còn rất nhiều hướng đi khác nữa để nâng tầm sản xuất phần mềm thành ngành kinh tế thực sự có đóng góp đáng kể cho GDP, một trong số đó là phát triển ngành dịch vụ BPO.

2.Với nhiều ưu điểm nổi trội của mình, hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh đang trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, đặc biệt là đem lại doanh thu to lớn cho các nước Châu Á- khu vực luôn dẫn đầu thế giới về hoạt động làm thuê bên ngoài. Thị trường làm thuê bên ngoài còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn và đòi hỏi trình độ lao động cũng như cơ sở hạ tầng chất lượng tốt hơn. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường làm thuê bên ngoài, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines. Đây thực sự là một cơ hội tốt cho các quốc gia đang phát triển tích cực tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh và thu lại những lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhiều yếu tố tác động đến hoạt động làm thuê bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông và tác động của quá trình toàn cầu hóa, cùng với ảnh hưởng của các khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những nhân tố này tương tác với nhau góp phần định hình thị trường quốc tế. Tất nhiên, dù là khu vực đứng đầu trên thế giới về hoạt động làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh, nhưng làm thuê bên ngoài tại các quốc gia Châu Á vẫn còn tồn tại nhiều ưu điểm và hạn chế. Các công ty và các quốc gia cần nắm được những ưu điểm, hạn chế này để có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ hoạt động này.

trước, Việt Nam có thể rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình để phát triển hoạt động làm thuê bên ngoài. Sự phát triển của hoạt động làm thuê bên ngoài có rất nhiều đóng góp cho nền kinh tế - xã hội của đất nước, đây thực sự là con đường để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có thể học tập giúp đưa nên kinh tế nước mình bắt kịp với sự phát triển của của thời đại công nghệ thông tin. Trên thực tế, chúng ta đã và đang có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển hoạt động làm thuê bên ngoài, đặc biệt khi đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006.

4.Tuy có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động làm thuê bên ngoài nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ tận dụng được một phần hết sức nhỏ bé của những điều kiện đó. Chúng ta có những mặt mạnh và yếu trong một môi trường cơ hội và thách thức đan xen. Không chỉ biết nắm bắt những cơ hội đến với mình, muốn phát triển, Việt Nam cần phải có những giải pháp, đường lối thích hợp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và dối mặt với thách thức. Chính phủ Việt Nam đã có những quan tâm nhất định tới sự phát triển làm thuê bên ngoài tại nước ta. Tuy nhiên, để có thể phát triển chúng ta cần thực hiện những biện pháp đồng bộ, có sự hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đứng trên quan điểm đó, tiểu luận đã đưa ra những gợi ý thúc đẩy sự phát triển của hoạt động làm thuê bên ngoài tại Việt Nam.

Tóm lại, trong tình hình hiện nay tại Việt Nam, sử dụng làm thuê bên ngoài quy trình kinh doanh là chính sách doanh nghiệp nên ưu tiên, nó giúp doanh nghiệp uyển chuyển và năng động hơn để tối thiểu hóa chi phí và rủi ro. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, outsourcing còn là một lĩnh vực mới mẻ, chưa khai thác hết được những lợi ích từ nó, các doanh nghiệp còn e ngại, không dám sử dụng nhiều dịch vụ BPO. Vì vậy, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư hơn về phát triển nhân lực và phương thức quản lí để tận dụng tối đa lợi thế từ hoạt động này. Với trào lưu toàn cầu hóa của kinh tế thị trường, chiến lược phát triển ngành dịch vụ BPO ở Việt Nam cần tính kỹ đến các khâu cạnh tranh và liên kết để làm thế nào mang đến giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng, tạo điều kiện cho quá trình đi lên của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như của toàn ngành BPO Việt Nam ngày càng rộng mở và vững

Một phần của tài liệu thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67 - 72)