Thực trạng BPO ở Philippines

Một phần của tài liệu thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 38 - 41)

2.2.3.1. Doanh thu BPO của Philippines

Doanh thu của các công ty nhận gia công của Philippines từ 349 triệu USD trong năm 2001 đã đạt trên 2 tỉ USD trong năm 2004 và 3,8 tỉ USD năm 2005. Tại Philippines, ngành BPO tăng trưởng khoảng 35-40% với doanh thu khoảng 7 tỷ USD trong năm 2008. Năm 2010, doanh thu từ outsourcing lên tới 12,4 tỉ USD, tương đương với 6,5% tổng sản phẩm quốc nội dự tính của Philippines trong năm đó, tăng trưởng hàng năm của ngành đạt khoảng 40% .

2.2.3.2. Số lao động làm BPO của Philippines

Philippines đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ trong lĩnh vực gia công một số công đoạn sản xuất kinh doanh (BPO – Business Process

Outsourcing) cho công ty nước ngoài và hiện là nơi có các trung tâm dịch vụ cho rất nhiều các công ty của Mỹ. Mặc dù dân số Philippines chỉ bằng 1/10 dân số Ấn Độ (khoảng 93,8 triệu người tính đến tháng 6/2010) nhưng đã chiếm 15% thị trường cung cấp dịch vụ toàn cầu. Thủ đô Manila (Philippines) là thành phố đứng thứ 4 trong danh sách các thành phố tiêu biểu cung cấp các dịch vụ cho nước ngoài. Năm 2010, ngành BPO của Philippines tạo ra khoảng 1 triệu công ăn việc làm, so với 300.000 việc làm trong năm 2008. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), BPO có thể cung cấp việc làm cho 11% số người gia nhập lực lượng lao động Philippines năm 2010.

Theo Hiệp hội thuê khoán qui trình kinh doanh của Philippines (BPOAP), ngành BPO hiện tuyển dụng 233.000 người Philipin có tay nghề IT.Với nhiều các công ty đa quốc gia đang quay sang Philippines để tìm kiếm các dịch vụ dựa vào IT với chi phí rẻ, lượng công ăn việc làm được tăng 30%, tức 303.000 hàng năm hay lên

2.2.3.3. Các lĩnh vực sử dụng BPO của Philippines

Các trung tâm tổng đài (call center) tại Philippines đang "bùng nổ" với khoảng 200 trung tâm đang hoạt động. Riêng năm 2004, các trung tâm này kiếm khoảng 1 tỉ USD, theo sau là chuyển mã y khoa (medical transcription), 483 triệu USD; kỹ thuật phần mềm, 268 triệu USD; và gia công phim hoạt hình, 40 triệu USD. Hiện nay tại Philippines có 300 công ty phần mềm.Các hãng Mỹ chiếm 90% các thỏa thuận gia công vì mối liên hệ mang tính văn hóa và lịch sử giữa Philippines và Mỹ. Còn lại là các công ty Anh và các công ty châu Á.

Philippines đang nổi lên như là địa điểm hấp dẫn cho các call center. Tuy chỉ mới bắt tay vào lĩnh vực này từ năm 2000, nhưng đến nay Philippines đã có hàng chục call center (chủ yếu liên doanh với nước ngoài); năm 2004 đạt doanh thu 864 triệu đô- la Mỹ.Chính phủ Philippines cũng xem call center như là ngành công nghiệp mới đầy hứa hẹn trong việc tạo công ăn việc làm. Chính phủ nước này còn có tham vọng muốn biến nước mình thành trung tâm call center của châu Á.

Chuyển mã y khoa cũng được coi là điểm sáng thứ 2 của ngành công nghiệp này sau trung tâm tổng đài. Từ 9 công ty trong năm 2001, nay đã tăng lên 40 vào năm ngoái, phần lớn là gia công cho các tổ chức y khoa của Mỹ.Dữ liệu từ Hiệp hội công nghiệp chuyển mã y khoa của Philippines, Inc (MTIAPI) chỉ ra rằng Philippines chỉ chiếm hơn 1% thị trường chuyển mã của Mỹ, dự kiến giá trị khoảng 12 tỉ USD. Một đạo luật của Mỹ qui định tất cả các hồ sơ y khoa phải được lưu trữ trong máy tính.

Nhưng, Philippines mới chỉ chạm tới bề nổi của thị trường thuê gia công toàn cầu, Ấn Độ mới là "tay chơi" nổi trội nhất thế giới.‘Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng nhiều công ty nước ngoài sẽ tới Philippines hơn nữa trong năm nay,’ Celeste Ilagan , giám đốc về tiếp thị quốc tế của Hội đồng Đầu tư nói.Bà viện dẫn kế hoạch của một số công ty từ Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy) muốn thâm nhập vào Philippines về mảng dịch vụ phi giọng nói như văn phòng phía sau (back office) về tài chính, kế toán và chuyển mã dữ liệu, nơi chuyển những dữ liệu trên giấy sang dạng điện tử.‘Ví dụ, Thụy Điển đang tiến đến một xã hội không dùng giấy. Và Philippines

có thể làm ăn từ cơ hội đó’, bà cho biết. Một hãng vận tải nội địa đang xử lý những yêu cầu lên sơ đồ và hệ thống theo dõi của một công ty tàu biển Na Uy.Theo các chuyên gia, Philippines nên nhắm tới những thương vụ với các công ty năng lượng và cung ứng (logistics) toàn cầu.

2.2.3.4. Nhân tố thúc đẩy BPO của Philippines

Một nghiên cứu của hãng tư vấn Frost & Sullivan xếp Philippines thứ 2 sau Trung Quốc như một địa điểm gia công cho ngành cung ứng được ưa chuộng và thứ 3 trong số 5 địa điểm gia công hàng đầu thế giới về lĩnh vực liên quan tới năng

lượng.Một số công ty đa quốc gia của Mỹ trong ngành vận tải đã thành lập các hoạt động SSO (shared services and outsourcing – gia công và dịch vụ chung) tại Manila và cho rằng đó là nhờ lực lượng lao động dồi dào có tay nghề IT, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và sự gần gũi về văn hóa với Mỹ.‘Mặc dù SSO ở nước ngoài hiện chỉ chiếm 6,01% trong tổng thị trường SSO, nó dự tính sẽ tăng trưởng 20 - 30% trong vòng 3 -4 năm nữa’, hãng tư vấn này nói.

Philipine đang tận dụng một số yếu tố bao gồm các thế mạnh cạnh tranh nổi bật chính trong ngành gia công. Xếp hạng 4 trên tòan thế giới về nguồn cung dồi dào các công nhân có tay nghề, Philippines là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ dân chúng biết đọc biết viết là 94%.

Ngoài ra, Philippines có một trong những nguồn kế toán viên dồi dào nhất châu Á với hơn 105.000 sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính, kế toán và quản lý gia nhập thị trường hàng năm.Trong quý đầu năm 2005, có khoảng 113.300 kế toán viên có giấy phép. Đào tạo kế toán được thực hiện theo mô hình Nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP) của Mỹ.

Ông Santos cho rằng bất chấp cơn bão tài chính toàn cầu nhưng ông vẫn tự tin ngành BPO tại Philíppin sẽ tiếp tục đà phát triển. Theo kết quả đánh giá từ các cuộc họp đầu tư, số lượng khách hàng muốn thúc đẩy các hoạt động BPO ở nước ngoài để tiết kiệm chi phí đang tăng cao. Philíppin hiện có một vị trí chiến lược do có nền tảng kinh nghiệm vững chắc và thành công với ngành BPO, đặc biệt là với công ty đa quốc

với tình thế nghiêm trọng nhất.Theo ông, trong ngắn hạn có thể nảy sinh một số đứt quãng do sự quản lý và tái liên kết quyền sở hữu trong ngành ngân hàng. Nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng tới các hoạt động BPO do có các chức năng đặc biệt quan trọng liên kết tới khách hàng. Khoảng 85% các doanh nghiệp BPO tại Philíppin là hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và khách hàng chủ yếu đến từ Mỹ.

2.2.3.5.Khó khăn ngành BPO Philippines gặp phải

Cạnh tranh với Philippines để giành lấy các hợp đồng outsourcing từ thị trường Mỹ là Ấn Độ - hiện chiếm khoảng 80% công việc gia công, và Pakistan, Úc và Sri Lanka.Theo MTIAPI, Mỹ hiện chỉ thuê gia công khoảng 42% yêu cầu chuyển mã y khoa ra nước ngoài. Khoảng 6.700 bệnh viện vẫn chưa chuyển hết hồ sơ y khoa sang dạng điện tử.Các chuyên viên phân tích khác cảnh báo một số yếu tố bất lợi có thể cản trở sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này, một trong những yếu tố đó là giá năng lượng tăng. Sau khi Manila tăng thuế giá trị gia tăng gần đây, giá năng lượng ở

Philippines trở nên đắt đỏ thứ nhì châu Á, sau Nhật.‘Nguy cơ của ngành công nghiệp này là giá năng lượng tăng, đặc biệt từ khi lĩnh vực BPO đòi hỏi hoạt động 24/7’, nhà kinh tế học Ceferino Rodolfo của đại học châu Á và Thái Bình Dương nói.Với sự gia tăng của giá năng lượng và lương của nhân viên cũng như các chi phí hoạt động khác, những yếu tố này có thể cản trở sự phát triển dài hạn của ngành công nghiệp này ở Philippines, ông nói.Ông đề xuất chính phủ đưa ra những biện pháp khuyến khích cho lĩnh vực dịch vụ điện tử như cho phép nhập khẩu miễn thuế những thiết bị vốn (capital equipment) và khấu hao nhanh các tài sản cố định để duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh tại các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

2.3.Đánh giá thực trạng BPO ở những nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 38 - 41)