Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43 - 48)

2.3.3.1. Phát triển outsourcing theo cả chiều rộng và chiều sâu

Outsoucing là một thuật ngữ hiện nay đang được nhắc đến rất nhiều trong quản trị kinh doanh. Trước đây outsourcing đã từng bị coi là một phương pháp quản trị không mấy hiệu quả để giảm chi phí. Tuy nhiên kể từ năm 1990, các công ty đã bắt

kế sản phẩm cũng như các hoạt động khác có liên quan. Do vậy, outsourcing đã trở thành một công cụ quản lý quan trọng

Tuy vậy, outsourcing trên lý thuyết thì đơn giản nhưng khi thực hiện lại gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của tổ chức Cap Gemini Ernst & Young cho thấy chỉ có 54% các công ty hài lòng với outsourcing so với 80% một thập kỷ trước đây. Nhưng không nên vì thế mà quay lưng lại với outsourcing. Cho dù đến thời điểm hiện tại, outsourcing vẫn chưa hoàn thiện nhưng nó vẫn là một công cụ quản trị chiến lược đảm bảo. Nhưng để thu được lợi ích thực tế từ phía đối tác, công ty cần phải thay đổi lại một số quan niệm về outsourcing. Một trong những trường hợp thành công về outsourcing phải kể đến đó là tổ chức UPS Supply Chain Solution. Tổ chức này đảm nhận mọi công việc cho các khách hàng của mình từ giải quyết đơn hàng, giao nhận cho tới dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Outsourcing giúp các nhà quản lý chú trọng vào các hoạt động chiến lược và có giá trị cao Tuy nhiên, nó chỉ mang lại lợi ích thực tế khi mà các nhà quản lý tận dụng được thời gian tiết kiệm. Ông Ed Rey, phó chủ tịch tập đoàn Booz Allen Hamilton, cho rằng các khách hàng sử dụng đến outsourcing nhưng không thu được lợi ích gì là do họ thiếu quản lý những đối tác. Còn theo bà Jane Linder, giám đốc cấp cao của Học viện Accenture về các vấn đề thay đổi chiến lược tại Cambridge, Massachusetts, để outsourcing mang lại lợi ích, các công ty cần phải nghĩ đến dài hạn như các kết quả ở tầm doanh nghiệp hay mang lại lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư. Thông thường, điều này có nghĩa là outsourcing cần phải tập trung vào các kết quả bên ngoài như xác định lại vị trí của công ty trên thị trường hoặc cải tổ lại hoạt động hơn là sử dụng outsourcing chỉ để tiết kiệm 5% chi phí. Nói cách khác, vai trò thực sự của

outsourcing là công cụ để theo đuổi giá trị chiến lược, chuyển đổi các bộ phận kinh doanh.

2.3.3.2. Giáo dục

OutsourceWorld là diễn đàn và triển lãm lớn nhất thế giới về gia công, trong đó có ngành CNTT cho thấy nhu cầu thuê gia công rất lớn trên thế giới. OutsourceWorld

Nam tham gia diễn đàn này với 9 doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực CNTT. Ông Chu Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo Ứng dụng Aprotrain, thành viên đoàn Việt Nam, cho biết “Tại diễn đàn này, vấn đề được các đại biểu quan tâm là gia công trong ngành CNTT, thực trạng và thách thức trong lĩnh vực gia công PM”. Theo ông Tuấn Anh, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc vốn được biết đến là hai thị trường gia công lớn nhất thế giới. Thế nhưng, chính tầm vóc của hai “đại gia” này đang tạo nên nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư. Lo ngại lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc bắt đầu tăng giá thành gia công PM. Trước tình hình đó, tất cả các nhà đầu tư đều nhận thấy một đòi hỏi cấp thiết là tìm “công trường” gia công mới tại khu vực khác để không gặp rủi ro ngoài ý muốn, đặc biệt là sức ép giá cả nếu phụ thuộc vào thị trường cũ. Theo nhiều chuyên gia, giai đoạn khủng hoảng hiện nay là thời cơ nhiều nước, trong đó có Việt Nam nhân được các hợp đồng thuê gia công từ tay các “đại gia” nói trên. Do khủng hoảng, nhiều DN cắt giảm chi phí và tìm đến những thị trường có mức giá rẻ hơn. Tuy nhiên, ông Chu Tuấn Anh dự báo, nếu không nhanh chóng chớp thời cơ, chỉ 2, 3 năm nữa, khi thị trường gia công được sắp xếp lại theo trật tự, lúc đó sẽ rất khó thay đổi.

Theo ông Tuấn Anh, hầu hết hợp đồng thuê gia công PM của các DN CNTT trong nước đều dựa trên mối quan hệ (do bạn bè, người thân học tập hoặc làm việc ở nước ngoài giới thiệu). Rất ít hợp đồng tự tìm kiếm. Vì vậy, đến giờ phút này, nhiều DN mới vỡ lẽ, muốn lấy được hợp đồng phải có sẵn nhân sự. Nhưng nhân sự không phải chỉ vài chục hay vài trăm mà lên đến con số hàng nghìn người. Đây quả là khó khăn bởi DN CNTT VN thường ít vốn, phải nắm chắc hợp đồng mới tuyển người.

Khó khăn hơn, ngay cả khi bài toán tài chính được giải quyết, là việc tuyển cùng lúc một lượng lớn lập trình viên (LTV) do thị trường nhân lực chưa sẵn sàng. Khi nhân lực thiếu, thay vì hợp sức, nhiều DN lại “câu kéo”, giành giật nhân sự của nhau khiến mức lương bị đẩy lên cao, gây bất lợi cho DN.

2.3.3.3. Pháp luật

Trong outsourcing, sự chuyển giao thông tin là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới công ty thực hiện. Bởi thế, đảm bảo thông tin và sở hữu trí tuệ được tôn trọng rất cần thiết để tạo lòng tin cho khách hàng. Hiện nay tại Việt Nam, tình trạng vi phạm

phổ biến. Điều này khiến cho lòng tin của các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam giảm sút không ít, đòi hỏi chúng ta phải có những quy định chặt chẽ về đảm bảo an toàn các thông tin khách hàng và quyền sở hữu trí tuệ.

2.3.3.4. Vốn đầu tư

Thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ outsourcing. Nước ta cần đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNTT; thu hút Việt kiều về đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ outsorcing tại Việt Nam; đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong lĩnh vực này nhằm huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong nhân dân; hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, cơ chế bảo hiểm rủi ro cho lĩnh vực dịch vụ mới mẻ này.

2.3.3.5. Công nghệ thông tin

“Phát triển BPO cần thêm sự quan tâm từ phía các cơ quan nhà nước, chẳng hạn trong việc giảm chi phí hạ tầng viễn thông, chi phí thuê mặt bằng… Nếu được định hướng, phát triển tốt, doanh thu BPO tại Việt Nam có thể tăng đột biến. Thực tế tại Philippines, sau 3 năm làm BPO doanh thu đạt 1,7 tỉ USD, trong khi Việt Nam gia công PM 10 năm đạt 800 triệu USD”, ông Trần Mạnh Huy, Giám đốc Trung tâm BPO FIS.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG BPO Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu thực trạng làm thuê bên ngoài ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43 - 48)