Thực trạng đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính và quyền

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 64 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Thực trạng đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính và quyền

khách hàng

2.3.2.1. Tình hình mất an toàn tiền gửi qua huy động của các NHTM trên địa bàn

Công tác thu, chi tiền mặt của hệ thống TCTD trên địa bàn từ năm 2018 đến nay đảm bảo an toàn tuyệt đối, đúng chế độ quy định, đáp ứng kịp thời

nhu cầu tiền mặt cho nền kinh tế. Chƣa xảy ra việc thiếu, mất tiền, tài sản bảo quản trong kho, quỹ và các máy ATM. Trên địa bàn chƣa phát sinh các rủi ro liên quan đến hoạt động gửi tiền.

Từ năm 2018 đến năm 2020, Cán bộ làm công tác kho quỹ tại các TCTD trên địa bàn đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng trên 4000 món với tổng số tiền trên 22 tỷ đồng. Các TCTD, KBNN trên địa bàn đã phát hiện và lập biên bản thu giữ gần 72 triệu đồng tiền giả.

2.3.2.2. Tình hình quản trị rủi ro vốn huy động của các NHTM trên địa bàn

NHNN tỉnh thƣờng xuyên có các công văn chỉ đạo các TCTD trên địa bàn chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt của ngƣời dân; rà soát, sửa đổi, bổ sung phƣơng án bảo vệ kho tiền, phƣơng án vận chuyển hàng đặc biệt cho phù hợp theo quy định; kiểm tra, rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống camera quan sát, hệ thống nút ấn báo động khẩn cấp tại nơi giao dịch tiền mặt với khách hàng và các vị trí cần thiết khác để đảm bảo quan sát, ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra.

Hàng năm NHNN tỉnh yêu cầu các NHTM đăng ký danh sách cán bộ để tập huấn kỹ năng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng cho các TCTD trên địa bàn.

NHNN thƣờng xuyên gửi các công văn cảnh báo các tổ chức tín dụng về rủi ro trong các hoạt động về tiền gửi nhƣ: cảnh báo về tiền giả, các hình thức lừa đảo đối với ngân hàng, các phƣơng thức rửa tiền... để các TCTD phòng tránh rủi ro trong hoạt động huy động vốn.

2.3.2.3. Tình hình triển khai và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn tiền gửi của các NHTM trên địa bàn

Hàng năm khi nhận đƣợc chỉ đạo của NHNN Trung ƣơng, NHNN Tỉnh Bình Định triển khai các thông tƣ, nghị định liên quan đến quy định an toàn tiền gửi cho các TCTD trên địa bàn. Tổ chức tập huấn, các buổi họp làm việc

với TCTD về việc triển khai thực hiện các quy định về huy động vốn,

Hàng tháng, NHNN tỉnh đều có báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng (toàn ngành và địa bàn) gửi Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ, Ban Dân vận, Ban Nội chính. Thƣờng xuyên cử cán bộ trực tiếp làm việc với các đơn vị phối hợp để nắm bắt, giải đáp kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Mời lãnh đạo các cơ quan phối hợp tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm. Ngoài ra, NHNN còn tổ chức các buổi làm việc với đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh để báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn và tham gia góp ý một số nội dung dự thảo Nghị quyết, Luật của Quốc hội; báo cáo NHNN Việt Nam kết quả làm việc.

NHNN tỉnh đã chú trọng đúng mức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo, đài địa phƣơng. NHNN tỉnh thƣờng xuyên tổ chức buổi gặp mặt, trao đổi thông tin giữa NHNN tỉnh với các cơ quan báo chí của tỉnh nhằm phối hợp, định hƣớng tuyên truyền một số nội dung trong điểm của ngành.

Cùng với việc phối hợp với đài PTTH và báo Bình Định đƣa tin Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm, Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và chƣơng trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; Các TCTD trên địa bàn đã phối hợp tốt với các cơ quan báo, đài địa phƣơng; tổ chức hội nghị khách hàng để cung cấp thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động ngân hàng, các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi, quy trình hồ sơ, thủ tục vay vốn, gửi tiền… để giúp các doanh nghiệp, ngƣời dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2020, ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Bình Định chấp hành nghiêm túc các quy định, chế độ về an toàn kho quỹ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Với chức năng quản lý nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định của NHNN về công tác an toàn kho quỹ

đến các TCTD trên địa bàn. Trong năm 2020, công tác thu, chi tiền mặt của hệ thống TCTD trên địa bàn đảm bảo an toàn tuyệt đối, đúng chế độ quy định, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vốn tiền mặt phục vụ cho nền kinh tế. Tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng trong năm 2020 đạt 213.365 tỷ đồng, tăng 30.1% so với năm 2017; tổng chi tiền mặt đạt 190.119 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm 2017. Cán bộ làm công tác kho quỹ tại các TCTD trên địa bàn đã phát hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng 512 món với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng; trong đó món trả tiền thừa cho khách hàng cao nhất là 700 triệu đồng. Các TCTD, KBNN trên địa bàn đã phát hiện và lập biên bản thu giữ 56 triệu đồng tiền giả.

Trong năm 2019, NHNN tỉnh thực hiện nghiêm túc, chế độ về an toàn kho quỹ; triển khai Thông tƣ 12/2017/TT-NHNN ngày 31/8/2017 “về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá” đến các TCTD trên địa bàn; chỉ đạo các NHTM trên địa bàn rà soát, chấn chỉnh và thực hiện nghiêm quy định về định mức tồn quỹ, chế độ quản lý kho tiền, chìa khóa dự phòng, thiết bị an toàn kho tiền; thực hiện mở, ghi chép các loại sổ sách theo đúng quy định, tuyển chọn tiền qua lƣu thông, cơ cấu đủ các loại mệnh giá cho lƣu thông...

Trong năm 2020, NHNN tỉnh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt của ngƣời dân; rà soát, sửa đổi, bổ sung phƣơng án bảo vệ kho tiền, phƣơng án vận chuyển hàng đặc biệt cho phù hợp theo quy định; kiểm tra, rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống camera quan sát, hệ thống nút ấn báo động khẩn cấp tại nơi giao dịch tiền mặt với khách hàng và các vị trí cần thiết khác để đảm bảo quan sát, ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra. Tháng 11/2018, NHNN tỉnh đã tập huấn kỹ năng đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng cho các TCTD trên địa bàn. Trong năm, NHNN tỉnh đã kiểm tra đột xuất 05 TCTD, qua kiểm tra, một số

tồn tại đƣợc phát hiện: các loại sổ sách liên quan đến công tác kho quỹ chƣa ghi chép đầy đủ, đúng quy định; chƣa niêm yết công khai quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lƣu thông tại nơi giao dịch; chƣa niêm phong bổ sung mã khóa dự phòng khi thay đổi thành viên Ban quản lý kho tiền; còn để vƣợt định mức tồn quỹ cuối ngày....

2.3.3. Đảm bảo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh

Triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; Quyết định số 3125/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về tăng cƣờng cải thiện môi trƣờng kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bình Định đã thực hiện những hoạt động nhƣ sau:

2.3.3.1 Thực hiện cung cấp thông tin quản lý cũng như hỗ trợ thủ tục thực hiện cho các ngân hàng thương mại trong huy động vốn

Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Bình Định cũng đã thực hiện cải cách hành chính (CCHC); duy trì, cải tiến việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 góp phần thúc đẩy CCHC nội bộ và nâng cao hiệu quả công tác CCHC của Chi nhánh, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Chi nhành cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính; hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ, đổi mới tác phong, phong cách phục vụ, cải tiến hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách… tạo thuận lợi cho ngƣời dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng tốt hơn. NHNN thƣờng xuyên có các văn bản cập nhật tình hình nguồn vốn huy động, hay cảnh báo tiền giả,

hay những sự kiện hay diễn biến xấu trong hoạt động tín dụng… hay các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các điều chỉnh của NHNN với huy động vốn…để các NHTM tổ chức thực hiện hay tham khảo phục vụ kinh doanh.

Những thay đổi tích cực này đã cải thiện cung cấp thông tin quản lý cũng nhƣ hỗ trợ thủ tục thực hiện cho các ngân hàng thƣơng mại. Theo đánh giá sau khi khảo sát của NHNN tỉnh Bình Định cho thấy thời gian các văn bản quản lý liên quan tới huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại đã giảm, từ 2 ngày đã giảm xuống còn 0.8 ngày. Thời gian giải quyết các yêu cầu của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn hiện chỉ còn 5 ngày (trƣớc đây là 7-9 ngày). Thời gian phản hồi ý kiến của các NHTM với NHNN chi nhánh tỉnh Bình Định đƣợc rút ngắn đáng kể. Những ý kiến trong phạm vi quyền hạn và chức năng của chi nhánh thì chỉ trong 2-3 ngày và những ý kiến cần phải thông qua NHNN thì chi nhánh làm việc để thời gian sớm nhất.

2.3.3.2. Thu thập thông tin và phân tích ý kiến của các ngân hàng thương mại về điều kiện và môi trường kinh doanh trên địa bàn

Thu thập thông tin về điều kiện và môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn có hai kênh chính: (i) Khảo sát ý kiến của các ngân hàng thƣơng mại (ii) Khảo sát ý kiến các chuyên gia và nhà quản lý nhà nƣớc địa phƣơng. Nội dung khảo sát gồm: điều kiện kinh doanh và môi trƣờng kinh doanh.

Trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bình Định tổ chức phân tích để rút ra những mặt mạnh và yếu kém để cải thiện.

Năm 2018, kết quả khảo sát cho thấy các ngân hàng thƣơng mại đã đánh giá những khó khăn liên quan tới hệ thống kênh thông tin giữa NHNN và các NHTM chƣa thực sự thông suốt. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh đã tổ chức họp và có điều chỉnh để mọi thông tin đƣợc xử lý nhanh nhất.

Hay ý kiến liên quan tới công tác thanh tra; thông thƣờng NHNN chi nhánh tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các TCTD và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch thanh tra. Thanh tra bao gồm định kỳ và đột

xuất. Tuy nhiên, tần suất vẫn còn khá dày trong 1 năm gây khó khăn cho các NHTM. Chằng hạn việc kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định lãi suất ngắn hạn. Sau đó, NHNN chi nhánh Bình Định đã có những điều chỉnh để hạn chế việc gây khó khăn cho các ngân hàng thƣơng mại.

2.3.4. Công tác quản lý về phòng, chống rửa tiền

2.3.4.1. Việc triển khai các quy định về phòng, chống rửa tiền qua huy động vốn của NHNN với các NHTM trên địa bàn

NHNN tỉnh Bình Định thƣờng xuyên gửi các công văn yêu cầu các TCTD tuân thủ các quy định phòng chống rửa tiền qua ngân hàng. Đặc biệt nghiêm túc thực hiện Thông tƣ số 20/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hƣớng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền. Đồng thời cảnh báo các giao dịch đáng ngờ, các cá nhân có dấu hiệu vi phạm và các hình thức rửa tiền qua ngân hàng.

Hiện tại tất cả các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định đều có các quy định nội bộ về việc phòng chống rửa tiền, phân công quyền hạn, trách nhiệm cho các bộ phận, các cá nhân tham gia, xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo và đào tạo nhân viên liên quan đến phòng chống rửa tiền.

2.3.4.2. Tình hình thực hiện các quy định về phòng chống rửa tiền qua huy động vốn của các NHTM trên địa bàn

Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh đã có văn bản chỉ đạo số 273/BIDI- KTTT, ngày 13/4/2018 về việc “tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán” với một số nhiệm vụ cụ thể cho các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:

- Rà soát đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản tiết kiệm, có biện pháp kiểm tra, giám sát, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục, xử lý theo đúng quy định đối với các trƣờng hợp phát hiện mạo danh, sử dụng giấy tờ giả khi mở và sử dụng tài khoản tiết kiệm.

- Kiểm tra, rà soát việc hợp tác, kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo đúng quy định của pháp luật về trung gian thanh toán; chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các tổ chức đƣợc NHNN cấp phép.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền: + Kiểm tra, rà soát, nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng theo đúng quy định của pháp luật để phát hiện, xử lý các trƣờng hợp mạo danh, sử dụng giấy tờ giả để mở và sử dụng tài khoản thanh toán tiết kiệm.

+ Kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng (tƣ cách pháp nhân, hàng hóa, dịch vụ cung ứng…) đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; rà soát các tiêu chí lựa chọn, ký kết hợp đồng đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán và đánh giá phân loại theo mức độ rủi ro, cân nhắc hạn mức thanh toán tƣơng ứng.

- Kiểm tra, rà soát giao dịch thanh toán của các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để phát hiện các giao dịch đáng ngờ, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với thu nhập và hoạt động kinh doanh của đơn vị, xem xét chứng từ, cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch đáng ngờ để xác định mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan tới các tổ chức, cá nhân có trong danh sách cảnh báo của các cơ quan chức năng, có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán cho các hoạt động phạm pháp, rửa tiền, xem xét việc chấm dứt hợp đồng đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh

toán thông qua dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán có hoạt động vi phạm pháp luật và thông báo, chia sẻ thông tin với hiệp hội Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)