Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nội dung khảo sát

Đề tài luận văn tập trung khảo sát các nội dung nhƣ sau:

Thứ nhất, tổ chức khảo sát, đánh gia thực trạng hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho đội ngũ ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. - Thực trạng về các mục tiêu hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non

- Thực trạng về nội dung bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non

- Thực trạng về phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non

- Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non

- Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non

Thứ hai, tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Gồm những nội dung sau:

- Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

- Thực trạng tổ chức lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

- Thực trạng chỉ đạo hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

- Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.1.3. Đối tượng khách thể khảo sát

Đối tƣợng khảo sát là CBQL và GVMN. Cụ thể là 15 CBQL và 91 GVMN (Tổng cộng 106 phiếu) đang tham gia công tác tại 07 trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định:Trƣờng mẫu giáo Canh Vinh, trƣờng mầm non thị trấn Vân Canh, trƣờng mẫu giáo Canh Hiển, trƣờng mẫu giáo Canh Hiệp, trƣờng mẫu giáo Canh Thuận, trƣờng mẫu giáo Canh Hòa, trƣờng mẫu giáo Canh Liên.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phƣơng pháp khảo sát chủ yếu bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng và quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.

đối tƣợng là CBQLvà giáo viên các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định nhằm bổ sung thêm kết quả thu đƣợc từ việc điều tra.

- Sau khi thu lại phiếu khảo sát tiến hành thống kê và xử lý các số liệu thu đƣợc, tiến hành phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Mức đánh giá các phiếu khảo sát theo thang điểm bậc 5 + Mức 1= 5 điểm: Tốt/ Rất cần thiết/ Rất thƣờng xuyên + Mức 2= 4 điểm: Khá/ Cần thiết/ Thƣờng xuyên

+ Mức 3= 3 điểm: Trung bình/ Tƣơng đối cần thiết/ Tƣơng đối thƣờng xuyên

+ Mức 4= 2 điểm: Yếu/ ít cần thiết/ ít thƣờng xuyên

+ Mức 5= 1 điểm: Kém/ Không cần thiết/ Không thƣờng xuyên - Đồng thời đƣa ra quy ƣớc thang điểm nhƣ sau:

+ Từ 4,2 đến 5: Tốt/ Rất cần thiết/ Rất thƣờng xuyên + Từ 3,4 đến 4,2: Khá/ Cần thiết/ Thƣờng xuyên

+ Từ 2,6 đến 3,4: Trung bình/ Tƣơng đối cần thiết/ Tƣơng đối thƣờng xuyên

+ Từ 1,8 đến 2,6: Yếu/ ít cần thiết/ ít thƣờng xuyên

+ Từ 1 đến 1,8: Kém/ Không cần thiết/ Không thƣờng xuyên + Tỉ lệ % + Trung bình cộng: 1 1 2 2 ... n n n x n x n x X N     Trong đó: N = n1+ n2 +…+nn x: điểm số của các mức độ n: số lƣợng phiếu chọn ở mỗi mức độ

2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía tây nam của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 6 xã: Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Hiệp, Canh Liên và 01 thị trấn Vân Canh.

Với diện tích đất tự nhiên năm 2020 là 804,2 km2, dân số 25.563 ngƣời. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 39,8% so với dân số toàn huyện. Thành phần dân tộc thiểu số chủ yếu là: Chăm, Ba Na và một số dân tộc khác nhƣ: Mƣờng, Thái, Nùng, Coho, Ê đê, Sán dìu, Nguồn, Tày và đƣợc đánh giá là khu vực điển hình cho hiện tƣợng cƣ trú hỗn hợp giữa các dân tộc ở Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó, giúp cho huyện trở thành điểm du lịch cho những du khách muốn tìm hiểu về cấu trúc làng, kiến trúc nhà sàn, nhà rông, các đặc điểm văn hóa vật thể và phi vật thể các tộc ngƣời.

2.2.1.1. Về phát triển kinh tế

Theo số liệu cuối năm 2020 so với cùng kỳ 2019. Tổng giá trị sản xuất trong huyện (giá so sánh năm 2010) tăng 20,09%; tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tăng 4,6%; tỷ trọng sản xuất các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tƣơng ứng là 58,7% - 36,6% - 7,7%.

Trong 3 tháng đầu năm 2021. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ƣớc đạt 267,7 tỷ đồng tăng 121.07% so với cùng kỳ, đạt 26,49% so với kế hoạch; tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng - tiểu thủ công nghiệp ƣớc đạt 159,2 tỷ đồng, tăng 126,35% so với cùng kỳ, đạt 26,01% so với kế hoạch; tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ ƣớc đạt 35 tỷ đồng, tăng 115,7% so với cùng kỳ, đạt 25,36% so với kế hoạch; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ƣớc đạt 108,3 tỷ đồng, tăng 123,63% so với cùng kỳ, đạt 24,32 so với kế

hoạch; tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn ƣớc đạt 50,7 tỷ đồng, tăng 112,67% so với cùng kỳ, đạt 14,49% so với kế hoạch.

- Về nông nghiệp: Năm 2020 giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 17,1%; diện tích gieo trồng lúa đạt 1.496,4 ha (đạt 99,3% so với kế hoạch); năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha.

- Về công nghiệp, xây dựng: Tập trung phối hợp đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Becamex VSIP Bình Định. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng - tiệu thủ công nghiệp năm 2020 tăng 28% so với cùng kỳ. - Về thƣơng mại, dịch vụ, tài chính, ngân sách: Thƣơng mại, dịch vụ gặp khó khắn do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện năm 2020 đạt 86.317,761 triệu đồng, đạt 141,27% so với dự toán tỉnh giao, đạt 123,31% so với Nghị quyết HĐND huyện.

2.2.1.2. Về văn hóa – xã hội

Các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thanh tiếp tục phát huy vai trò định hƣớng tƣ tƣởng và dƣ luận xã hội. Tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nƣớc, tỉnh, huyện.

Công tác phòng, chống các loại dịch bệnh đƣợc đẩy mạnh, nhất là triển khai nghiêm túc có hiệu quả các quy định phòng chống dịch Covid - 19. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% dân số toàn huyện.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục

2.2.2.1. Về quy mô giáo dục

Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Vân Canh đã có bƣớc phát triển tích cực. Mạng lƣới trƣờng, lớp và các cơ sở giáo dục từng bƣớc hoàn thiện, có đủ cấp học từ mầm non đến phổ thông: Huyện Vân Canh có 07 trƣờng mầm non, 07 trƣờng Tiểu học, 05 trƣờng Trung học cơ sở.

trên 90% số phòng học đƣợc xây dựng kiên cố. Hiện nay, tất cả các đơn vị trƣờng tiểu học và trung học cơ sở đều có nhà hiệu bộ phục vụ công tác quản lý; có đủ phòng chức năng, phòng học; đảm bảo 1 lớp/phòng học để triển khai dạy 2 buổi/ngày; 02/07 trƣờng mầm non có nhà hiệu bộ. Các trƣờng tổ chức dạy học theo mô hình bán trú hầu hết đã có bếp ăn để phục vụ nấu ăn cho học sinh. Đến nay, tất cả các đơn vị trực thuộc đều có nƣớc sử dụng đảm bảo hợp vệ sinh đúng quy định, hệ thống công trình vệ sinh tƣơng đối đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.

2.2.2.2. Về chất lượng giáo dục và đào tạo

- Về chất lƣợng giáo dục:

Phòng chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục “Học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”; quán triệt nghiêm túc học tập Nghị quyết, chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của ngành. Trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, toàn ngành phấn đấu đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ: Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ngày càng tăng, nhất là trẻ em 5 tuổi; chất lƣợng dạy học ở tất cả các cấp đƣợc giữ vững; học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học 100% và tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ cao trên 90%..

Cấp học mầm non có 07 trƣờng. Có 01 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Số lƣợng học sinh năm học 2020-2021 là 1.621 trẻ. GDMN triển khai hiệu quả tích hợp nội dung học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Công văn 894/BGDĐT-GDMN ngày 09/3/2018 của Bộ GD&ĐT và nội dung tập huấn hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT Bình Định.

Thực hiện Thông tƣ liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trƣờng học. Đảm bảo 100% trẻ đƣợc kiểm

tra sức khỏe, đánh giá bằng biểu đồ tăng trƣởng của Tổ chức Y tế Thế giới. Thực hiện chƣơng trình GDMN theoThông tƣ 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về Sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chƣơng trình GDMN.

Thực hiện Chƣơng trình thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018-2025; Công văn số 1689/SGDĐT- GDMN ngày 06/9/2018 của Sở DG&ĐT Bình Định về Hƣớng dẫn cho trẻ làm quen tiếng anh. Trong năm học 2020-2021 huyện Vân Canh có 2 trƣờng tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh (Trƣờng mẫu giáo Canh Vinh và trƣờng MN Thị trấn Vân Canh) với tổng số trẻ tham gia 204 trẻ. Trẻ đƣợc làm quen tiếng Anh thông qua những chủ đề gần gũi, phù hợp với chƣơng trình GDMN.

2.2.2.3. Số lượng, trình độ, cơ cấu đội ngũ CBQL và GVMN

Bảng 2.1: Trình độ của CBQL các trƣờng mầm non huyệnVân Canh

Tổng số CBQL

Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 15 15 15

Đội ngũ CBQL đáp ứng đƣợc các yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 100% CBQL đạt trên chuẩn, tất cả đều có trung cấp lý luận chính trị và đã qua bồi dƣỡng quản lý giáo dục.

Phần lớn CBQL các trƣờng mầm non huyện Vân Canh trẻ trung, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý trong các trƣờng mầm non, góp phần nâng cao chât lƣợng GDMN của huyện Vân Canh.

Bảng 2.2: Trình độ của giáo viên các trƣờng mầm non huyệnVân Canh

Tổng số giáo viên Trình độ chuyên môn

Đại học Cao đẳng Trung cấp

91 75 6 10

- Về phẩm chất: Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, yêu nghề, có trách nhiệm trong công việc đƣợc giao. Mạnh dạn, đấu tranh trong đấu tranh phê bình và tự phê bình. Có tinh thần tập thể giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.

- Về năng lực: Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn 81/91 đạt tỷ lệ 89% (10 giáo viên có trình độ trung cấp là đang theo học lớp Đại học mầm non). Trong những năm qua đội ngũ GVMN đã có nhiều cố gắng nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên một số bộ phận giáo viên cao tuổi còn chậm, còn ngại đổi mới phƣơng pháp, trình độ tin học còn hạn chế. Một số ít giáo viên trẻ còn chƣa có kinh nghiệm trong giảng dạy, song có ý thức học tập vƣơn lên trong công tác.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục mầm non Huyện Vân Canh đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lƣợng và chất lƣợng.

2.3.1. Thực trạng về các mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non

Bồi dƣỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên mầm non có ý nghĩa đối với sự phát triển của nhà trƣờng, do đó nhà trƣờng thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bồi dƣỡng NLSP cho GVMN. Với mục tiêu nâng cao chất lƣợng năng lực sƣ phạm cho giáo viên, hiệu trƣởng phải quán triệt đến từng giáo viên về mục tiêu của bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên mầm non. Xem việc

bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên mầm non là việc làm cần thiết, yêu cầu giáo viên phải nắm bắt đƣợc mục tiêu của bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non. Nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN, nâng cao trình độ GVMN.

Để tìm hiểu thực trạng về các mục tiêu bồi dƣỡng bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 15 CBQL và 91 GVMN (dẫn theo câu hỏi số 1 phần phụ lục). Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 2.3 nhƣ sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của CBQL và giáo viên về mục tiêu hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho GVMN Các mục tiêu bồi dƣỡng NLSP cho GVMN Mức độ Không cần thiết Ít cần thiết Tƣơng đối cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % 1 0 0,0 2 1,9 46 43,4 34 32,1 24 22,6 3,75 2 0 0,0 0 0,0 51 48,1 37 34,9 18 17 3,69 3 0 0,0 0 0,0 56 52,8 25 23,6 25 23,6 3,70 4 0 0,0 0 0,0 28 26,4 22 20,8 56 52,8 4,26 5 0 0,0 0 0,0 47 44,3 50 47,2 9 8,5 3,64 6 0 0,0 0 0,0 48 45,3 50 47,2 8 7,5 3,62 Ghi chú:

1. Bồi dưỡng NLSP cho giáo viên mầm non là cần thiết và thường xuyên 2. Nắm được mục tiêu của bồi dưỡng NLSP cho giáo viên mầm non 3. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GVMN, nâng cao trình độ giáo viên

4. Bồi dưỡng NLSP cho giáo viên có ý nghĩa đối với sự phát triển của nhà trường 5. Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng NLSP cho giáo viên

Kết quả bảng 2.3 cho thấy nhận thức của CBQL và giáo viên đánh giá “Bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên có ý nghĩa đối với sự phát triển của nhà trƣờng” ở mức rất cần thiết cao nhất tỷ lệ 52,8%.

CBQL và giáo viên đánh giá nội dung “Đánh giá thực hiện mục tiêu NLSP cho giáo viên cuối mỗi năm học” ở mức rất cần thiết thấp nhất tỷ lệ 7,5%. Trong các nội dung chỉ có “Bồi dƣỡng NLSP cho GVMN là cần thiết và thƣờng xuyên” có 1,9% lựa chọn là ít cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)