Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng NLSP cho GVMN của các trƣờng chƣa thực hiện đúng theo quy trình, khoa học, chƣa tiến hành khảo sát nhu cầu học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ NLSP của đối tƣợng; chƣa có kế

hoạch dài hạn, ngắn hạn với từng đối tƣợng.

Phƣơng pháp dạy của một số giảng viên còn hạn chế, chƣa chịu đổi mới, mang tính chất “trả bài”, còn nặng về lý thuyết, chƣa chú ý đến các năng lực phát triển chuyên môn cũng nhƣ chƣa khai thác đƣợc kinh nghiệm vốn có trong quá trình bồi dƣỡng.

Việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dƣỡng còn hạn chế. Nhiều giáo viên gần về hƣu nên ít tham gia bồi dƣỡng. Giáo viên tham gia bồi dƣỡng chỉ nhằm vào việc bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, ít thời gian dành cho học viên tự nghiên cứu, thảo luận.

Giáo viên chƣa có tinh thần tự học tự rèn để nâng cao trình độ. Số giáo viên mới ra trƣờng có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn nhƣng kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ còn hạn chế

Công tác kiểm tra ít, mới chỉ dừng ở kiểm tra nhận thức chứ chƣa có kiểm tra, đánh giá đƣợc kỹ năng thực hành, chƣa đổi mới trong đánh giá, chƣa có tiêu chuẩn cụ thể để đo mức độ đạt đƣợc của học viên.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2 này chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy đa số giáo viên chọn 4 năng lực sƣ phạm bồi dƣỡng. Trong đó nội giáo viên chọn nội dung những năng lực liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ xã hội nhiều hơn những năng lực liên quan đến xây dựng môi trƣờng và năng lực bổ trợ. Giáo viên đã ƣu tiên bồi dƣỡng những năng lực mà họ đã thành thục hơn là những năng lực mà họ còn yếu kém, coi trọng những năng lực liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn các năng lực khác. Vì vậy dù giáo viên đã giỏi năng lực này nhƣng vẫn có nhu cầu bồi dƣỡng cập nhật kiến thức mới, phƣơng pháp mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dƣỡng NLSP cho đội ngũ GVMN cho thấy: Lãnh đạo nhà trƣờng đã thực hiện hoạt động bồi dƣỡng đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Các nội dung bồi dƣỡng đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Lãnh đạo nhà trƣờng đã thực hiện hầu hết các nội dung quản lý ở mức khá cho thấy tính hiệu quả trong công tác lãnh đạo và sự quan tâm đúng. Tuy nhiên nhà trƣờng cũng chƣa thể hiện rõ trọng tâm bồi dƣỡng giáo viên. Điều này dẫn đến sƣ yếu kém của nhà trƣờng trong công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng, việc nâng cao nhận thức của giáo viên, khuyến khích giáo viên tự bồi dƣỡng cũng chƣa đƣợc đẩy mạnh.

Đó là căn cứ thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định phù hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng GDMN của địa phƣơng trong những năm tiếp theo.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC SƢ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở

CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)