Tổ chức bồi dưỡng năng lực để GVCNL thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 81 - 86)

b) Về mức độ thực hiện các công việc GD học sinh

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực để GVCNL thực hiện nhiệm vụ

3.2.3.1. Mục đích

Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng CNL cho GVCN nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, trách nhiệm, năng lực; củng cố kiến thức, kỹ năng cần thiết về công tác CNL; ứng dụng CNTT trong dạy học, trong việc QL học sinh, QL hồ sơ chủ nhiệm; tổ chức các hoạt động GD, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV về vai trò của GVCNL

GVCNL thực hiện chức năng rất quan trọng là GD học sinh lớp mình, giúp các em hoàn thiện nhân cách nhằm thực hiện tốt mục tiêu GD. Để làm được điều đó, vai trị của GVCN hết sức quan trọng, nhân cách của người GV

nói chung và người GVCNL nói riêng chính là một phương tiện GD hữu hiệu nhất đối với HS. Công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV về vai trò của GVCNL, giúp GV nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN. Để đáp ứng yêu cầu đó, HT cần phải:

- Tổ chức cho GV nghiên cứu các văn bản: Luật GD, Điều lệ trường THCS, các tài liệu về công tác CNL; GVCN đối chiếu thông tin thu thập được với quá trình thực hiện nhiệm vụ CNL của mình.

- Giới thiệu một số gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong cơng tác CNL; so sánh chất lượng GD lớp của GVCN có nhiều kinh nghiệm với chất lượng lớp của GVCN trẻ ít kinh nghiệm.

Tập huấn quy trình xây dựng kế hoạch cơng tác CNL xun suốt năm học

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm. Bồi dưỡng kỹ năng, quy trình xây dựng kế hoạch, cơng tác CNL nhằm trang bị cho GV kỹ năng xây dựng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Để làm được điều đó, HT cần thực hiện quy trình sau:

- Hướng dẫn GV khảo sát đối tượng HS lớp mình chủ nhiệm để hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý HS; tình hình chất lượng HS, sở thích, nhu cầu, thói quen,...

- Căn cứ mục tiêu của nhà trường, chỉ đạo và hướng dẫn GVCN xác định mục tiêu xuyên suốt năm học, chia nhỏ mục tiêu thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể phù hợp với tập thể, với nhóm đối tượng HS để xây dựng kế hoạch cho phù hợp…

- Khuyến khích, động viên GVCN dự kiến các biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra; xác định các điều kiện đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch, dự kiến giao từng phần nội dung cho nhóm, tổ HS thực hiện.

- Khuyến khích, GVCN xin ý kiến chuyên gia, đôi ngũ tổ trưởng chuyên môn, GVCN giỏi; xây dựng một số kế hoạch mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm để GV học tập, rút kinh nghiệm; Đưa ra tiêu chí để thực hiện, triển khai đến tất cả GV.

Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn giúp HS tháo gỡ khó khăn

Bồi dưỡng cho GV kỹ năng tư vấn hoặc tham vấn tâm lý HS, giúp phòng, ngừa hỗ trợ, can thiệp (khi cần thiết) đối với HS đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng mơi trường GD an tồn, lành mạnh, thân thiện và phịng, chống bạo lực học đường; hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hồn thiện nhân cách. Để làm được điều này HT cần:

- Yêu cầu Phó HT, các TTCM bồi dưỡng khả năng phân tích tình huống, diễn biến tâm lý, đặc điểm của từng HS. Để có khả năng này địi GV phải trau dồi kinh nghiệm sống, có vốn kiến thức về tâm lý lứa tuổi, … Từ đó GV đưa ra những lời khuyên hợp lý cho HS.

- Động viên GVCN, GV bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lý cho HS và tổ chức hoạt động ngoại khóa hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy học tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho HS trong các mơn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động GD ngồi giờ lên lớp; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho HS.

- Giao nhiệm vụ cho tổ văn phòng, và các bộ phận liên quan kết hợp với GVCN thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với CMHS về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho HSl; tư

vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phịng tư vấn; tư vấn trực tiếp qua trang thông tin điện tử của nhà trường, mạng XH, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác; phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho HS.

Bồi dưỡng GV phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp cuối tuần hiệu quả

Bồi dưỡng GV phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt tốt, giúp GVCN có kỹ năng tốt trong việc điều hành tổ chức giờ sinh hoạt một cách hiệu quả với mục đích cuối cùng là thơng qua các giờ sinh hoạt lớp, các em HS có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét lẫn nhau một cách thẳng thắn, tích cực. Các HS trong lớp được liên kết lại với nhau, GV gắn bó với HS trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực tế hàng ngày ở nhà, ở trường và ở lớp học. HS được mở rộng các mối quan hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng tiêu cực trong đời sống tập thể hằng ngày của lớp học. Muốn làm tốt công việc này, HT cần hướng dẫn GV thực hiện các quy trình sau:

- Trên cơ sở kế hoạch công tác chủ nhiệm trong tuần đã xây dựng và mục tiêu cần đạt, yêu cầu GVCN giúp HS tự kiểm điểm; đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân, tập thể lớp trong tuần;nêu nhân đạt được và những hạn chế khuyết điểm cần khắc phục, hướng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; GV tun dương cá nhân có thành tích nổi bật và phê bình những cá nhân chưa thực hiện tốt.

- Chỉ đạo GVCN, GVBM và Đồn TNCS, Đội TNTP Hồ Chí Minh tạo cơ hội, khích lệ những HS vi phạm nội quy nhà trường, của lớp để khắc phục nhược điểm trong tuần tới, tránh nêu khuyết điểm cụ thể của từng HS nhằm tránh gây căng thẳng cho HS.

hoạch tuần học tiếp theo, sao cho đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó có nêu cụ thể các biện pháp thực hiện kế hoạch.

- Giờ sinh hoạt lớp là cơ hội tốt nhất đề HS bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình: là cơ hội tốt để GVCNL tiếp cận, tác động đến từng đối tượng HS, đem lại hiệu quả GD ngày càng cao.

Bồi dưỡng cho GV phương pháp giá trị sống, kỹ năng sống cho HS Trong XH hiện đại dễ nảy sinh các tình huống thách thức, nguy cơ rủi ro, mong muốn thành cơng và hạnh phúc. Vì vậy lứa tuổi HS THCS rất cần được trang bị kỹ năng sống cho HS giúp GV nắm được phương pháp GD giá trị sống, kỹ năng sống, từ đó phát huy hiệu quả tiềm năng tích cực của mỗi học sinh. Muốn làm tốt điều này, hiệu trưởng cần thực hiện quy trình sau:

- Giao nhiệm vụ cho Đồn TNCS, Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức cho GV tìm hiểu các giá trị truyền thống như: tinh thần yêu nước,yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm; giá trị sống của nhân loại: hịa bình, hợp tác, hạnh phúc, u thương, khoan dung, khiêm tốn trách nhiệm, trung thực.

- Phân cơng Phó hiệu trưởng chun mơn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong giáo dục kỹ năng sống: hiểu bản chất kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; kỹ năng sống và kỹ năng xã hội.

- Yêu cầu Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, Đoàn TNCS và Đội TNTP hướng dẫn giáo viên biết phân loại kỹ năng sống theo mục tiêu, bao gồm nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến trái tim (Kỹ năng quan hệ: giao tiếp, hợp tác, giải quyết xung đột, chấp nhận sự khác biệt; Kỹ năng quan tâm: quan tâm đến người khác, chia sẻ, đồng cảm, ni dưỡng quan hệ); Nhóm kỹ năng tác động đến “cái đầu” (kỹ năng tư duy, kỹ năng quản lý); Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “sức khỏe” bao gồm: kỹ năng sinh tồn, kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân; nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động

đến” đôi tay”.

- Hướng dẫn giáo viên tìm hiểu mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống, giáo viên cần nắm được giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống; Kỹ năng sống là cơng cụ hình thành và thể hiện giá trị sống; định hướng cho giáo viên phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò của kế hoạch đối với cơng tác chủ nhiệm; có đội ngũ GVCN giỏi nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, hết lịng vì học sinh; cung cấp dữ liệu, các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)