Kiểm định mô hình hồi quy Cường độ mối quan hệ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh bình định (Trang 82 - 84)

Bảng 4.21. Bảng tóm tắt mô hình Cường độ mối quan hệ

Mô hình R R2 R 2 hiệu chỉnh Sai lệch chuẩn ước tính Hệ số Durbin -Watson 1 0,855a 0,730 0,726 0,43810 1,876

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Adjusted R Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ bảng trên, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,726. Nghĩa là 72,6% biến thiên của biến phụ thuộc cường độ mối quan hệ được giải thích bởi các nhân tố độc lập.

Giá trị Durbin-Watson dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất

với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Ta thấy giá trị Durbin-Watson của mô hình đạt 1,876, nằm trong khoảng từ 1 đến 3, như vậy, không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.

Bảng 4.22. Bảng kết quả hồi quy mô hình Cường độ mối quan hệ

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa

t Sig Đa cộng tuyến

B Beta Tolerance VIF

(Constant) -0,243 -1,576 0,116 LAISUAT 0,141 0,158 4,950 0,000 0,728 1,373 TINTUONG 0,400 0,433 11,935 0,000 0,561 1,784 DAPUNG 0,124 0,113 3,857 0,000 0,861 1,161 HOTRO 0,277 0,285 8,828 0,000 0,709 1,410 CHAMSOC 0,126 0,147 4,279 0,000 0,623 1,604 CONGCHUNG 0,041 0,049 1,749 0,081 0,947 1,056

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Nhìn vào bảng trên, ta thấy giá trị ở cột Sig. đối với các biến độc lập: (1) Lãi suất và các loại phí; (2) Sự tin tưởng của khách hàng; (3) Đáp ứng nhu cầu khách hàng (4) Dịch vụ hỗ trợ khách hàng; (5) Các chương trình chăm sóc khách hàng đều tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc với độ tin cậy 95% do giá trị Sig. < 0,05. Riêng biến Quan hệ công chúng không cho thấy ảnh hưởng đến Cường độ mối quan hệ do giá trị Sig = 0,08 > 0,05.

Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập đều có hệ số phóng đại phương sai VIF đều bé hơn 2, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.23. Bảng phân tích ANOVA mô hình Cường độ mối quan hệ

Mô hình Biến

thiên Df

Trung bình

biến thiên F Sig

1

Hồi quy 189,652 6 31,609 164,687 ,000b

Phần dư 70,055 365 0,192

Tổng 259,708 371

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Mục đích của kiểm định F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không. Nhìn vào Bảng trên, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình, giá trị F=164,687 với Sig.=0,000 < 0,05. Chứng tỏ R2 của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.

Như vậy, yếu tố “Sự tin tưởng của khách hàng” (β=0,433) có ảnh hưởng lớn nhất đến cường độ mỗi quan hệ của khách hàng và nhân viên Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Bình Định ; tiếp theo là các biến “Dịch vụ hỗ trợ khách hàng” (β =0,285); “Lãi suất và các loại phí” (β=0,158); “Các chương trình chăm sóc khách hàng” (β =0,147); “Đáp ứng nhu cầu khách hàng” (β =0,113) có ảnh hưởng thấp nhất.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp phương đông chi nhánh bình định (Trang 82 - 84)